Hôm nay,  

Cộng Đồng Việt San Jose Tri Ân Chiến Sĩ Đồng Minh

5/28/201808:11:00(View: 6611)

blank
blankLễ Chào Quốc Kỳ các nước Đồng Minh lễ Memorial tại Vườn Việt.



Cộng Đồng Việt San Jose Tri Ân Chiến Sĩ Đồng Minh

San Jose –(Lê Phương) –Trong mùa lễ Memorial Day Hoa Kỳ -Lễ Chiến Sĩ Trận Vong- trưa Chủ Nhật 27/5/2018, tại Vườn Truyền Thống Việt (Viet Heritage Garden), số 1499 Roberts Ave, diễn ra buổi lễ đặc biệt Tri Ân Chiến Sĩ Các Quốc Gia Đồng Minh Hy Sinh tại Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.

Ban Tổ Chức gồm Tập Thể Cựu Chiến Sĩ Tây Bắc Hoa Kỳ, Nhóm Huynh Đệ Chi Binh VNCH, Văn Phòng Nghị Viên Nguyễn Tâm Quận 7 San Jose, phối hợp cùng với nhiều tổ chức và đòan thể Cộng Đồng người Việt quốc gia cùng San Jose.

blankĐại diện sáu Quốc gia Đồng minh nhận bằng tri ân

blank
Nghị viên Nguyễn Tâm phát biểu


Trên 200 quan khách gồm đồng hương và đại diện của các quốc gia đồng minh VNCH gồm Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan. Đây là lần đầu tiên có buổi lễ tri ân tất cả 6 quốc gia đồng minh tham chiến tại Việt Nam làm tăng thêm ý nghĩa đặc biệt của chương trình, nhất là nhiều người vẫn chưa rõ về yếu tố lịch sử quan trọng nầy vì thường tình người ta chỉ nhắc đồng minh Hoa Kỳ và bỏ quên 5 nước còn lại.

Trên khán đài, 7 lá quốc kỳ tung bay gợi nhớ thời chiến tranh Việt Nam năm xưa, phe Bắc Việt Cộng Sản có khối Xã Hội Chủ Nghĩa gồm Liên Xô, Tàu và các nước Đông Âu yễm trợ xâm lăng miền Nam. Phía nam, để chống cự lại cuộc xâm lăng từ phương Bắc, thì Việt Nam Cộng Hòa có Hoa Kỳ yểm trợ và một số quốc gia đồng minh đã gởi quân tham chiến gồm Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, và Thái Lan.

Bốn mươi ba năm đã trôi qua, những người dân Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa lưu vong ra hải ngọai, tạo nên một cộng đồng người Việt Nam yêu chuộng tự do lớn mạnh, cố gắng giữ gìn những di sản đẹp đẽ của một Miền Nam tự do thanh bình trước năm 1975.

Buổi lễ diễn ra trang nghiêm và cảm động. Quốc ca của 7 nước lần lượt vang lên, mở đầu là quốc ca Hoa Kỳ và cuối cùng là quốc ca Việt Nam Cộng Hòa. Các đại diện quốc gia đồng minh phát biểu và được Ban Tổ Chức trao tặng bằng tưởng niệm tri ân.

Thêm vào đó,Nghị viên Nguyễn Tâm đại diện Thành phố San Jose trao tặng bằng tưởng niệm tri ân ghi công các quôc gia và dân tộc đồng minh.



blank

Đặc biệt, NV Tâm đã giới thiệu một người khách đặc biệt về người lính thủy Steve Cable: Câu chuyện kể rằng cách đây 54 năm, một chàng thanh niên 19 tuổi phải rời mái trường San Jose lên đường tham chiến tại Việt Nam. Người lính thủy đã đặt chân đến Đà Nẵng năm 1964 và phục vụ hải chiến suốt 3 năm tại Việt Nam. Nhưng đến khi về lại San Jose, trở lại trương học, thì liền bị không khí phản chiến bao trùm, bạn bè thầy cô hất hủi, xã hội lên án, kể cả gia đình xa lánh. Ngay cả khi cha mẹ qua đời, thì anh ta hòan tòan bị gạt bỏ ra ngòai coi như xóa tên trong gia đình. Vì thế, suốt 54 năm qua, người thanh niên con dân San Jose đã cay đắng ôm một mối tủi hận sâu thẳm trong tim. Ông chán ghét và óan hận tất cả, chọn một cuộc sống an phận lầm lũi suốt 51 năm qua.

Khi nghe kể về câu chuyện của ông Steve Cable, NV Tâm đã tìm đến thăm viếng, bày tỏ lòng biết ơn những chiến sĩ như ông, và ông đã phát biểu qua làn nước mắt: “Tôi chờ đợi giây phút an ủi nầy suốt 51 năm qua. Hôm nay tôi tìm lại được niềm vui đã đánh mất hơn một nửa thế kỷ.”

Ông Steve Cable bước lên máy vi âm phát biểu niềm xúc động trước những tràng vỗ tay đón chào nồng hậu.


blankTiếng trống và điệu vũ Nam Hàn

blank
Nhạc cảnh Cờ Bay trong đại lễ Memorial.


Vườn Truyền Thống Việt- được coi là danh lam thắng cảnh của thành phố San Jose nhưng mang những nét của văn hóa Việt Nam Tự Do và diễn ra những sinh họat của cộng đồng. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, người đóng góp nhiều công sức và tài chánh để tạo nên Vườn Truyền Thống Việt, bày tỏ nỗi hân hoan khi thấy buổi lễ tri ân tưởng niệm đầy màu sắc.

Mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong Hoa Kỳ- Memorial Day tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh cho tổ quốc. Lần đầu tiên sau 43 năm, cộng đồng Việt Nam tại San Jose Hoa Kỳ tổ chức lễ tri ân và tưởng nhớ những chiến sĩ quốc gia đồng minh đã hi sinh trong cuộc chiến năm xưa, một việc làm đầy ý nghĩa. Việc trang bày khung cảnh bàn thờ nghi lễ và trang hoàng cờ quạt rực rỡ toàn bộ chung quan khu vườn là do công sức của quý thành viên nhóm Huynh Đệ Chi Binh VNCH do anh Hoàng Trọng Đức góp phần chính yếu. (Lê Phương)



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Vinh quang thay xã hội. Nhưng mà khốn nạn thay xã hội!”, tôi phải đi vay của Nguyễn Công Hoan rồi hoán vị “Kép Tư Bền” bằng “xã hội” là để cảm thán cho thân phận voi-chó của nó, như là một trong những ngôn từ / ý niệm bị khai thác chính trị nhiều nhất. Nhưng cũng có một sự nghịch pha, đến 180 độ. Mang ý nghĩa “cùng khổ / vô phước / bất hạnh” trong cách dùng của Nguyễn Công Hoan thì, đến thời của chúng ta, “khốn nạn”, như trong cách dùng nói trên, đã bị lột bỏ cái ý xót xa, thông cảm, chỉ có ý xấu, rất nặng, như một sự sỉ nhục
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
17 ngày nữa, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bước vào kết thúc. Ai thắng? Ai bại? Đời sống sẽ được trở lại bình thường không bị ám ảnh của truyền thông lôi kéo, không bị áp lực của đảng phái thuyết phục. Thật là đáng mừng.Không chắc. Nếu ông Trump thắng, cuộc giao chuyển quyền lực tuy không vừa ý, nhưng chắc sẽ xuôi qua bình yên. Nếu ông Trump thua, đây mới là vấn nạn. Đến giờ phút này, ai cũng biết, nếu ông Trump không được làm tổng thống thì sẽ ứng với câu: Được làm vua, thua làm giặc. Chuyện này đã xảy ra trong lịch sử: Ngày 6 tháng 1, 2021. Và căn cứ theo những lời ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Chính quyền Biden, FBI, nội an, cảnh sát, quân đội, có chuẩn bị gì chưa? Hay chỉ có ông Howard Stern tuyên bố: “Tôi không đồng ý với Trump về mặt chính trị, tôi không nghĩ ông ta nên đến gần Nhà Trắng. Tôi không ghét ông. Tôi ghét những người bỏ phiếu cho ông. Tôi nghĩ họ ngu ngốc. Tôi ghét. Tôi sẽ thành thật với bạn, tôi không tôn trọng bạn," (Fox News.)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.