Hôm nay,  

Phản Ứng Về Bài Viết Của Thị Trưởng Tạ Đức Trí

4/20/201800:00:00(View: 5934)
Thắng Đỗ
 

Bài viết của Thị Trưởng Tạ để giải thích lá phiếu của ông chấp thuận thành phố Westminster ghi danh chống lại luật SB54 của tiểu bang California không thuyết phục được tôi vì nó cố tình thiếu sót những chi tiết quan trọng và do đó không minh bạch.

Điều Thị Trưởng Tạ không đề cập đến là bối cảnh quốc gia dẫn đến việc tiểu bang California thông qua luật này. Từ khi ông Trump lên nhậm chức, chính quyền ông đã tạo nên một khung cảnh làm khó cho người di dân bất kể tình trạng di trú của họ. Đối với người gốc Trung Đông, ông đưa ra luật cấm họ nhập cư, ngay cả những người có giấy phép thường trú (thẻ xanh); Đối với các người đã nhập cư từ lúc còn là trẻ em, ông cho ngưng chính sách nhân đạo DACA mà Tổng Thống Obama đã đề xướng cho họ tạm trú vô thời hạn; Đối với những người có tiền án, ngay cả khi án đó xảy ra lúc họ còn là trẻ em và bây giờ họ đã sống cuộc đời bình thường và lương thiện như bao người khác, ông ra lệnh trục xuất. Các lệnh của ông xé nát bao nhiêu gia đình, bắt cha mẹ xa con hay ngược lại. Động lực của tiểu bang California khi thông qua luật này không nhằm mục đích chống lại liên bang – Thống Đốc Brown đã bắt sửa nhiều chi tiết trong đạo luật để biết chắc rằng tiểu bang không cản trở công việc của cảnh sát di trú liên bang ICE – mà thuần túy vì lý do Nhân Đạo. Lòng Nhân Đạo là thứ mà tất cả các người Việt tị nạn đã từng được hưởng ở xứ này. Chúng ta cần trân quý và duy trì tính đó cho những con người khốn khổ đến sau chúng ta.

Thị Trưởng Tạ phân biệt cách một con người rời bỏ xứ sở gốc của mình và cách nhập cư. Ông cho rằng tất cả người Việt tị nạn đều nhập cư hợp pháp. Điều đó hoàn toàn sai. Gia đình tôi đến Guam, thuộc về Mỹ, ngày 24 tháng 4, 1975, khi Hoa Kỳ chưa có bất cứ chính sách nào đón nhận người tị nạn. Như ông nói, cho đến ngày 23 tháng 5, 1975, Tổng Thống Ford mới ký sắc lệnh chính thức đón nhận người tị nạn Đông Nam Á. Xem bộ phim tài liệu Last Days in Vietnam sẽ hiểu rằng cuộc di tản mà tôi và hàng trăm ngàn người Việt khác thoát khỏi Việt Nam là trái luật Mỹ; nó được tổ chức tự phát bởi các cá nhân người Mỹ tuy không được phép của chính phủ hay tòa đại sứ. Chúng tôi đã là những người nhập cư không giấy tờ và trái phép.

Thị Trưởng Tạ cũng nói rằng luật SB54 gây khó khăn cho thành phố Westminster, nhưng không nói rõ đó là những khó khăn gì. Những khó khăn đó có thật, hay chỉ trong trí tưởng tượng của Thị Trưởng để bào chữa cho lá phiếu của mình? Theo tôi, luật đó giúp thành phố hơn là gây cản trở, vì thành phố không phải sử dụng các phương tiện của chính quyền địa phương để hỗ trợ chính phủ liên bang.

Phía sau bất cứ luật nào cũng là con người, là những mảnh đời. Động cơ của luật SB54 là lòng Nhân Đạo. Hơn ai hết, người Việt tị nạn như chúng ta phải hiểu điều đó, phải biết giúp đỡ những kẻ khốn cùng, thay vì toa rập với những thế lực muốn tước đi những quyền căn bản của những con người đáng thương kia. “Thương người như thể thương thân, người ta gặp bước khó khăn đến nhà”, ông cha vẫn dạy thế, và muôn đời đó vẫn phải là giá trị căn bản của văn hóa Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.