Hôm nay,  

Tổng thống moon jae-in và CON đường dân tộc tự quyết

3/19/201809:44:00(View: 6784)

blank

Tổng Thống Nam Triều Tiên-Moon Jae-in/AP Photo (Jeon Heon Kyun)


Tổng thống moon jae-in và CON đường dân tộc tự quyết

Đào Như

Theo nguồn tin AFP, hôm thứ Hai 14-8-2017, trong bài diễn văn được trực tiếp truyền hình tại Hán Thành (Seoul) ông Moon Jae-in, Tổng thống Nam Triều Tiên (Nam Hàn) lên tiếng mạnh mẽ cảnh cáo:‘‘ không một quốc gia nào được quyền đơn phương hành động quân sư tấn công vào bán đảo Triều Tiên mà không được sự đồng ý của Nam Triều Tiên’’. (1)

Người dân Nam Triều Tiên trong những ngày vừa qua vô cùng lo sợ trước lời đe dọa triền miên của Tổng thống Donald Trump và các giới chức quân sự cấp cao của Mỹ: sẽ tận diệt Bắc Triều Tiên bằng vũ khí nguyên tử mà không hề quan tâm đến sự tồn vong, ô nhiễm phóng xạ và thiệt hại của nam Tiều Tiên và các nước trong khu vực. Điều này đã khiến Tổng thống Nam Triều Tiên, ông Moon Jae-in đưa ra lời cảnh cáo với Hoa Kỳ:‘‘Chính phủ Nam Triều Tiên sẽ không chấp nhận mọi hành động quân sự đơn phương tấn công vào Bắc Triều Tiên (Bắc Hàn) vì tiến trình chế tạo vũ khí nguyên tử của xứ này ‘’. Dĩ nhiên lời cảnh cáo này của ông Moon được coi như là bất thường đối với Mỹ, một đồng minh chí cốt và lâu đời của Nam Triều Tiên.

Ông Moon Jae-in vốn dĩ là người có tư tưởng tiến bộ. Khi còn là ứng cử viên tổng tống Nam Triều Tiên ông Moon từng hứa hẹn‘‘sẽ nói không với Washington nếu cần’’. Nhưng sau khi đắc cử vào tháng 5 vừa rồi, ông Moon có hành động nghiêng về phía quân sự: Lúc đầu ông ra lịnh ngưng bố trí hê thống THAAD trên lãnh thổ Nam Triều Tiên vì sự phản đối của Trung Quốc và Nga. Nhưng sau đó ông đảo ngược lại quyết định trên, khi Bình Nhưỡng bắn thành công hai hỏa tiển liên lục địa-ICBM.


Khi tuyên bố những lời phát biểu ở trên, chống lại sư đơn phương can thiệp quân sự của Mỹ vào bán đảo Triều Tiên, Tổng thổng Moon Jae-in không bao giờ quên sư cố lớn lao của lịch sử Nam Triều Tiên vào ngày 15-tháng 8-năm 1979, ngày mà cố Tổng thống Park Chung Hee bị giết chết bởi Kim Jaegyn, Giám đốc Cơ quan Tình báo NTT-KCIA- người rất thân cận của Park Chung Hee chỉ vì lý do Tổng thống Park Chung Hee ngăn chận dân chủ hóa NTT- một lý do mãi đến hôm nay vẫn được xem là mờ ám. Nhưng việc sát hại này cũng không nằm ngoài dự đóan của chính cố Tổng Thống Park Chung Hee. Do đó Kim Jaegyn bị hành quyết rất sớm trước khi sự can thiệp kịp thời của thế lực ngoại bang. Như vậy mới biết khi nêu lên lời cảnh báo ở trên, Tổng thống Moon Jae-in là người yêu nước anh dũng biết chừng nào!

Dù sao lời phản bác của ông Moon về sư can thiệp đơn phương quân sự của ngoại bang vào bán đảo Triều Tiên, làm người ta nhớ lại lời tuyên bố của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành vào năm 1953 sau khi nhận diện Trung Quốc và Liên Xô chỉ là những đế quốc, đã phản bội lòng tin của nhân dân Triều Tiên qua cuộc chiến Triều Tiên chống Mỹ-1950-1953:

- Triều Tiên phải độc lâp về kinh tế
- Triều Tiên phải độc lập về chính trị, không theo mô hình Chủ thuyết, Tư tưởng chính trị của bất cứ ngoại bang nào.
- Triều tiên phải độc lập về quân sự, không chấp nhận một sự can thiệp dù cho nhỏ đến đâu đi nữa, từ nước ngoài.

Thế mới biết đã là người dân của một nước, dù người Bắc hay Nam, dù người Tây hay Đông, ai cũng giống ai, máu chảy ruột mềm. Con đường lựa chọn tốt nhất cho quê hương luôn luôn là sự Thống nhất đất nước, Dân tộc Độc lập, Dân tộc Tự do và Dân tộc Tự quyết, nghĩa là Dân tộc có toàn quyền tự xác định, tự chọn lựa thể chế cho đất nước của mình, tự quyết định tương lai sinh mệnh của đất nườc mình.

Đào Như
[email protected]
Chicago
 
Ghi Chú Nguồn
(1)-South Korea vows no war despite North’s Missile threat
https://www.afp.com/en/news/23/south-korea-vows-no-war-despite-norths-missile-threat

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
✱ Carnegie Moscow: Có nên coi ông Trump là một đối tác chính thức để bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ, hay nên sử dụng ông ta như một công cụ để phá vỡ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hay không? ✱ Carnegie Moscow: Trump không có hành động chống đối nào với Putin, cho thấy ông ta đánh mất thế chủ động và chỉ làm theo sự dẫn dắt của Nga ✱ DW Đức: Người Đức muốn Trump hành động như một thành viên hàng đầu của NATO chứ không phải như là một đặc vụ khi tiếp cận với Putin ✱ NY Post: Trump phải đối mặt với sự chỉ trích của cả hai đảng chính trị sau cuộc họp báo kiểu xu nịnh của ông ta ở Helsinki với nhà lãnh đạo Nga ✱ Yahoo News: Trump mô tả NATO là "con cọp giấy"...
Chiến tranh ở Ukraine do Putin chủ tâm gây ra hiện nay không khỏi làm cho nhiều người nhớ lại những cuộc xung đột giữa các cường quốc hồi thế kỷ XIX. Anh và Nga tranh giành nhau những nguồn lợi của Trung Á, trong lúc những nước u châu khác như Pháp, Đức, Bỉ mở rộng Đế quốc của họ qua Phi châu giàu có tài nguyên...
The Week ngày 12/4/2022 đi một bài báo nhan đề, “Biden nên ngậm miệng lại” (Biden needs to keep his mouth shut) tác giả nói rằng trong bài phát biểu tại Des Moines ngày 12/4/2022 ông Biden nói rằng Nga phạm tội diệt chủng (genocide) tại Ukraine....
Ngày 30.6.2016 - Theo tổ chức Phục vụ nền Hòa bình Thế giới của Nga (Carnegie Endowment For International Peace - CEFIP) nghiên cứu Chính sách đối ngoại. Việc Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm 2014 là bước đi mới nhất trong quá trình lâu dài của Moscow bác bỏ trật tự an ninh Euro-Đại Tây Dương thời hậu Chiến tranh Lạnh, phản ánh một quan điểm sâu sắc khó có thể thay đổi. Sự trở lại của địa chính trị trong giới tinh hoa Nga được hướng dẫn bởi ý thức sâu sắc về sự xâm phạm của phương Tây gia tăng đối với các lợi ích an ninh, kinh tế và địa chính trị của Nga. Nhận thức về sự yếu kém bên trong của đất nước, giới tinh hoa đã đóng góp vai trò huy động quần chúng khi phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Việc thiếu tự tin vào khả năng quốc phòng của mình đã khiến các chuyên gia quân sự Nga coi các chiến lược leo thang hạt nhân sớm như một biện pháp răn đe để đối phó với ưu thế vượt trội của phương Tây.
Cầu an là tâm lý phổ biến của nhân loại chứ chả riêng gì ông Tổng Bí Thư. Nhờ thế nên Vladimir Putin và Tập Cận Bình mới có cơ hội diễu võ dương oai, và lăm le muốn lấn lướt thiên hạ cho mãi đến nay. Nay thì ai cũng biết hình ảnh Gấu Nga (dữ dằn) chỉ là sản phẩm của tuyên truyền và Cọp Tầu (vằn vện) chỉ là cọp giấy mà thôi, trừ đám dân Ba Đình Hà Nội.
Giống như những gián đoạn trước đây đối với nền kinh tế toàn cầu, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã làm nổi bật sự sai lầm của việc chỉ dựa vào thị trường để giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng phục hồi của các quốc gia. Thêm một thử thách khác nữa, chủ nghĩa tân tự do đã thất bại và cuối cùng phải được thay thế bằng một tầm nhìn kinh tế mới dựa trên các giá trị mới....
Quân đội Cộng sản Việt Nam khoe “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, nhưng sau 78 năm ra đời (22/12/1944) lực lượng này không vượt qua nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” ngay trong hàng ngũ mình và đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Thật tình Putin đang lo sợ cho số mạng của ông ta và cả ngôi vị Tổng thống mà ông đã cố công dọn sẵn chờ ông cho tới năm 2036. Trước nhứt, ông lo sợ trong nội bộ, như cựu Thủ tướng Dmitri Medvedev bị thất sủng và bị ra rìa trước thế lực của cánh «siloviki» (quân đội và an ninh), Bộ trưởng Quốc phòng Serguei và Tham mưu trưởng Valery Guerrassimov, bỗng vắng bóng, giới trí thức yêu chuộng dân chủ tự do có thái độ bất mãn....
Từ Rạch Giá – hôm 21 tháng 3 năm 2022 – nhà văn Thận Nhiên đã gửi đến độc giả xa gần tấm hình của người đàn ông gầy gò/đen đủi, ngồi trên chiếc xe lôi (trong một con phố nào đó) ở thị xã này. Bức ảnh tuy chỉ đơn sơ và giản dị thế thôi nhưng vẫn khiến tôi không khỏi ngậm ngùi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.