Hôm nay,  

Đọc ‘Bát Cơm Hương Tích” Của TT Thích Nguyên Tạng

01/06/201800:35:40(Xem: 4638)
bia sach BAT COM HUONG TICH
Bìa sách.

Đọc "Bát Cơm Hương Tích” của TT Thích Nguyên Tạng

 

Nguyên Giác

  

 

Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...

 

Tuyển tập chứa đựng rất nhiều kỷ niệm của Thầy Thích Nguyên Tạng, một nhà sư một thời lớn lên nơi vùng cát trắng Khánh Hòa, tu học từ chùa này sang chùa kia, rồi hoàn tất các học vị cao hơn  để vào Sài Gòn và rồi sang Úc châu khi bào huynh bảo lãnh sang để tiếp tục tu học và hoằng pháp.

 

Tuyển tập gồm 25 bài viết trong đó, ghi lại nhiều hình ảnh sinh hoạt trong đời tu sĩ từ thơ ấu cho tới khi sang Úc,  và có cơ duyên đi hoằng pháp nhiều nơi trên thế giới.

 

Trong phần Lời Giới Thiệu, HT. Thích Như Điển viết: “Đó chính là việc 'chân thật bất hư'mà Thầy Nguyên Tạng cũng đã thể hiện được điều đó.”

 

 

 

Bài chính trong tuyển tập là Bát Cơm Hương Tích, ghi nhận cảm xúc tác giả về vai trò tu học và hoằng pháp... Tại sao bát cơm Hương Tích?

 

Đó là hình ảnh từ Kinh Duy Ma Cật, khi ngài Duy Ma Cật vào chánh định, “dùng thần thông thị hiện khiến cho đại chúng nhìn thấy cõi Phật Hương Tích. Mùi hương ở cõi nước đó vượt hơn mùi hương của cõi trời, cõi người và các cõi Phật khác trong mười phương thế giới. Mọi sự, mọi vật trong cõi đó, đều dùng hương thơm tạo thành. Từ đất đai, kinh thành, lầu các, cỏ cây hoa lá... đều ngào ngạt hương thơm. Mùi hương của cơm cõi ấy cũng tỏa ngát khắp mười phương thế giới. Lúc ấy, Đức Phật Hương Tích cùng các vị Bồ Tát đang ngồi thọ trai, có các Thiên tử cùng một danh hiệu gọi là Hương Nghiêm, đều đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đến cúng dường Phật và các Bồ Tát...

 

Cõi Phật Chúng Hương khác với cõi giới Ta Bà. Đức Phật Hương Tích không dùng ngôn ngữ văn tự mà chỉ dùng phương pháp “Hương trần” để giáo hóa chúng sanh, tức là chúng sanh nơi đó khi ngửi được mùi thơm huyền diệu lập tức quay về chơn tâm, nhẹ nhàng, an lạc và giác ngộ.”

 

 

 

Đó  chính là hương của chánh pháp, hương của giới định huệ... Vai trò người tu sĩ từ thời thơ ấu nơi sân chùa miền cát trắng Khánh Hòa vào Sài Gòn, và sang Úc châu, lúc nào cũng sống trong chánh pháp, và đó chính là mang theo bát cơm Hương Tích để mời chúng sinh cõi này cùng thọ dụng -- đó là hương giới, hương định, hương huệ.

 

 

 

Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng viết:

 

“Trong Kinh Pháp Cú đã đề cập đến ý này: Hương các loài hoa thơm, không ngược bay chiều gió. Nhưng hương người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay. Và Người Xưa cũng từng phán quyết rằng: “Quế hương bất viễn thư hương viễn, thế vị vô như Đạo vị trường”. Có nghĩa là hương thơm của cây quế không bay xa bằng mùi thơm của kinh sách, vị ngọt của thế gian không bền vững lâu dài bằng vị ngọt của Đạo. Rõ ràng, hương thơm của bất cứ thứ gì hữu hình bên ngoài đều vô thường, chỉ có hương thơm vô hình bên trong mới miên viễn...”

 

 

 

Tác giả cũng kể lại một kỷ niệm trong bài “Ngồi Thuyền Bát Nhã”...

 

Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui...

 

Duyên khởi là, Bộ Đại Bát Nhã 600 quyển, bộ Kinh đã truyền đến VN vào năm 1958 và được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) phát tâm dịch sang tiếng Việt. Ôn Trí Nghiêm đã phiên dịch bộ kinh này ròng rã suốt 8 năm, từ 1972 đến 1980 mới hoàn tất. Và theo lời Ôn Đỗng Minh, HT Trí Nghiêm đã dịch theo bản Biệt Hành, gồm 24 tập, mỗi tập gần 1000 trang với 25 quyển nhỏ, và cũng đóng thành 24 tập như nguyên bản chữ Hán.

 

Thầy Thích Nguyên Tạng viết rằng Thầy có duyên làm thị giả cho Ôn Trí Nghiêm và Ôn Thiện Siêu trong 3 mùa An Cư Kiết Hạ tại Chùa Hải Đức, Nha Trang từ 1981 đến 1983. Đầu năm 1998 người viết được bào huynh là Thượng Tọa Thích Tâm Phương bảo lãnh sang Úc định cư, khi nghe Ôn đau nặng nên đã về thăm Ôn đang nằm bệnh tại Chùa Tỉnh Hội Long Sơn sau mùa An Cư năm 2002 và đứng bên giường bệnh của Ngài, người viết đã phát nguyện sẽ đưa toàn bộ bản dịch của Ngài vào mạng lưới điện toán toàn cầu qua trang nhà quangduc.com, để cúng dường mười phương Phật tử gần xa và cũng để hồi hướng công đức cho Ôn. Sau khi về lại Úc, chúng tôi đã viết một thông báo ngắn cần gấp 24 người phát tâm đánh máy 24 tập Kinh Bát Nhã (bản in năm 1998) ngay lập tức có 24 Phật tử khắp nơi trên thế giới từ Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu phát tâm nhận mỗi người một tập để đánh máy, và đây là bản kinh Đại Bát Nhã tiếng Việt đầu tiên đã online trước lễ Tiểu Tường của Ôn Trí Nghiêm vào ngày 13-01-2004.

 

 

 

Cũng trong bài về chiếc thuyền Bát Nhã, Thầy Thích Nguyên Tạng giải thích vì sao:

 

“Chư Tổ Đức dạy chúng ta thọ trì Bát Nhã Tâm Kinh mỗi ngày sáu thời là để giúp cho ta huân tập chủng tử Bát Nhã, sống trong thế giới Bát Nhã, mà sống trong thế giới Bát Nhã là sống trong chánh niệm tỉnh giác với tâm rỗng rang, thanh tịnh, rõ ràng thường tri, trực nhận mỗi phút giây của đời sống này là quý báu và mầu nhiệm. Nhờ ánh sáng của Bát Nhã Ba La Mật mà đời sống của chúng ta khinh an trong từng sát na mới mẻ hiện tiền, mỗi bước đi, mỗi hơi thở, ta không rời xa chân như thật tướng, ta sống với một tinh thần vô ngã vị tha, mang tình thương đến cho người, làm vơi bớt khổ đau của người. Nhờ ánh quang minh của Bát Nhã Ba La Mật mà hành giả luôn an trụ trong “đương thể tức không”, là khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần sanh ra sáu thức, ngay nơi đó ta nhận biết được vạn pháp là không tướng, vô tướng, không phải ngoại cảnh biến mất rồi mới là Không mà ngay khi thấy sự vật còn hiện tiền đó vốn đã Không rồi, nên hành giả luôn tỉnh giác chánh niệm, mà chánh niệm là vô niệm, mà vô niệm chính là cứu cánh Niết Bàn, đây là chỗ đến cuối cùng của người đệ tử Phật.”

 

 

 

Không chỉ viết về kinh điển, Thầy Thích Nguyên Tạng còn kể một số chuyện trong nhà chùa.

 

Thí dụ, trong bài “Cúng Cháo,” khi giải thích về nguồn cơn vì sao các chùa cúng cháo cho cô hồn, tác giả kể lại:

 

“...Tôi nhớ lại Sư Phụ của tôi (cố TT Chơn Kiến) có kể, lúc Hòa Thượng Thanh Bình mới về Trụ Trì một chùa làng ở trên Thanh Minh, Trường Lạc ở Diên Khánh (ngoại thành Nha Trang); vì HT bận rộn việc chùa nên quên cúng cháo, tối hôm đó, cô hồn hiện ra đập cửa phòng Ngài xin cháo để ăn, HT liền thức dậy nấu cháo để cúng ngay trong đêm khuya. Ngoài ra có nhiều chuyện kể khác, có vị Trụ Trì quên cúng cháo nên đêm về bị cô hồn khiêng đặt xuống đất, hoặc nghe dưới nhà bếp có tiếng khua chén bát, do cô hồn lục lạo đòi ăn...”

 

 

 

Tương tự, Thầy Thích Nguyên Tạng cũng có các bài như Cúng Đại Bàng,   kể lại duyên do vì đâu, trích:

 

“Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt. Chim Đại Bàng này có chiều kích rất lớn, mỗi lần há miệng, một hơi hút của nó chiếm một phạm vi nhiều cây số, tất cả các loài chim nhỏ đều bị cuốn hút vào miệng nó. Thấy việc sát sanh quá nhiều nên Đức Phật đã từ bi giáo hóa. Ngài dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều ham sống sợ chết, do đó chớ giết và chớ bảo giết”. Chim Đại Bàng tự nghĩ: “Thực phẩm hằng ngày của mình là thịt sống của các loài chim, nay Phật không cho ăn, lấy gì để nuôi thân mạng này”. Phật dạy: “Từ đây về sau ngươi về Chùa nào gần nhất để quý Tăng Ni cho ăn”...”

 

 

 

Hay về ý nghĩa khi thọ trai, qua bài “Cúng Quá Đường,” Thầy Thích Nguyên Tạng viết: “Quá Đường, còn gọi là Thượng Đường hay Phó Đường, nơi Tăng chúng đến thọ thực mà tâm không tham trước ...”

 

Hay là thói quen “lưu phạn”... tác giả giải thích:

 

“Lưu phạn là san sẻ phần cơm của mình cho chúng quỷ thần và cho người ăn sau mình; ý nghĩa bố thí, mở rộng tình thương của mình dành cho người bất hạnh, không đủ cơm ăn áo mặc, ý tưởng này giúp cho hành giả nuôi dưỡng từ tâm ngay trong lúc mình ăn.”

 

 

 

Với giọng văn vừa uyên bác, vừa chơn chất, Thầy Thích Nguyên Tạng đã kể về  nhiều vị Thầy, ghi nhận cảm xúc riêng đối với từng vị thầy.

 

Như khi viết về ân sư là cố Thượng Tọa Thích Chơn Kiến, tác giả ghi ơn cố ân sư đã làm môt cầu nối cho bản thân Thầy Thích Nguyên Tạng và truyền thống Phật Giáo Tây Tạng ngoài nước:

 

“Thầy là một hành giả Mật Tông Kim Cang Thừa, Thầy từng gặp Thượng Tọa Viên Đức tại Thủ Thiêm, Sài Gòn thọ học cốt tủy của Mật Giáo và sau đó Thầy hành trì theo bộ sách Hiển Mật Viên Thông. Trong tịnh thất của Thầy có thờ hình Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương, Thầy đã áp dụng thực hành Tam mật tương ưng, phương pháp trọng yếu của Mật Tông mong đạt đến diệu dụng của pháp tu này. Con có phước duyên làm thị giả Thầy trong các kỳ Thầy nhập thất tịnh tu, nên dần dần được ảnh hưởng và chú ý đến pháp tu Mật Tông này. Đó chính là nhân duyên thù thắng mà Thầy đã trực tiếp gieo mầm hạt giống cho con làm quen với pháp tu này, đặc biệt là Thầy đã khai thị cho con về hành trạng tái sinh của các vị Lạt Ma Tây Tạng như Ngài Padmasambhava, Ngài Govinda, Ngài Milarepa.... Thầy đã bắt một chiếc cầu nối giữa con với Phật giáo thế giới bên ngoài, làm khơi dậy một thiện duyên cho con sau này tìm hiểu nghiên cứu dịch thuật các tài liệu...”

 

 

 

Độc giả cũng sẽ tìm gặp các bài viết về cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, ngươì hoằng pháp bên Châu Âu và được Thầy Nguyên Tạng gọi là “Người trồng Sen trên tuyết”...

 

Trong khi đó, giọng văn Thầy Thích Nguyên Tạng chùng xuống,  bùi ngùi khi viết về Thầy Thích Hạnh Tuấn đã ra đi trong khi ước mơ xây dựng Phật Việt còn dở dang:

 

“Hành trình Phật Việt của Thầy Hạnh Tuấn cũng thể hiện rõ nét ở Tổ Đường Chùa Trúc Lâm qua phong cách thờ phượng của Thầy. Thầy không thờ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma (470-543) theo truyền thống mà lại tôn thờ Sơ Tổ Trúc Lâm (1258-1308, đạo hiệu của Vua Trần Nhân Tông sau khi xuất gia), người khai sáng Thiền phái Trúc Lâm trên núi Yên Tử, mở ra một trào lưu tu học Phật tại VN vào triều đại nhà Trần.

 

Một nét riêng Phật Việt khác của Thầy Hạnh Tuấn là tôn thờ và phổ biến tôn tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Pho tượng này đang tôn trí tại Chánh Điện Chùa Trúc Lâm từ 2007 là phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt, một di sản, một bảo vật đang được bảo tồn tại Chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Đây là một kiệt tác nghệ thuật điêu khắc của nền PGVN...”

 

Tuyển tập cũng kể về một số kỷ niệm với Hòa Thượng Thích Như Huệ, được tác giả gọi là “Người giữ vững mái chèo” với ghi nhận:

 

“Một điều thú vị khác mà người viết lưu tâm về Đức Trưởng Lão HT Như Huệ, Ngài là người có trí nhớ như máy thu âm mp3, bằng chứng là người viết đã từng “thi đua” với Ngài trùng tuyên lại “Quy Sơn Cảnh Sách” (khoảng 12 trang A4 cả nguyên văn chữ Hán và nghĩa Việt) của Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu, đây là một áng văn bất hủ trong văn khố Phật Giáo. HT Như Huệ nhớ vanh vách từng câu từng chữ trong bộ sách gối đầu giường này...”

 

Tương tự, độc giả sẽ thấy trong sách những hình ảnh và cảm xúc của tác giả Trưởng Lão Hòa Thượng  Thích Huyền Tôn...

 

Hay là kỷ niệm với Hòa Thượng Thích Như Điển trên các chặng đường hoằng pháp, trong đó gặp một số Phật tử tinh tấn, như cụ bà Diệu Bích, hơn 90 tuổi, ở thành phố Montreal, miền Nam Canada -- “bà cụ từng là chủ hãng viết BIC xưa kia, nhưng điểm làm cho tôi chú ý là bà cụ đang niệm Phật công cứ, không bỏ sót một ngày nào trong mấy mươi năm qua.”

 

Và nhiều bài khác, với nhiều chủ đề dễ dàng lôi cuốn người đọc.

 

Trong sách này, độc giả sẽ  được Thầy Thích Nguyên Tạng dẫn đi xem một vòng các sinh hoạt thiền môn, trong khi kể nhiều chuyện rất ít khi nghe ở ngoài cổng chùa -- thí dụ, sự tích Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân làm một thiếu nữ xinh đẹp, và rao rằng hễ chàng nào thuộc kinh điển sẽ được cô chọn làm chồng. Câu chuyện ly kỳ, gay cấn, dẫn tới một nút thắt cuối truyện đã hiển lộ lên pháp ấn vô thường và bất như ý của cõi này.

 

Hay là chuyện từ một sát thủ trở thành nhà sư theo Phật, và rồi trở thành A Lá Hán... đó là truyện về ngài “Angulimala, Một Câu Chuyện Về Sức Mạnh Của Lòng Từ...”

 

 

 

Được biết, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng sinh năm 1967 tại Nha Trang. Xuất gia năm 1980, thọ giới Sa Di năm 1985 và thọ giới Tỳ Kheo năm 1988. Tốt nghiệp Trường Cơ bản Phật học Vĩnh Nghiêm năm 1992, trường Đại học Sư phạm (ngoại ngữ Anh) năm 1995 và trường Cao cấp Phật học Vạn Hạnh năm 1997. Đến Úc định cư năm 1998 và sáng lập trang nhà Quảng Đức www.quangduc.com. Tốt nghiệp Cử nhân Xã hội học tại Đại học La Trobe năm 2006. Hiện TT là Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức,Melbourne, Úc Châu và là Phó Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan. Thượng Tọa là tác giả và dịch giả của nhiều tập sách như: Chết và Tái Sanh, Phật Giáo Khắp Thế Giới, Sức Mạnh của Lòng Từ, Hỏi Hay Đáp Đúng, Phật ngọc hòa bình, Lịch sử Phật Giáo Úc Đại Lợi...

 

Nói ngắn gọn, tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” mang sức mạnh ở các thể văn: văn học, đạo học, sự tích một số sinh hoạt trong chùa, kỷ niệm về một số vị Thầy, và trong tận cùng... là sức kể chuyện từ một ngòi bút chân tu thực học như Thầy Thích Nguyên Tạng, và từ các trang sách là mùi hương của Giới Định Huệ...

 

Sách có thể mua ở Amazon, xin gõ nhóm chữ “bat com huong tich”...

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.