Hôm nay,  

Tường Thuật Về Chuyến Viếng Thăm Ấn Độ 2017

05/07/201808:40:00(Xem: 4888)

Tường Thuật Về Chuyến Viếng Thăm Ấn Độ 2017
 
Zangpo Project – Viet Nalanda FoundationC:\Users\SS\Documents\$DHARMA\^^^ VIET NALANDA FOUNDATION\^^^ ZANGPO PROJECT\PHOTOS\IMG-6a998e29d658c1128d4252dd292aefc0-V.jpg


Hoa Kỳ, ngày 7 tháng 11, 2017 blank

Kính gửi quý đạo hữu và quý mạnh thường quân thân mến,

Vào hai tháng 9 và 10, 2017  vừa qua, chúng tôi gồm 3 thành viên và 1 cựu thành viên trong Ban Liên Lạc Zangpo Project, đã có duyên lành qua đến Ấn Độ, và đầu tiên là đã ghé đến Dharamsala, trú xứ của đức Đạt Lai Lạt Ma. Dharamsala cũng là nơi tu học của rất nhiều quý Thầy, Cô và học viên người Việt do Viet Nalanda Foundation/Zangpo Project bảo trợ trong những năm qua.

Nhân đó, chúng tôi đã tổ chức một buổi họp mặt đơn sơ, thân mật tại Dharamsala vào đầu tháng 10 để quý Thầy, Cô và các thành viên Zangpo Project có dịp gặp gỡ, trò chuyện cùng nhau. Trong buổi này, còn có thêm sự tham dự của Sư Cô Nhật Hạnh, là vị cố vấn của Zangpo Project và thông dịch viên Tạng-Việt của đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như của Thầy Hiệu trưởng Passang Tsering từ trường Sarah College cùng một vài giáo viên người Tạng khác.

blankC:\Users\SS\Documents\$DHARMA\^^^ VIET NALANDA FOUNDATION\^^^ ZANGPO PROJECT\PHOTOS\IMG-eba6470123af7c65f9df1a24bbfb9905-V.jpgblank


Sau buổi họp mặt, một số vị cho biết cảm tưởng rất ấm cúng như sum họp với những người thân, rất vui khi được biết đầy đủ tất cả thành viên trong nhóm và cũng là lần đầu gặp mặt một số chị em trong Ban Liên Lạc từ xa đến. Nguyện mong sự tương trợ và tình cảm tốt lành giữa mọi người sẽ tiếp tục nảy nở… ☺ blankblankblank

Ngoài ra cá nhân một thành viên trong Ban Liên Lạc cũng đã có dịp tham dự một số lớp đàm thoại tại trường Esukhia trong khoảng mươi ngày tại Dharamsala, cũng như được có dịp quan sát một số sinh hoạt học tập của quý Sư Cô và học viên trong các buổi tụng kinh và tranh biện hằng ngày tại khuôn viên của tự viện của đức Đạt Lai Lạt Ma. Chúng tôi cũng có thêm duyên lành được Sư Cô Pháp Đăng đưa đến ni viện Drolma Ling để tham dự cuộc đại biện kinh bao gồm tất cả các ni viện dòng Gelug tại Ấn Độ và Nepal.blank


C:\Users\SS\Documents\$DHARMA\^^^ VIET NALANDA FOUNDATION\^^^ ZANGPO PROJECT\PHOTOS\IMG-8af941b52eb0eeee0bb520cbce5799df-V CROP.jpgblankblank

Thật là một niềm hoan hỷ to lớn khi được dịp chứng kiến sự thành công của quý Sư Cô và học viên người Việt trong các buổi học tập tranh biện bằng tiếng Tạng hằng ngày cùng với quý tăng ni người Tạng và người nước ngoài. Nghe quý Cô Vạn Thảo, Đạo Tịnh, Truyền Phương, Pháp Quang và em Thu Hiền luận giải và biện kinh thật hùng hồn và lưu loát bằng tiếng Tạng giúp cho chúng tôi hiểu được rằng không có thành quả nào mà không đến từ những tinh tấn, nỗ lực nghiêm túc, lớn lao. Điều này đem đến cho chúng tôi niềm tin vững chắc vào con đường trước mặt, và cho dù có khó khăn để cho Zangpo Project có thể tồn tại thì cũng tự hứa phải giữ vững tâm nguyện hỗ trợ cho việc tu học Tạng ngữ và Phật Pháp của các thế hệ bây giờ và mai sau. Chúng ta thảy đều là tương thuộc với nhau. Nên một người thành đạt thì nhiều người đồng lúc sẽ được lợi lạc... ⸙⸙⸙blankC:\Users\SS\Documents\$DHARMA\^^^ VIET NALANDA FOUNDATION\^^^ ZANGPO PROJECT\PHOTOS\20171016_144008.jpgblankblank


blankblankblankblankblankblank

Có một điều tình cờ thú vị là vào một buổi trưa ngồi trong một quán ăn tại con phố chính, chúng tôi đã gặp lại Ông Tempa Tsering, vị cựu Bộ Trưởng làm việc tại Văn phòng Đại diện Chính phủ Lưu vong Tây Tạng ở Delhi. Ông là người đã nhiệt tình ủng hộ và đỡ đầu cho Zangpo Project từ buổi sơ thời, và Văn Phòng của ông đã đóng góp hết sức thiết thực trong việc đón tiếp các học viên đầu tiên của Zangpo Project qua đất Ấn. Khi biết rằng hiện nay Zangpo Project đã có thể bảo trợ được nhiều người hơn, và các thành viên cũng đã có được những bước tiến và thành quả vững vàng hơn, Ông Tempa Tsering đã thật vui mừng.blankblankblank


Ngoài ra, chúng tôi cũng có dịp được gặp quý Thầy là Geshe Kelsang Damul (còn được gọi là Geshe Umzé) và Geshe Gelek, Hiệu trưởng và Tổng thư ký điều hành của trường Institute of Buddhist Dialectics (IBD), cũng như đã đến gặp Thầy Hiệu trưởng Passang Tsering để tham quan trường đại học Sarah College, và thăm Thư viện Văn Khố Tây Tạng (Library of Tibetan Work and Archive-LTWA) và chào hỏi ngài Geshe Lhakdor, Giám đốc Thư Viện LTWA. blank

Tại Sarah College, Thầy Hiệu trưởng Passang Tsering đã ngồi đàm luận và góp ý với chúng tôi về các ưu và khuyết điểm của sinh viên Việt Nam và đề nghị chúng tôi nên có một số thay đổi để cải tiến dự án Zangpo Project. Ông đã chia sẻ rằng, “Trước đây chúng tôi không chắc rằng đề án Zangpo Project có thể tồn tại được không vì mọi thứ có vẻ bấp bênh. Chúng tôi đã đặt niềm tin nhiều hơn vào một dự án khác của trường đại học danh tiếng Emory University, nhưng dự án đó bây giờ cũng đã ngưng hoạt động, trong khi Zangpo Project thì tiếp tục phát triển. Chúng tôi thấy Zangpo Project đã rất chân thành theo đuổi tâm nguyện sau nhiều năm và đã có được những kết quả cụ thể.” Ban Liên Lạc rất biết ơn các chia sẻ của Thầy Passang và qua các kinh nghiệm vừa tốt lẫn xấu trong những năm qua, chúng tôi tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa để cải thiện mọi việc.

Trong lúc trò chuyện Thầy Hiệu trưởng Passang cũng đã đặc biệt nhắc đến Sư Cô Đạo Tịnh cùng quý Sư Cô cựu sinh viên của trường, rồi vui vẻ nói thêm, “Chúng tôi thấy rất hãnh diện với thành quả của một số các Sư Cô và học viên Việt Nam xuất thân từ Sarah College; họ đã bắt đầu có những đóng góp tích cực sau nhiều năm nỗ lực học hành. Nên chúng tôi rất vui mừng, và ban điều hành tại Sarah College sẽ tiếp tục ủng hộ và đồng hành với quý vị.” Những lời chân thành trên đây của Thầy Hiệu trưởng đã làm chúng tôi vô cùng xúc động và đã động viên tinh thần của Ban Liên Lạc Zangpo Project rất nhiều.


blankblank

Sau đó ông đưa chúng tôi đi tham quan khuôn viên đại học và giải thích cho chúng tôi hiểu là do bởi thiếu phòng ốc mà nhà trường không thể tiếp tục nhận thêm sinh viên nước ngoài cho dù hiện nay có rất nhiều người ghi danh và những người này đều phải nằm trên danh sách chờ đợi.  Do đó, trường đang có dự án xây thêm một khu nội trú dành cho các thầy cô giáo và tu bổ lại một tòa nhà cũ để có thêm được một khu ký túc xá tươm tất cho sinh viên nước ngoài, và trường Sarah College cũng có lời yêu cầu Viet Nalanda Foundation/Zangpo Project giúp quảng bá về chương trình gây quỹ cho dự án này.

Cả Thầy Hiệu trưởng Passang Tsering lẫn Thầy Geshe Lhakor cũng đều ân cần nhắc đến tập sách dạy Tạng ngữ “Modern Tibetan Languague” là tập sách đầu tiên mà nhiều năm trước Zangpo Project đã xin phép Thư Viện để anh Tiểu Nhỏ dịch qua Việt ngữ, và tập sách này đã góp được một phần nhỏ bé trong việc khuyến khích mọi người học Tạng ngữ.

Vào đầu tháng 10, Garchen Rinpoche cũng đã ghé qua Dharamsala, và một số Thầy, Cô và thành viên Zangpo Project cùng một vài Thầy, Cô bạn đã đến đảnh lễ và thưa chuyện với ngài. Ngài vô cùng hoan hỷ trước sự tu học của tất cả mọi người và đã động viên mọi người hãy cố gắng nhiều hơn. Ngài rất tinh tế và hiểu được về đời sống thu ghém tại Dharamsala cũng như sự khó khăn, vất vả của mọi người khi buông bỏ tất cả để đi theo con đường tu học, nên trước khi mọi người ra về, ngài đã từ bi trao một số tịnh tài đến quý Thầy, Cô và học viên, và ngài dặn mọi người hãy chia nhau mua thêm thức ăn, thức uống để bồi dưỡng trong khi học tập. blankblankblankblank

Dharamsala vào khoảng thời gian chúng tôi ở đó đã qua hết mùa mưa dầm, nên trời rất trong sáng, ấm áp vào ban ngày và mát lạnh về đêm. Mỗi lần đến Dharamsala là một lần học hỏi được nhiều điều hay lạ, đưa đến những thay đổi nội tâm sâu xa. Tại đây, cảnh sống của nhiều người Tạng và người Ấn rất lam lũ, cơ cực, thế nhưng lại là nơi mà pháp Phật có thể hóa hiện, đôi khi rất bất ngờ, trong mọi hoàn cảnh và mọi phút giây.

Hôm đầu tiên vào một buổi sáng tinh mơ trong khi đi bộ từ nhà trọ đến trường Esukhia, chúng tôi nghe thấy tiếng tụng kinh say sưa và trầm ấm của một người đàn ông vang vang như muốn quyện vào cả trong gió sáng và  nắng sáng. Nhìn quanh mới thấy âm thanh đó phát ra từ một cửa hàng bán giầy. Gọi bằng “cửa hàng” nhưng thật ra đó là một tấm bạt vuông vắn được căng ra bên lề đường sát một vách tường bằng đá xám. Nghe kỹ thì mới biết ông bán giầy đang ngồi tụng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Vì khi chúng tôi đi ngang qua mặt ông thì  nhìn thấy người đàn ông Tây Tạng này đang trân trọng nâng trong hai bàn tay một quyển kinh đang mở, và khi ấy thì ông đang tụng đến câu “đại thần chú, đại minh chú, vô thượng chú”… Gaté… gaté… paragaté… parasamgaté… bodhi… svaha… Và cứ thế, hằng ngày vào mỗi buổi sáng, trong lòng thật rất tùy hỷ và biết ơn ông, người bán giầy ngồi đọc Tâm Kinh, để nhắc nhở người đi đường vượt qua, vượt qua, vượt hết qua đến bờ bên kia.blankblank

  
Rời Dharamsala, chúng tôi đi lên Dehra Dun, Bắc Ấn để tham dự một đại pháp hội dòng Drikung Kagyu và tại đây, đã được gặp lại Thầy Tâm Hậu là một cựu thành viên của Zangpo Project và chú tiểu nhỏ người Việt mà trước đây Zangpo Project đã bảo trợ qua tu viện Changchup Ling. Chú tiểu nhỏ Sherab của chúng ta bây giờ xong lớp 4, thông thạo tiếng Tạng y như người Tạng, và Thầy Tâm Hậu bây giờ đã có thể thông dịch lưu loát Tạng-Việt cho các đoàn Phật tử Việt Nam tham dự  pháp hội. Thật là vô cùng hoan hỷ.blankblankblank

Cũng xin chia sẻ thêm là đa phần quý Thầy, Cô và học viên do Zangpo Project bảo trợ đều đến từ Việt Nam, và chúng tôi vô cùng tri ân và hoan hỷ trước nỗ lực tu học nghiêm túc và trước các đóng góp về dịch thuật và thông dịch Tạng-Việt của quý Sư Cô Nhật Hạnh, Pháp Đăng, Pháp Âm, Đạo Tịnh, và Thầy Tâm Hậu tại Ấn Độ, Nepal, Việt Nam, Hoa Kỳ, Canada và trực tuyến, và cũng rất ngưỡng mộ chương trình triết học Phật Pháp online của Nalanda Việt Học (NVI) do Cô Pháp Đăng và Gen Loyang khai lập, nay đã có hơn 60 học viên từ khắp thế giới và có cả phần biện kinh bằng tiếng Việt.blankblank

Thêm vào đó, do một nhân duyên cát tường xảy ra vào phút cuối khi chúng tôi lần nữa quay trở lại Dharamsala vào cuối tháng 10, chúng tôi đã có dịp giới thiệu đến đức Đạt Lai Lạt Ma về hai “người Mỹ gốc Việt” duy nhất ☺ là Cô Pháp Đăng và anh Làng Đậu hiện hiện đang ở tu học tại Dharamsala. Chúng tôi cảm phục hạnh xả ly của hai vị đã xả bỏ tiện nghi, xa hoa vật chất ở Hoa Kỳ để qua sống tại Ấn độ và phải phấn đấu trong nhiều năm để có thể trường tồn và thăng tiến trong một môi trường gian khó. Đây là một thử thách to lớn không dễ mấy ai có thể vượt qua.

Nên ngang đây, chúng tôi cũng xin được phép lên tiếng đặc biệt kêu gọi và động viên các anh chị em đạo hữu tại Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu, Âu Châu, xin hãy cố gắng tìm hiểu và dũng mãnh phát tâm qua Ấn Độ và Nepal tu học Tạng ngữ và Phật Pháp khi hoàn cảnh cho phép. Hiện nay các trung tâm Phật Pháp và các cộng đồng Phật tử có duyên với Phật Giáo Tây Tạng tại hải ngoại ngày càng phát triển, và nhu cầu có được các học giả và thông dịch viên thông thạo Tạng-Việt tại hải ngoại là một nhu cầu thiết thực. Nên xin các anh chị em nào tại hải ngoại có khả năng và thuận duyên hãy cố gắng lưu tâm đến vấn đề này và phát tâm mạnh mẽ trong việc tu học để mai sau có thể hỗ trợ cho các dự án dịch thuật cùng cho Phật sự của quý đạo sư tại các pháp hội và các trung tâm Phật Pháp ở khắp nơi. C:\Users\SS\Documents\$DHARMA\^ GARCHEN RINPOCHE - SUESUE (All)\Sue-Sue (INDIA 2017)\DLLM SCPD LD Viet group Oct. 2017\^ DLLM SCPD LD ss Oct. 27 2017.JPGblank

Thêm vào đó, chúng tôi cũng rất hoan hỷ vì cuối cùng lần này chúng tôi cũng đã có được một buổi luận đàm thú vị với ông Chhime Rigzin Chhoekyapa, Tổng thư ký và đại diện cho Văn Phòng của đức Đạt Lai Lạt Ma, và là người đã thay mặt Văn Phòng của đức Đạt Lai Lạt Ma viết thư chính thức ủng hộ dự án Zangpo Project trong nhiều năm trước.

Một lần nữa, xin cho phép chúng tôi chân thành gửi lời cảm niệm công đức đến tất cả quý đạo hữu và mạnh thường quân. Mong rằng các lời tường thuật và hình ảnh trên đây sẽ là những niềm vui nho nhỏ với quý vị.  Vì việc tu học và hỗ trợ tu học là việc lâu dài trước khi đón nhận thành quả và có được một thế hệ những người tài đức thông thạo Tạng ngữ và Phật Pháp, nên xin quý vị hãy cùng bền lòng với Zangpo Project để viễn ảnh ấy sẽ ngày càng tươi sáng. Mong sao trong một tương lai gần, Zangpo Project sẽ đủ có duyên lành tổ chức được một buổi hội ngội long trọng hơn tại Dharamsala để gặp gỡ các nhà hảo tâm và toàn thể quý Thầy, Cô, và học viên người Việt dưới sự chứng giám của đức Đạt Lai Lạt Ma. Xin thân mến kính chúc tất cả luôn tỉnh thức an lạc, và nguyện mọi sự đều cát tường viên mãn.
 

Ban Liên Lạc Zangpo Project:  Bình, Huyền, T. Hằng, Phượng, Thanh, Hải, Sue-Sue và Hiền
Web: www.vietnalanda.org/dhe-an/zangpo  - Email: zangpoproject@gmail.com 

 
NOTE: Viet Nalanda Foundation xin kính mời quý đạo hữu đến tham dự buổi Pháp Đàm với Sư Cô Nhật Hạnh (Thông dịch viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma) để ủng hộ chương trình cấp học bổng của Đề Án Zangpo Project dành cho quý Tăng Ni sinh và học viên người Việt hiện đang theo học Tạng ngữ và Phật học tại các đại học, ni viện và trung tâm Phật Giáo Tây Tạng ở Ấn Độ và Nepal. 

Đề tài: Sự Cần Thiết Của Nền Giáo Dục Phật Giáo Cho Xã Hội Ngày Nay,
thứ Ba 10/7/2018 (6.30 - 8g.30 tối)
tại Moonlight Restaurant, 15440 Beach Blvd. #118, Westminster, CA.

Sẽ có slideshow hình ảnh sinh hoạt tu học của Tăng Ni sinh người Việt tại Dharamsala, Ấn Độ và có cơm chay cúng dường đến  đại chúng.
Xin ghi danh trước ngày 8/7/2018 qua bodetam4all@gmail.com  hoặc  đt.714-458-4722. Chương trình bắt đầu đúng giờ. www.vietnalanda.org 
Xem link.
 
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.