Hôm nay,  

CSCĐ sợ gì?

10/06/201816:50:00(Xem: 7567)
CSCĐ sợ gì?
 
Vũ Thạch

 

Bài này không nhằm cổ võ bạo động nhưng để bà con chúng ta biết Cảnh Sát Cơ Động (CSCĐ) có những chỗ yếu nhược nhất định. Họ không phải là bức tường hoàn toàn kiên cố để trấn áp biểu tình như những kẻ cầm quyền độc tài tô vẽ.

 

Sau đây là một số điểm tóm tắt rút từ những lời chia sẻ của một số CSCĐ từng phục vụ trong các chế độ cựu độc tài trên thế giới. Những cựu CSCĐ này đã xin lỗi người dân, chấp nhận các hình phạt, và nay chia sẻ lại các nỗi sợ của họ trong những ngày tháng đối đầu với nhân dân biểu tình.

 

1. Chó nghiệp vụ vô dụng trước một số đông quá lớn:

Công dụng chính của chó nghiệp vụ là dùng mũi đánh hơi ra được các đồ vật dấu kín hoặc các con người đang ẩn nấp. Chúng cũng có công dụng tấn công một vài cá nhân riêng lẻ đang bỏ chạy hay có vũ khí cầm tay. Còn đối diện với một số đông dân chúng quá lớn, chó nghiệp vụ hoàn toàn vô dụng vì những lý do sau đây:

  1. Con chó thấp nên có thể bị xịt đủ loại thuốc, từ keo xịt tóc đến thuốc xịt muỗi, thuốc sát trùng, ... Mũi chó rất khốn khổ vì các bình xịt đơn giản đó. Thân chó thường cũng không có gì bảo vệ nên dễ bị thương vì gạch đá ném tới.
  2. Kẻ giữ chó cũng ít khả năng tự bảo vệ hơn đồng đội. Vì một hoặc cả hai tay phải kềm chó, tên này vừa không có lá chắn, vừa không còn tay để đỡ gạt các đồ vật bay tới.
  3. Tên giữ chó cũng không dám thả chó xông vào cắn người vì chó vừa rời khỏi tay thì kẻ giữ chó không còn lý do gì khiến người biểu tình ngần ngại xông vào "làm thịt" hắn ta.
  4. Và khi số đông biểu tình xông lên quá gần, cảnh "bỏ chó chạy lấy người" khá phổ biến.

Tóm lại khi số đông dân chúng đủ lớn, những CSCĐ với chó nghiệp vụ, nhìn thì có vẻ hung hãn, nhưng lại là những chỗ hở và yếu nhất.

 

2. Tấm khiên bị che phủ là mù:

Mỗi CSCĐ được huấn luyện để dựa rất nhiều vào tấm khiên (hay lá chắn). Mỗi tấm có thể dùng làm vật che chắn, làm vũ khí phang đập, làm bức tường đẩy lùi đám đông, hay ngay cả làm cáng tải thương.  Nhưng chỗ nhược của mỗi tấm chắn là chỉ cần bị che khuất 1/3 phía trên là người cầm nó trở nên ... mù và dễ mất tinh thần giữa cảnh hỗn loạn.

Vật liệu để che khuất 1/3 phía trên tấm khiên rất đơn giản. Đó là một ít sơn, một ít nhựa đường (hắc ín), hay ngay cả mắm tôm (đặc sản Á Châu) đựng trong 1 bao nhựa mỏng dễ ném và dễ vỡ. Với các vật liệu này càng lấy tay gạt xóa sẽ càng trải rộng nó ra trên tấm khiên.

Thế giới nói chung không xem những túi sơn nho nhỏ này là vũ khí bạo động. Nó không khác gì ném trứng. 

 

3. Rất ngán vật nặng rơi từ trên xuống:

Tại hiện trường, CSCĐ dễ thấy rõ vật gì đang bay ngang tới để hoặc ngăn lại bằng tấm khiên (nếu nhẹ) hoặc nhảy tránh qua bên (nếu nặng). Nhưng những vật rơi từ trên xuống thì họ thường không thấy cho đến khi chúng đụng tới mũ sắt. Nghĩa là nếu đó là vật nặng thì đã quá trễ ... cho cần cổ.

Chiếc mũ sắt, có khi đi kèm với miếng nhựa dày bảo vệ gáy khiến họ rất khó ngẩng đầu nhìn lên. Nếu mặc áo giáp bó thân trên và hạ bộ, họ càng khó ngửa người lên xem. Vì vậy để nhìn lên họ thường phải cong cả 2 đầu gối để nghiêng hẳn 3/4 người về phía sau.

Trong lúc phải đứng tấn trong tư thế đối phó với tình hình trước mặt, họ không thể ngã 3/4 người về phía sau được và do đó luôn trong tình trạng phập phồng lo lắng về những thứ sắp rơi từ trên xuống.

Đó là lý do tại sao các vật bay vào CSCĐ hay xuất phát từ các nhà cao tầng hay được ném cầu vồng.

 

4. Rất sợ bị bỏ rơi lại phía sau:

Nỗi lo thường xuyên của mỗi CSCĐ là bị bỏ lại phía sau khi đồng đội rút lui mà không biết vì không nghe được lệnh rút giữa quá nhiều tiếng động và hỗn loạn.

Cũng có những trường hợp nội bộ CSCĐ trả thù nhau bằng cách hô xung phong cho cả đội lao vào đám đông dân chúng rồi hè nhau rút đi, cố tình không vỗ vai ra hiệu cho 1, 2 đồng đội. Thế là có cậu mải miết đánh người biểu tình đến khi nhìn lại thì chỉ còn ... ta với ta.

Do đó khi có lệnh hô xung phong, đa số CSCĐ chỉ làm vừa đủ để cấp trên đứng từ xa quan sát không trừng phạt họ sau đó. Họ luôn trong tư thế sẵn sàng chạy lập tức khi được lệnh, kể cả "bỏ bạn chạy lấy người".

Đây là tâm lý của CSCĐ mà người biểu tình rất cần biết.

 

5. Sợ nhất là vấp ngã:

Chính từ nỗi sợ bị bỏ lại phía sau mà mỗi CSCĐ rất sợ vấp ngã. Với mớ mũ sắt, lá chắn, áo giáp, miếng che đùi, miếng che đầu gối, miếng che ống khuyển, giày nặng bảo vệ chân, và một mớ dụng cụ lỉnh kỉnh khác, đứng trở dậy sau khi ngã là việc khá khó khăn và chậm chạp.

Thực tế cho thấy CSCĐ lo đối phó với tình huống chung quanh nên ít nhìn xuống chân khi chạy. Và trong suốt khoảng thời gian từ chạm đất đến đứng dậy đó, họ cũng không thấy được toàn cảnh chung quanh để biết ai đang nhào tới và vì thế càng sợ, càng cuống.

Tại một số nơi người biểu tình có khi căng dây thấp bất ngờ hoặc ném dầu nhớt trơn trượt ra đường rút của CSCĐ.

 

Kết luận: Chúng ta không chủ trương bạo động nhưng rất cần biết và quảng bá CSCĐ SỢ GÌ để từng bước giúp nhau tiến dần đến lằn mức SỢ GÌ CSCĐ!

 

GHI CHÚ CỦA VIỆT BÁO:

Bài viết trên của tác giả Vũ Thạch có thể giúp người dân hiểu rõ  phản ứng của Cảnh sát Cơ động, đặc biệt là trong trường hợp CSCĐ đàn áp dân ở Bình Thuận (xem trên YouTube). 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: Nga chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chống lại Ukraine, chủ quyền thực sự của Ukraine chỉ có thể thực hiện được khi hợp tác với Nga ✱ Năm 1917 các nhà trí thức và sinh viên họp ở Kiev đã thành lập một hội đồng Ukraine - Hội đồng Rada Trung Ương đòi hỏi quyền tự trị ✱ Trong suốt những năm thuộc thập niên Hai mươi, sự phản đối của người Ukraine về sự cai trị của Liên Xô luôn diễn ra ✱ Trong thế chiến thứ II, người Ukraine đã chiến đấu chống lại Quân đội Đức và chống lại các lực lượng Liên Xô. ✱ Khi Đức xâm lược Nga vào năm 1940, nhân cơ hội này người Ukraine ngay lập tức nắm quyền kiểm soát, tuyên bố thành lập quốc gia độc lập.
Từ hai mươi năm nay, Putin ôm ấp giấc mộng làm một người « vĩ đại ». Giữa ý thức hệ và sự « cuồng vinh » (say mê điên cuồng danh vọng, quyền lực, kiêu ngạo thái quá). Mãi tới nay, người ta mới thấy rõ Putin đang trên đà thực hiện giấc mộng của ông ta.
Mùa xuân mới gõ cửa từng nhà, mùa xuân không của riêng ai, không chỉ của mỗi con người mà là của tất cả muôn loài cùng hưởng. Lá hoa, cây cỏ, chim muông muôn loài cho đến côn trùng bé nhỏ đều cùng hưởng, cùng hồi sinh trong mùa xuân mới. Nếu động vật và thực vật thay áo mới đón xuân, thì con người cũng cần thay đổi tư duy để đón xuân.
Từ ba vị thế khác nhau với những lập trường chính trị có khi khác hẳn nhau, cả Ngô Nhân Dụng, Huy Đức và Nguyễn Văn Tuấn đều có nhận định giống nhau về giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay: Hèn!
Điều dễ nhận thấy là các nước Đông Âu luôn luôn nằm giữa hai thế lực chính trị quan trọng. Trước đây là đế quốc Áo-Hung ở phía tây, và đế quốc Nga về phía đông. Từ thế chiến thứ hai (1939-1945), các nước Đông Âu nằm giữa Đức Quốc Xã và Liên Xô. Hai nước nầy đều độc tài, nhưng hoàn toàn khác nhau về ý thức hệ chính trị, và cả hai đều lăm le nuốt trọn Đông Âu, Ngày nay, Đông Âu cũng nằm giữa hai khối chống đối nhau: Môt bên là NATO (North Atlantic Treaty Organization) tức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, lúc đầu gồm các nước tự do dân chủ Tây Âu và Hoa Kỳ, sau có thêm một số nước Đông Âu sau khi thoát ra khỏi khối cộng sản (CS), và bên kia là Cộng Hòa Nga là một nước hậu CS. Tổng thống Nga Vladimir Putin vốn là một sĩ quan công an CS Liên Xô. Liên Xô bị sụp đổ năm 1991, đổi thành Cộng Hoa Nga.
Gần đây nhất, cái chết của Nhiếp ảnh gia, Nhà làm phim Pierre Zakrzewski tại chiến trường Ukraine ngày 14 tháng 3 năm 2022 đã làm rúng động trái tim thế giới. Ông là người quay phim của đài Fox News đã bị giết khi đang đưa tin ở Ukraine trong một vụ tấn công của quân đội Nga. Người đi cùng ông là phóng viên chiến trường Benjamin Hall cũng bị thương phải nhập viện, mất một chân, nhưng may mắn thoát chết. Cả hai lúc ấy đang di chuyển trên một chiếc xe và bị tấn công bằng bom lửa trong một vùng chiến sự, Horenka, là một ngôi làng bên ngoài thủ đô Kyiv, Ukraine.
Trong khi chính quyền CSVN cố gắng tỏ ra “trung lập” trong cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga, nhưng phe quân đội lại đứng về phía Nga là bằng chứng không thống nhất trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo giới quốc tế đồng loạt đưa tin là Moscow đang bị sa lầy tại Ukraine và yêu cầu Bắc Kinh hỗ trợ quân sự. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đính chính ngay nguồn tin này. Cộng đồng quốc tế sẽ chịu hậu qủa gì nếu Bắc Kinh thực sự viện trợ toàn diện cho Moscow.
Nếu có ai hỏi tôi về một mùi hương Sài Gòn, nơi tôi đã ra đời và sống hơn ba thập niên trước khi ra đi, hẳn là tôi chỉ nhớ tới mùi cà phê. Cũng lạ, khắp thế giới, nơi nào mà chẳng có mùi cà phê? Nhưng mùi hương cà phê Sài Gòn với tôi rất khác, đó là kỷ niệm với tiếng cười của những tình bạn một thời Văn Khoa, với các góc phố ẩn khuất những ngày trốn học để làm thơ, với những gốc cây me lề đường nơi gió thổi thẹn thùng các tà áo trắng... Nhiều năm sau khi rời quê nhà, được đọc một bài viết của nhà văn Văn Quang về cà phê Sài Gòn, tôi nghĩ rằng phải chi có ai đóng gói được mùi hương cà phê Sài Gòn cho người phương xa.
Tính đến nay 14-3-2022, cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine bước sang ngày thứ 19. Chiến sự vẫn xảy ra ngày càng ác liệt gây bao đau thương tang tóc cho hai dân tộc Nga và Ukraine.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.