Hôm nay,  

San Jose và pho tượng lính

04/04/201800:01:00(Xem: 8520)

San Jose và pho tượng lính

Báo San Jose Mercury News thứ hai vừa qua đã đi bài trang nhất địa phương về câu chuyện hải quân Hoa Kỳ xây dựng tượng Người thủy thủ cô đơn tại đảo Guam. Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch của Minh Tâm đính kèm. Mở đầu xin có đôi lời giới thiệu. Câu chuyện đầu đuôi bắt đầu từ ngày 24 tháng 9 năm 2016. Biên bản buổi họp tại Army Navy Club, ghi nhận những người tham dụ như sau.   Buổi họp để thực hiện đặt tượng LONE SAILOR IN GUAM bắt đầu lúc 13 giờ ngày 24 tháng 09, 2016 với Đại Tá Hải Quân Huấn Nguyễn (USN), Nữ đại tá cộng đồng y tế Mi Phan (USPHS), Hai vị này là sĩ quan gốc Việt từ DC. Đại Tá lục quân Tom Economy (USA), bà Tuyết Mai từ Texas,, Steve Kampff,  , Phó Đề Đốc Frank Thorp IV, CEO U.S. Navy Memorial và ông bà Roger, Sanmy Quan, cùng với Phạm Thanh Nga là người từ San Jose lên họp. 
 ​blank

Đây cũng là lần hội họp thứ ba kể từ khi dự án mới thảo luận từ tháng 5-2016.  Ngay trong năm đầu tiên cư dân San Jose với ông bà Roger Quan và Thanh Nga đã đóng góp mở đầu 50 ngàn mỹ kim. Tháng ba-2018 trong cuộc gây quỹ mở đầu cũng tại San Jose, một tổ chức ngân khố Hoa Kỳ góp trực tiếp 50 ngàn. Trong một tuần lễ San Jose tổ chức ba lần gây quỹ.

Một lần nói chuyện tại San Jose City Hall, một lần tại nhà hàng và sau cùng một lần tại tư gia. Con số tổng kết nói chung đã lên đến khoảng 150 ngàn. So sánh với nhu cầu 300 ngàn cho toàn dự án, ban tổ chức của hải quân Hoa Kỳ gồm các đề đốc và đô đốc Mỹ đảm trách đã nghĩ rằng quả thực con đường trông cậy vào người ty nạn Việt nam là con đường đúng nhất. Hai vị đại tá hải quân Hoa Kỳ gốc Việt là anh Huấn và chị Mimi từ thủ đô DC cũng hết sức hãnh diện về sự đáp ứng của cộng đồng Việt Nam. Nữ đại tá Mimi hiện là chủ tịch hội quân nhân gốc Việt tại Hoa Kỳ. Riêng tại San Jose vào giữa tháng 4 năm nay sẽ có buổi tổ chức gây quỹ do cô Thái Hà vận động và điều hợp. Có 2 vị tướng lãnh Hoa Kỳ và tướng gốc Việt về tham dự. Chúng ta có thể tin tưởng rằng bức tượng người lính thủy cô đơn đặt tại đảo Guam nhìn ra Thái Bình Dương mang ý nghĩa rất nhiều với người Việt. Hơn 40 năm qua những con tàu hải quân Mỹ đã đón thuyền nhân từ biển Đông mang đến hải đảo xa xôi nhưng đây chính là bước đầu vào đất Mỹ. Bác sĩ Độ từ San Jose đã góp thêm 5 ngàn Mỹ Kim. Từ Năm CA cô Nguyễn thị Ngọc Di cũng sẽ lên San Jose tham dự. Cô là người vợ trẻ của phi công VNCH anh Lê Văn Lộc bi cộng sản giết trên đường vượt nguc. Ngày 30 tháng tư anh đưa vợ mang bầu lên máy bay di tản rồi trở lại phi trường nhận công tác. Cô vợ trẻ đã đến Guam và từ đó không bao giờ gặp lại chồng. Hai mươi năm sau, mẹ con Ngọc Di trở lại trại tù, bốc mộ người xưa đem về Mỹ. Tháng tư năm nay, người vợ phi công nhớ về đảo Guam đem 2000 góp cho công việc xây tượng anh thủ thủy Hoa Kỳ cô đơn. 
 

Quý vị muốn tham dự chương trình văn nghệ gây quỹ tại Dynasty vào tối thứ sáu 13 tháng 4-2018 xin liên lạc với ban tổ chức Thái Hà 707 529 1868 . Giá vé 65, 80 và 100. Không thuận tiên tham dự xin tùy nghi viết chi phiếu gửi thẳng cho hải quân Hoa Kỳ.

Xin ghi cho US Navy Memorial và gửi về Alexis Baker 701 Pennsyvania Ave. NW Washington DC 20004. Sau đây là bản dịch bài báo đăng trên SJMN

 

Cảm Ơn Nước Mỹ .

Người Việt Được Cứu Giúp Sau Ngày Saigon Thất Thủ Tỏ Lòng Cảm Ơn Nước Mỹ Bằng Tượng Đài Ở Đảo Guam.                                                                                                Nguyễn Minh Tâm dịch theo Bay Area News Group ngày 30/3/2018

SAN JOSE:  Khi bà Angie Elconi đến Hoa Kỳ hồi năm 1981, bà là một người tị nạn không có một xu trong túi. Bà trốn chạy chế độ cộng sản ở Việt Nam sau cuộc chiến tranh tàn khốc, và cảm ơn vì đã có cơ hội xây dựng cuộc đời mới.

 

Ngày nay, nhà đầu tư điạ ốc thành đạt đó đang sống ở San Jose vẫn mang trong lòng sự biết ơn đối với những người Mỹ đã mở lòng đón bà đến vùng đất có nhiều cơ hội tiến thân, để bà được thành công tại đây.

 

Bà tâm sự: “Nếu không có người Mỹ, tôi không nghĩ rằng tôi có thể được sống ở đây, và được hưởng tự do.”.

 

Bà Angie Elconi là một nhân vật trong nhóm người tị nạn Việt Nam ở địa phương đang hăng hái xây dựng một bức tượng Người Thủy Thủ Hải Quân Hoa Kỳ ở đảo Guam. Đây là nơi hàng ngàn người tị nạn đặt chân trước khi được định cư vào Hoa Kỳ.

 

Đối với nhiều người tị nạn, đây là một nghĩa cử xuất phát tự đáy lòng để bầy tỏ lòng cảm ơn đối với những quân nhân Mỹ đã giúp họ trốn khỏi chính quyền cộng sản, đưa họ đến một quốc gia đón nhận họ.

 

Khoảng 60 người di dân Việt nam ở San Jose và Orange County đã chung nhau tặng số tiền $130,000 – bằng gần một nửa tổng số chi phí $300,000- để dựng tượng đài Tưởng Niệm Người Thủ Thủ Cô Đơn, Hải Quân Hoa Kỳ. Tượng đài này được xây dựng để vinh danh những thủy thủ, và những chiến sĩ thủy quân lục chiến đã cứu vớt hàng ngàn người Việt ngoài biển khơi sau chiến tranh.

 

Sau khi rời khỏi Việt Nam, bà Elconin, 59 tuổi, phải trải qua quãng đường tị nạn ở Thái Lan, rồi sang Phi Luật Tân học tiếng Anh trong sáu tháng trước khi đến Hoa Kỳ.

Mặc dù chuyến đi tìm tự do của bà không đưa bà qua ngả đảo Guam, nhưng bà Elconin nói rằng việc bà tặng tiền xây dựng tượng đài là một cách thiết thực nhất để bà bầy tỏ lòng tri ân của bà đối với những người đã cho bà – và hàng ngàn người khác- cơ hội chiến đấu.

 

Bà Elconin tặng số tiền $25,000 đô la như số tiền gốc để xây dựng dự án tượng đài Người Thủy Thủ Cô Đơn, tuyên bố như sau: “Cách đây 50 năm, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nước Mỹ là ngọn hải đăng của hy vọng đối với tất cả chúng tôi, những người muốn trốn chạy khỏi chủ nghĩa cộng sản,và chế độ đàn áp người dân. Đối với hàng triệu người Mỹ gốc Việt, chúng tôi muốn nói câu: “Cám Ơn Nước Mỹ” đã nhận chúng tôi vào đây, cho chúng tôi nơi dung thân, sự tự do, và cơ hội thành đạt, và sau cùng là cơ hội đóng góp vào đất nước đã đón nhận chúng tôi.”.

 

Khoảng hơn 111,000 người tị nạn Việt Nam đến ở các lều tạm trú trên đảo Guam khi được di tàn ra khỏi Saigon vào những ngày cuối của cuộc Chiến Tranh Việt Nam hồi năm 1975. Họ được làm thủ tục định cư, sau đó di cư vào Hoa Kỳ, và hầu hết đều trở thành công dân Mỹ.

 

Ông Trần Đệ, cựu chủ bút báo Việt Mercury, đã đến đảo Guam cùng với gia đình vào cuối tháng Tư 1975, chỉ vài ngày trước khi miền Nam Việt Nam thất thủ.

Ông Trần Đệ viết trong một email như sau: “Khí hậu ở đảo Guam là khí hậu nhiệt đới giống như Việt Nam, gió biển có mùi vị tương tự, nhưng mọi thứ hầu như đều mới, và rất hấp dẫn. Những quân nhân ở đây nói thứ ngôn ngữ chúng tôi không hiểu. Thức ăn, gồm các món cơm lính nấu cẩu thả đến món trứng tráng, từ món hamburger đến món hot dogs, khác hẳn với những món ăn ở Việt Nam.”.

Ông Trần Đệ nói thêm đảo Guam là địa điểm đầu tiên của đất Mỹ, để rồi đưa chúng tôi đến Giấc Mơ Mỹ: “Cuộc sống của chúng tôi ở Hoa Kỳ, sự nghiệp của chúng tôi, sự thành đạt của chúng tôi, cơ hội dành cho con cái chúng tôi- tất cả những điều đó đều bắt đầu từ dẻo đất của hòn đảo phía tây Thái Bình Dương.”

 

Hiện nay có tất cả 15 tượng đài Người Thủy Thủ Cô Đơn được dựng rải rác trên khắp đất nước, trong đó có bức tượng nguyên thủy đặt ở Hoa Thịnh Đốn, và một bức tượng khác đứng trông bao quát toàn vùng Vịnh San Francisco, đặt ở phía bắc của chiếc cầu danh tiếng Golden Gate Bridge. Tượng đài ở đảo Guam sẽ khánh thành vào ngày 30 tháng Tư để đánh dấu lễ tưởng niệm hàng năm ngày Saigon thất thủ, người Mỹ gốc Việt gọi là “Tháng Tư Đen.”.

 

Người phụ trách việc gây quĩ xây dựng ở địa phương là ông Phạm Phú Nam. Ông tuyên bố như sau: “Tôi tin rằng tất cả người Việt đến Hoa Kỳ .. đều cảm ơn đất nước, và người dân ở đây. Họ đã mở lòng đón tiếp chúng ta trong suốt 40 năm qua, kể từ đợt người tị nạn đầu tiên sau khi saigon thất thủ.”.

 blank

Ông Phạm Phú Nam, 63 tuổi, làm việc cho Trung Tâm IRCC ở San Jose, một tổ chức bất vụ lợi. Ông đến Hoa Kỳ vào năm 1984, sau khi trốn khỏi Việt nam bằng thuyền. Ông nói rằng phụ trách việc tổ chức gây qũi ở đây là “cơ hội để tôi nói lời cảm ơn với binh chủng Hải Quân Hoa Kỳ và nước Mỹ nói chung.”.

 

Cựu Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ Frank Thorp, phụ trách Đài Tưởng Niệm Hải Quân Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn nói rằng ông hết sức xúc động về “tấm lòng cảm ơn không diễn ta nổi của từ hai phía: từ phía người Mỹ gốc Việt được cứu vớt ngoài biển khơi, cũng như từ phía Hải Quân Hoa Kỳ và niềm tự hào về mối liên hệ mạnh mẽ bền vững giữa đôi bên.”.

Đô đốc Frank Thorp nói: “Việc xây dựng tượng đài là cách hay nhất để bầy tỏ sự cảm ơn cũng như nhắc nhở cho chúng ta nhớ lại những gì đã xảy ra trong khoảng thập niên 60’s và 70’s.”.

Tượng đài sẽ được đặt ở dinh thống đốc trông ra biển. Tượng đài được tô điểm bằng những viên gạch trên đó khắc tên những mạnh thường quân. Đô đốc Thorp cho biết đa số tiền quyên tặng do từ nhiều người Mỹ gốc Việt.

 

Bà Elconin dự tính sẽ đi đến đảo Guam vào tháng tới để dự lễ khánh thành.

Bà nói: “Đây là giây phút hết sức đặc biệt đối với chúng tôi.”

 

            Nguyễn Minh Tâm dịch theo Bay Area News Group ngày 30/3/2018

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.