Hôm nay,  

Người Cõng Phật

05/05/201800:00:00(Xem: 5225)
NGUOI CONG PHAT 1
Chở tượng Phật tới Thiền viện Chân Giác ở Quận Cam, đặt vào sân.

NGUOI CONG PHAT_2
Hình trái: Anh Tám Liêm, người cõng Phật; hình phải, quý sư cô ở thiền viện.
 
Anh Thành
 

LTS: Bài viết sau đây của nhà báo Anh Thành là để cúng dường Mùa Phật Đản. Tác giả đã về hưu sau nhiều năm hoạt động trong nghề báo. Sơ lược mấy dòng về nhà báo Anh Thành là: Trước 1975: Đi lính; Sau 1975: Đi tù; 1982: Đi ghe; 1984: Đi Mỹ; 1985: Đi làm; 2015: Đi chơi.

 
***
 

Rằm tháng Chạp Đinh Dậu. Trời cao trong xanh không khí Quận Cam mát dịu vào buổi sáng sớm nhờ đợt gió nóng Santa Ana xua đi những giá lạnh  của mùa đông ở miền Nam California  nếu so với nhiệt độ âm hơn cả chục độ ở vùng đông bắc Hoa Kỳ. Tôi nhận đươc điện thoại của anh Tám Liêm cho biết trong khoảng nửa giờ nữa, anh sẽ đặt một tượng Phật mới về ở thành phố Garden Grove và muốn tôi đến xem bằng chính mắt của mình như tôi từng cho anh biết trước đây.

Tôi vội vàng chạy đến Thiền Viện Chân Giác, góc đường Dale và Orangewood, gần Thánh Thất Đại Đạo Tam Kỳ  Phổ Độ Tây Ninh. Ngay sân sau Thiền Viện, tượng Phật Bà Quan Âm rất lớn được đặt trong một chiếc lồng bằng gỗ  thật lớn để nằm dài giữa sân sau của Thiền viện như mới được vận chuyển đến từ hải cảng Long Beach.

Đặt xuống một tượng Phật ở đây không đơn thuần là để hay dựng một tượng Phật bằng đá cẩm thạch hay đúc bằng xi- măng cao gần bằng người thật hay chừng hơn một thước, nặng chừng vài ba trăm ký lô. Có dịp chứng kiến lễ an vị tượng Trần Hưng Đạo bằng đồng tại đại lộ Trần Hưng Đạo Bolsa bằng một loại xe nâng có cần cẩu nhỏ tương đối khá giản dị với kích thước cao hơn một thước nặng chừng vài trăm pound. Tài xế cần cẩu đưa tượng đến đúng vị trí và đặt dễ dàng vào bệ cao khoảng 2 thước theo đúng ý của điêu khắc gia tác giả Phạm Thông. Còn ở đây anh Tám  sẽ đặt tượng Phật nặng chừng vài tấn trở lên và cao chừng 5 thước tây, nói theo kiểu đo lường của Mỹ chừng cỡ từ hàng chục ngàn pounds và cao từ 15 feet trở lên mà không có sự hỗ trợ của cần cẩu tương ứng với trọng lượng của tượng Phật.

Anh Tám Liêm đang đứng ngắm pho tượng Phật Bà Quan Thế Âm như  đang làm một bài toán hay tự đề ra kế hoạch dựng tượng, bên cạnh chiếc xe tow của anh lớn ở bên cạnh. Chiếc xe tow 7 tấn này là phương tiện di chuyển duy nhứt mà anh Tám Liêm sẽ sử dụng  mà không có một thứ phụ tùng hay dụng cụ hỗ trợ lớn nhỏ nào khác để dựng bức tượng cao hơn 5 thước, nặng khoảng 8 tấn cùng với đôi tay và khối óc để di chuyển và đặt bước tượng khổng lồ vào vị trí mà Thiền viện Chân Giác đã dự  tính.

Anh Tám Liêm, từ đây xin gọi thân mật là anh Tám, cho biết cách nay hai ngày, Ni sư của Thiền viện đã mời anh đến để bàn về dựng tạm tượng. Nói là dựng tạm vì còn phải chờ xây xong bệ đặt tượng ở một vị trí trang trọng trước Thìền viện mới an vị cố định. Hôm nay dựng tạm ở trong sân trong để các Phật tử có thể chiêm bái trong dịp Xuân Mậu Tuất (2018). Anh quan sát khá kỹ bức tượng và cho biết cảm tưởng của anh về công tác dựng tượng hôm nay. Anh hơi lo so với những lần di chuyển, đặt vị trí hay an vị khá nhiều tượng lớn ở các cơ sở tôn giáo thuộc miền Nam California. Anh Tám hơi lo vì cái đế bức tượng Quan Âm hình hoa sen có hình thể khó cho anh có thể “canh” để cân bằng bức tượng từ vị trí nằm để dựng đứng lên và di chuyển để đặt xuống đúng vị trí đã định.

Bức tượng khá cao mà diện tích ở chân tượng tương đối khá nhỏ nên việc dựng đứng bức tượng sẽ trở nên khó khăn vì trọng tâm bức tượng nếu lọt ra khỏi diện tích thì bức tượng sẽ đổ và với sức nặng khoảng 8,000 kg chắc chắn bức tượng sẽ vỡ tan. Nhớ đến tháp Pise là 1 kỳ quan du lịch của Ý Đại lợi có một độ nghiêng nhưng tháp đã không đổ xuống vì trọng tâm của tháp đã không rớt ra ngoài diện tích của tháp.

Anh Tám khẽ nâng bước tượng Quan Âm  bằng flat bed của xe tow nghiêng 45 độ,

Chân tượng chấm đất và nửa trên thì chơi vơi ở trên. Sau đó anh lấy dây chằng xe tow vòng qua lưng tượng móc vào xe tow, rồi bắt đầu cho flat bed xe tow đổ nghiêng thật chậm và tượng Phật cũng từ tư thế nằm đã từ từ được dựng đứng lên. Và tượng không đổ ra sau xe nhờ dây belt choàng qua lưng tượng giữ cho tượng thăng bằng thẳng đứng.  Anh Tám đã thật khéo léo khi cho tấm bửng flat bed đổ xuống thật chậm để bức tượng đứng lên mà tượng cao khoảng 5 thước không chao đảo.

Bức tượng đã đứng lên và phải đưa bức tượng đến vị trí được chỉ định chỉ cách vài mươi thước không phải dễ dàng vì bức tượng lớn và khá cao. Anh Tám lại ngắm bức tượng được tạc bằng đá nặng 8 ngàn kí lô từ dãy núi đá Vũng Tàu với bao nhiêu công sức, thời gian và tiền của bao nhiêu người nên cần tính toán về sự an toàn phải thật chính xác. Anh Tám đề nghị với Thiền viện phải mướn 1 xe cần cầu nặng trên 10 tấn để có thể bảo đảm cho sự an toàn và an tâm của mọi người. Điều này cũng không ngoài sự ước lượng của Thiền viện.

Sáng hôm sau, chiếc xe cẩu 10 tấn đã được công ty cho thuê cần cẩu vùng Los Angeles đã được mang đến và anh Tám cùng với một phụ tá đã đặt tượng Quan Âm vào đúng vị trí chỉ định tương đối dễ dàng.

Anh Tám cũng cho biết khi được gọi đến quan sát việc đặt tượng anh cảm thấy không ổn nên buộc phải đề nghị có cần cẩu cho an toàn và cũng là lần đầu tiên anh phải cần tới cần cẩu. Trong khoảng hơn một chục tượng thật lớn đến hơn chục tấn  và tượng vừa chừng vài ngàn kilogram, anh đã có dịp được  các chùa chiền, nhà thờ, thiền viện... gọi đến để an vị mà không sử dụng cần cẩu ngoài xe tow hơn 7 tấn của anh cùng với đôi tay khéo léo và sự tính toán chi li đến từng centimet cho nhiều tượng to hơn, nặng hơn. Đa số các tượng  đã được anh đưa về từ  các hải cảng phần lớn là  ở cảng Long Beach.

Đa số gồm tượng Phật Thích Ca, Quan Âm, Đạt Ma, Di Lạc, Đức Mẹ và cả những tượng long ly quy phượng sư tử.... Anh Tám đã từng đặt tượng Phật Thích Ca nguy nga ở chùa Hoa Nghiêm nặng khoảng 30 tấn cao cần 10 thước đúc bằng bê tông cốt sắt phải ráp từ 5 phần rời ra  mà phần bệ phải đúc bằng bê-tông cốt sắt sâu xuống lòng đất cả 2 thước, theo yêu cầu của thành phố Santa Ana. Và tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá cẩm thạch nặng 6 tấn cao đặt trên bệ cao khoảng 2 thước và phải đổ bê tông sâu gần 2 thước.

Anh Tám đã có lần đưa tôi đến Zen Thiền Viện ở đường Katella gần Magnolia để nhìn công trình an vị một tượng Phật uy nghi bằng gỗ mun nâu đặc khổng lồ bóng lưởng nặng trên  8,000 pounds, khoảng 4 tấn cao trên  9 feet, gần đụng nóc thiền viện, cao hơn cả cửa vào hơn nửa thước. Tôi ngạc nhiên làm thế nào để có thể đăt pho tương vĩ đại vào trong phòng thiền viện rất khiêm tốn về diện tích và chiều cao. Tôi có cảm tưởng tượng Phật đã được an vị trước và thiền viện được xây sau. Anh Tám đã giải thích anh đưa tượng Phật bằng cách hạ thấp bửng flat bed 7 tấn của anh để đưa tượng Phật xuống hai cái càng (thường dùng đưa  bánh xe hơi khi tow xe) vào cửa rồi lại tư từ nâng càng lên ngang flat bed để an vị tượng Phật. Đến lúc này anh Tám chưa rút càng xe ở trên bệ  vì cần phải xê dịch tượng Phật bằng đôi tay với cặp mắt chuyên nghiệp cho thật đúng với vị trí trung tâm của cái bệ. Anh Tám giải thích tượng Phật tuy rất nặng nhưng với phương pháp ly tâm nên anh có thể xoay tượng Phật theo  ý muốn tương đối dễ dàng. Sau đó anh từ từ hơi nghiêng tượng Phật để rút 2 cái càng xe. Cư sĩ trụ trì của Zen Thiền viện là ông Nhung, Giám đốc nhà in EastWest Printing nổi tiếng ở Quận Cam từ đầu thập niên 1980. Ông Nhung vốn là gốc Không Quân VNCH cũng là một Mạnh Thường Quân thể thao của cộng đồng người Việt Nam Cali. Nay ông đã về hưu vui thú điền viên với Zen Thiền viện.

Anh Tám chỉ với chiếc xe tow cũng đã đặt nhiều tượng lớn nhỏ khác ở trong vùng Nam California. Anh được rất nhiều chùa và thiền viện nhớ đến vì công việc của anh làm cẩn thận chưa hề xẩy ra một vụ đáng tiếc nào và nhất là với thù lao có thể nói rất… nhẹ nhàng so với công tác khá nặng nhọc vừa cả sức vừa cả tính toán mà anh đã thực hiện.

Tôi hỏi:

- Anh làm Nghề Cõng Phật này có cạnh tranh không?

Anh cười lắc đầu:

- Không cạnh tranh, mà cũng không có đối thủ. Tôi không chọn nghề mà chính nghề chọn mình.

Năm 1982, anh Tám đã để vợ con ở lại Phú Xuân, Nhà Bè, Saigon, lặng lẽ xuống ghe ra khơi như một tình cờ của định mệnh mà chính anh cũng không ngờ. Chị Tám ở lại vừa buồn vừa giận một thời gian khá dài mới nguôi ngoai, sau khi đoàn tụ gia đình.

Anh Tám Liêm định cư đầu tiên và đi làm hãng ở tại New York. Sau khi liên lạc được với người em ruột đã thất lạc, anh mới chuyển về Quận Cam đang đi làm nghề tow xe. Một nghề khá vất vả nhưng lại được tự do.  Bằng một tinh thần xốc vác cùng với sức khỏe khá tốt. Anh Tám đã ngang dọc với chiếc xe tow kềnh càng và nặng nhọc. Nghề xe tow cũng không có giờ giấc nhất định nhưng thường “đắt khách” vào mùa mưa và dịp lễ lạc.

Năm 1989, có người gọi anh Tám  tow dùm 1 xe van đang chở 1 “palet” gạch bị hỏng máy bất ngờ ở tiệm bán vật liệu Pacific Land thuộc thành phố Anaheim. Ông Chín Ngô, chủ tiệm nhờ anh Tám chở dùm “palet” gạch, nguyên kiện chứ không chở lẻ tẻ với giá 50 đô la. Anh Tám thấy “ngon” quá vì sau món tow xe lại thêm món chở gạch nữa. Anh Tám OK Salem liền.

Chuyến thứ hai, ông Chín Ngô kêu anh Tám chở 2 “palet” gạch từ Anaheim đến thành phố Garden Grove, tiền công là 80 đô la.. Nhưng vì chưa có kinh nghiệm lên hàng xuống hàng gây mất thăng bằng anh Tám làm vỡ 1 ‘palet’ gạch. Một phần khác chiếc xe tow của anh lúc ấy là  loại nhỏ khoảng 4 tấn mà 2 palet gạch quá nặng.

Anh Tám nhận trách nhiệm về mình và đồng ý bồi thường 288 đô la. Ông Chín Ngô bằng lòng tinh thần trách nhiệm của anh Tám và muốn mời anh cộng tác lâu dài. Ông Chín Ngô đề nghị cho anh Tám mượn 10 ngàn đô la để mua một chiếc xe nặng 7 tấn tow xe loại lớn và cũng để chở vật liệu xây cất cho ông luôn. Anh Tám rất cảm kích và cám ơn ông Chín Ngô và gia đình  đã giúp đỡ anh vừa có phương tiện cải thiện nghề nghiệp lại vừa có thêm một nghề mới. Nghề không cạnh tranh, không đối thủ.

Năm 2006, ông chủ siêu thị Vĩnh Phát đang đi tìm người chở dùm hai cái tượng sư tử mỗi con nặng 6 tấn bằng đá cẩm thạch chở từ Việt Nam đến cảng Long Beach. 4 công ty chuyển vận, 2 Mỹ, 2 Việt Nam đã đến tham khảo và “chạy làng” vì điều kiện kỹ thuật  rất khó khăn. Xe cần cẩu không thể thực hiện được vì tượng đưa lên cao sẽ vướng dây điện. Ngoài ra mặt bằng của sân vừa thấp lại vướng tường gach, khó đưa được tượng vào đúng vị trí. Anh Tám được mời đến tham khảo. Sau khi khảo sát và tính toán kỹ lưỡng và cũng chỉ với chiếc xe tow 7 tấn anh Tám đã lần luợt đưa được 2 tượng sư tử 12 tấn vào trong cổng nhà ông chủ siêu thị Vĩnh Phát.

Năm 2001, Thiền viện Đại Đăng ở Oceanside mướn 1 công ty chuyên môn  vận chuyển hạng nặng chuyên chở 2 tượng sư tử, mỗi con nặng 4 tấn từ Long Beach đến Thiền viện. Tại một con dốc đứng ở Oceanside dài hơn 500 thước, chiếc xe truck moving chở 2 tượng hơn 8 tấn tuột dốc 2 lần lên không nổi, bỏ cuộc. Lúc này, anh Tám “tiếng lành đồn gần, tiếng giỏi đồn xa” (không phải tiếng dữ). Anh Tám sau khi quan sát hiện trường con dốc thẳng đứng khá dài và tham khảo 2 tượng con sư tử một lúc lâu.

Anh Tám lấy xe tow 7 tấn của mình cõng luôn 2 tượng sư tử 6 tấn, “seatbelt” cẩn thận, lái đến đầu dốc đứng Oceanside, trở đầu xe và anh Tám mở “số de” đạp hết ga “ de” xe lên con dốc đứng với 2 con sư tử 8 tấn. Xe số “de” luôn luôn mạnh hơn số tới.

Quí Thầy trong Thiền Viện Đại Đăng  hoan hỉ trước thành công của anh Tám Xe Tow, sau đó đã nhờ anh “cõng” dùm một tượng Phật 8 tấn, an vị trước Thiền đường.

Từ anh tài xế xe tow, anh Tám trở thành “Người Cõng Phật” lớn nhỏ và có cả tượng Đức Mẹ Maria an vị có đến 20 tượng. Anh Tám cho biết chưa từng “say no” bất cử công tác “cõng Phật” nào cả và cũng chưa gặp một thất bại nào cả. Anh Tám cho biết thời gian tow xe cho đồng hương HO mới qua, anh Tám lấy giá 50% Off. Anh Tám có một trưởng nam học xong đại học 4 năm cũng “chơi” một xe tow giống bố không kể trong gia đình các cháu của anh Tám cũng có lai rai vài chiếc xe tow.

Còn nhớ cách nay vài năm khi phi thuyền Discover bay chuyến cuối cùng và dự định đưa phi thuyền vào viện bảo tàng khoa hoc Los Angeles nhưng vì thời tiết xấu nên phi thuyền Discover phải đáp xuống tiểu bang Florida và được 1 chiếc Boeing 747 khổng lồ ‘cõng’ từ Florida về phi trường Los Angeles. Rồi từ đây phi thuyền được “cõng” về Bảo Tàng Viện Nam California. Chỉ riêng chi phí cõng Discover từ LAX về bảo tàng viện thôi đã mất 15  triệu đô la cùng với một đội ngũ cơ giới kỹ thuật hùng hậu và hiện đại. Tôi cười nói với anh Tám: “Nếu vô được cái “mánh” này anh Tám lấy chừng ...1 phần 3 cũng đủ rồi. Biết đâu kỳ tới... Tiếng lành đồn gần, tiếng giỏi ..đồn xa. (không phải tiếng dữ)

 Anh Thành

20-03-2018

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.