Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chú Chung

6/27/201801:30:00(View: 7169)

 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Chú Chung

 blank

Thế lực thù địch đang chia rẽ tình hữu nghị VN - Trung Quốc

Nguyễn Đức Chung

 
Ngày 4 tháng 12 năm 2015, ông Nguyễn Thế Thảo rời chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố cùng với tiếng thở ra (nhẹ nhõm) của không ít người dân Hà Nội. Riêng Nguyễn Xuân Diện thì không nén được một tiếng ... thở phào: “Ông Nguyễn Thế Thảo đã để lại một nhiệm kỳ tồi tệ và không có một di sản gì đáng kể...”

Nói thế, tôi e là vị T.S Hán Nôm của chúng ta hơi kiệm lời và cũng chưa hoàn toàn chính xác. Ngoài việc cắt một phần lá phổi của thủ đô bằng cách đốn hàng ngàn cây cổ thụ, vị “chính khách” này còn để lại những dấu ấn rất khó phai ( “cắt đᔓmúa đôi”) giữa lòng Hà Nội.

Vị chủ tịch kế nhiệm, và đương nhiệm, Nguyễn Đức Chung  – xem ra – có vẻ nhận được nhiều thiện cảm hơn, và kỳ vọng (xem chừng) cũng lớn lao hơn. Bác sỹ Trần Tuấn, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu & Đào Tạo Phát Triển Cộng Đồng, tâm sự:

“Tôi cho rằng giai đoạn vừa rồi, khi mà Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo ở vị trí lãnh đạo, không có một di sản nào mà tôi cho rằng gọi là tích cực đọng lại trong tôi...

"Thế còn về mặt trong tương lai, thách thức thế nào với vị Chủ tịch mới, tôi cho rằng là thách thức hết sức lớn, bởi vì là sự toàn cầu hóa, sự gia nhập hiện nay, và đặc biệt sự cởi mở thông tin, sự phát triển của các tư vấn, phản biện, các nhà khoa học và kể cả các tổ chức xã hội, nó sẽ là một thách thức rất mạnh mẽ đối với vị Chủ tịch mới.”

Kể từ khi nhận chức, ông Nguyễn Đức Chung được công luận ghi nhận như một người vô cùng ... năng nổ:

 

-        Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm tra vụ cột điện ‘mọc’ xuyên nhà 4 tầng

 

-       Nắng nóng kéo dài, Chủ tịch Hà Nội ra công điện hỏa tốc

 

-       Cá chết trắng hồ Hoàng Cầu: Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo cứu cá ngay trong đêm

 

-       Chàng Tây dọn rác dưới mương được Chủ tịch Hà Nội biểu dương

 

-       Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo xử lý vụ hai cháu bé tử vong dưới hố nước

 

-       Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo sửa chữa ngay thang máy hỏng tại nhà tái định cư G9

 

-       Chủ tịch Chung chỉ đạo tại hiện trường sập nhà Cửa Bắc

 

 

blank

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo cứu hộ ở Cửa Bắc. Ảnh & chú thích: Zing.vn
 

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến nhận xét: “Với những việc đã làm, có thể cảm nhận ban đầu rằng, ông Nguyễn Đức Chung có thể cùng lãnh đạo thủ đô Hà Nội vượt qua những khó khăn trước mắt để xây dựng một Hà Nội dài lâu xứng danh đất ngàn năm văn vật.”

Ông Nguyễn Đức Chung, ngó bộ, cũng là một kẻ “có lòng” nhưng để “lãnh đạo thủ đô Hà Nội vượt qua những khó khăn trước mắt” thì e “tấm lòng” chưa đủ. Ông cần có tầm nhìn kỹ trị của người đứng đầu một thành phố lớn nhất Việt Nam, cùng với vô số những vấn đề lớn lao và cấp thiết hơn là chuyện đứng (xớ rớ) chỉ trỏ vào một căn nhà đã xập hay “chỉ đạo sửa chữa ngay thang máy hỏng” hoặc đi “kiểm tra cột điện.” 

Tuy thế, trong một thể chế mà những kẻ xấu xa, tàn ác vẫn thường ở vị trí lãnh đạo rất cao thì cái tâm của Nguyễn Đức Chung (nếu thật) vẫn cần phải được ghi nhận như là một điểm son khó kiếm. Điều đáng tiếc là ngay cả cái vết son nho nhỏ này – dường như – cũng không thực lắm và đã biến mất, sau biến cố Đồng Tâm. Sự việc được RFA ghi nhận, một cách khái quát, như sau:

Mảnh đất hơn 100 ha tại Đồng Sênh, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội theo chính quyền là đất quốc phòng và đòi thu lại cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Trong khi đó người dân lại nói chỉ có một phần đất là của quốc phòng, còn lại là đất nông nghiệp của họ.

Vào tháng 4 cơ quan chức năng nói mời đại diên người dân đến để đo đất; nhưng sau đó xảy ra việc bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm và gây thương tích cho một cụ già trong quá trình bắt giữ. Bức xúc trước cách hành xử của phía lực lượng chức năng mà người dân cho là bất chấp luật pháp, phi nhân; người dân Đồng Tâm đã trả đũa bằng cách giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin từ ngày 15 đến ngày 22 tháng tư.

Đích thân ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch thành phố Hà Nội phải về tận thôn Hoành để đối thoại với người dân và viết một bản cam kết trong đó có một nội dung là sẽ không khởi tố người dân Đồng Tâm.

Vụ việc gây xáo động dư luận một thời gian dài trước khi cơ quan chức năng công bố kết luận thanh tra chính thức khu đất tranh chấp với nội dung là khu đất đó là đất quốc phòng.

Bản kết luận tiếp tục khiến người dân phẫn nộ và yêu cầu thanh tra lại. Cho đến tận bây giờ, những căng thẳng giữa hai bên vẫn chưa nguôi ngoai, dân thì không chấp nhận kết luận thanh tra, còn cơ quan chức năng coi kết luận đó là văn bản chính thức, đất là của quốc phòng không còn gì chối cãi.

Sau khi kết luận thanh tra đất được công bố, công an Hà Nội liên tục có các động thái khiến nhiều người dân Đồng Tâm càng thêm bức xúc chẳng hạn như gửi giấy triệu tập đến cả trăm người dân, và thậm chí là kêu gọi họ ra đầu thú...

Quyết định khởi tố vụ việc bắt giữ người trái phép và phá hoại tài sản ở xã Đồng Tâm mà phía công an đưa ra cũng khiến không chỉ người dân Đồng Tâm mà nhiều người quan tâm theo dõi cho rằng đó là một sự bội ước, thất hứa từ phía chính quyền, mà đại diện là ông chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng “ông Chung phải tự phủ nhận các cam kết của mình đối với bà con xã Đồng Tâm là do áp lực từ những phe cánh trong quân đội và chắc chắn có những chỉ thị từ Nguyễn Phú Trọng, đương kiêm Bí thư quân ủy trung ương,” chứ tự thâm tâm vị quan chức này không phải là người “tráo trở” hay là kẻ “lật kèo.”

 
blank

Mưa Sài Gòn/ Mưa Hà Nội
 

Dư luận còn đang phân vân thì cả tâm lẫn tầm của ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đều đã được mọi người nhìn nhận rõ hơn,  qua lời tuyên bố, vào hôm 17 tháng 6 năm 2018: “Thế lực thù địch đang chia rẽ tình hữu nghị VN - Trung Quốc.”

Dịch giả Phạm Nguyên Trường  lại phải mất công ghi lại dăm ba “sự cố” liên quan đến mối tình hữu nghị thắm thiết, và thảm thiết, này:

  1. Năm 1974, sau khi sát hại 74 sĩ quan, chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.


2. Năm 1979, sau khi chế độ cộng sản Campuchia (gọi là Khme đỏ) do Trung cộng bảo trợ, bị quân Việt Nam tống khứ ra khỏi Phnong Penh, Trung Quốc xia 300 ngàn quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, gây ra những tội ác trời không dung, đất không tha.


3. Năm 1988, quân Trung cộng tàn sát 64 chiến sĩ Việt Nam, tay không tấc sắt trên bãi đá Gạc Ma và chiếm bãi đá này từ đó đến nay.

4. Trung cộng liên tục giết hại ngư dân Việt Nam ngay trên vùng lãnh hải Việt Nam, không hề tỏ lòng nhân đạo khi ngư dân ta gặp nạn.

 

Sự ngờ nghệch của ông Chủ Tịch Thành Phố khiến FB Nguyễn Ngọc Chu hốt hoảng đặt vấn đề: “Thủ Đô đang nằm trong tay ai?” Cá nhân ông Nguyễn Đức Chung, theo tôi, không có bổn phận phải trả lời câu hỏi này vì tổ quốc đang mất dần, từng mảng, chứ chả riêng chi Hà Nội!

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.