Hôm nay,  

Tổng thống moon jae-in và CON đường dân tộc tự quyết

3/19/201809:44:00(View: 6786)

blank

Tổng Thống Nam Triều Tiên-Moon Jae-in/AP Photo (Jeon Heon Kyun)


Tổng thống moon jae-in và CON đường dân tộc tự quyết

Đào Như

Theo nguồn tin AFP, hôm thứ Hai 14-8-2017, trong bài diễn văn được trực tiếp truyền hình tại Hán Thành (Seoul) ông Moon Jae-in, Tổng thống Nam Triều Tiên (Nam Hàn) lên tiếng mạnh mẽ cảnh cáo:‘‘ không một quốc gia nào được quyền đơn phương hành động quân sư tấn công vào bán đảo Triều Tiên mà không được sự đồng ý của Nam Triều Tiên’’. (1)

Người dân Nam Triều Tiên trong những ngày vừa qua vô cùng lo sợ trước lời đe dọa triền miên của Tổng thống Donald Trump và các giới chức quân sự cấp cao của Mỹ: sẽ tận diệt Bắc Triều Tiên bằng vũ khí nguyên tử mà không hề quan tâm đến sự tồn vong, ô nhiễm phóng xạ và thiệt hại của nam Tiều Tiên và các nước trong khu vực. Điều này đã khiến Tổng thống Nam Triều Tiên, ông Moon Jae-in đưa ra lời cảnh cáo với Hoa Kỳ:‘‘Chính phủ Nam Triều Tiên sẽ không chấp nhận mọi hành động quân sự đơn phương tấn công vào Bắc Triều Tiên (Bắc Hàn) vì tiến trình chế tạo vũ khí nguyên tử của xứ này ‘’. Dĩ nhiên lời cảnh cáo này của ông Moon được coi như là bất thường đối với Mỹ, một đồng minh chí cốt và lâu đời của Nam Triều Tiên.

Ông Moon Jae-in vốn dĩ là người có tư tưởng tiến bộ. Khi còn là ứng cử viên tổng tống Nam Triều Tiên ông Moon từng hứa hẹn‘‘sẽ nói không với Washington nếu cần’’. Nhưng sau khi đắc cử vào tháng 5 vừa rồi, ông Moon có hành động nghiêng về phía quân sự: Lúc đầu ông ra lịnh ngưng bố trí hê thống THAAD trên lãnh thổ Nam Triều Tiên vì sự phản đối của Trung Quốc và Nga. Nhưng sau đó ông đảo ngược lại quyết định trên, khi Bình Nhưỡng bắn thành công hai hỏa tiển liên lục địa-ICBM.


Khi tuyên bố những lời phát biểu ở trên, chống lại sư đơn phương can thiệp quân sự của Mỹ vào bán đảo Triều Tiên, Tổng thổng Moon Jae-in không bao giờ quên sư cố lớn lao của lịch sử Nam Triều Tiên vào ngày 15-tháng 8-năm 1979, ngày mà cố Tổng thống Park Chung Hee bị giết chết bởi Kim Jaegyn, Giám đốc Cơ quan Tình báo NTT-KCIA- người rất thân cận của Park Chung Hee chỉ vì lý do Tổng thống Park Chung Hee ngăn chận dân chủ hóa NTT- một lý do mãi đến hôm nay vẫn được xem là mờ ám. Nhưng việc sát hại này cũng không nằm ngoài dự đóan của chính cố Tổng Thống Park Chung Hee. Do đó Kim Jaegyn bị hành quyết rất sớm trước khi sự can thiệp kịp thời của thế lực ngoại bang. Như vậy mới biết khi nêu lên lời cảnh báo ở trên, Tổng thống Moon Jae-in là người yêu nước anh dũng biết chừng nào!

Dù sao lời phản bác của ông Moon về sư can thiệp đơn phương quân sự của ngoại bang vào bán đảo Triều Tiên, làm người ta nhớ lại lời tuyên bố của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành vào năm 1953 sau khi nhận diện Trung Quốc và Liên Xô chỉ là những đế quốc, đã phản bội lòng tin của nhân dân Triều Tiên qua cuộc chiến Triều Tiên chống Mỹ-1950-1953:

- Triều Tiên phải độc lâp về kinh tế
- Triều Tiên phải độc lập về chính trị, không theo mô hình Chủ thuyết, Tư tưởng chính trị của bất cứ ngoại bang nào.
- Triều tiên phải độc lập về quân sự, không chấp nhận một sự can thiệp dù cho nhỏ đến đâu đi nữa, từ nước ngoài.

Thế mới biết đã là người dân của một nước, dù người Bắc hay Nam, dù người Tây hay Đông, ai cũng giống ai, máu chảy ruột mềm. Con đường lựa chọn tốt nhất cho quê hương luôn luôn là sự Thống nhất đất nước, Dân tộc Độc lập, Dân tộc Tự do và Dân tộc Tự quyết, nghĩa là Dân tộc có toàn quyền tự xác định, tự chọn lựa thể chế cho đất nước của mình, tự quyết định tương lai sinh mệnh của đất nườc mình.

Đào Như
[email protected]
Chicago
 
Ghi Chú Nguồn
(1)-South Korea vows no war despite North’s Missile threat
https://www.afp.com/en/news/23/south-korea-vows-no-war-despite-norths-missile-threat

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thử tìm hiểu «chủ nghĩa poutine» hay «poutinisme». Phải chăng đó là một thứ chủ nghĩa độc tài được kín đáo che giấu dưới những dàn dựng dân chủ, như có bầu cử qua phổ thông đầu phiếu, có Quốc hội làm luật, có tòa án, có vài tờ báo tự do buổi đầu, v.v… nhưng tiếp nối dòng lịch sử Nga, hoặc « chủ nghĩa poutine » không gì khác hơn là một hệ thống những nhà tài phiệt và những người thấm nhuần ảnh hưởng của KGB trong cách suy nghĩ và hành động. Chế độ chỉ tồn tại nhờ dựa vào một người mạnh...
Trong chiến tranh vừa qua ở Việt Nam (1954-1975), quân đội cộng sản Bắc Việt Nam tấn công mạnh mẽ khắp nơi vào đầu năm 1975, tiến chiếm Vùng I Chiến thuật, rồi vùng II Chiến thuật của Việt Nam Cộng Hòa, và xua quân đe dọa thủ đô Sài Gòn. (Điều nầy đã được viết nhiều, xin không trình bầy lại ở đây.) Tình hình quân sự đang dồn dập ngoài mặt trận, thì một cuộc vận động ngoại giao quốc tế âm thầm diễn ra, nhằm tránh sự sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam. Tích cực trong việc nầy là hai chính phủ Pháp và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa..
Đôi khi ta tự hỏi: Nếu không có ngày 30/4/1975 thì đất nước và con người Việt Nam bây giờ ra sao? Không ai có thể trả lời được, nhưng có một điều rõ ràng: Ngày ấy, tuy đất nước thống nhất nhưng lòng người Nam-Bắc vẫn xa nhau vời vợi...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà quý vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu.
✱ BNG: Mỹ chi hơn 3,4 tỷ đô la kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh tàn bạo, vô cớ chống lại Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Mỹ chuyển hướng, viện trợ vũ khí tấn công thay vì vũ khí phòng thủ sau 55 ngày chiến tranh ✱ AFP: Ngũ Giác Đài có kế hoạch chi tiêu 3,5 tỷ USD sản xuất vũ khí (bao gồm tên lửa Stinger và Javelin), bởi một đạo luật chi tiêu được quốc hội thông qua vào giữa tháng Ba ✼ Tân Hoa Xã: Trung quốc coi Mỹ là bên tham chiến trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine ✱ Morningsta ( tổ hợp tài chính): “Cuộc chiến ở Ukraine đã làm thay đổi trật tự địa chính trị, theo cách chưa từng được chứng kiến trong 30 năm qua...
Việt Nam vốn không có Bộ Ngoại Giao mà chỉ có Đảng Ngoại Giao thôi. Gần đây, chính sách đối ngoại của Đảng còn phải lệ thuộc vào một cái Đảng (khác) nữa cơ. Rắc rối như vậy nên mới có chuyện kiêng/kỵ lôi thôi như thế!...
Hai vị dũng tướng, Marcel Bigeard của quân đội Viễn Chinh Pháp và tướng Ngô Quang Trưởng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng bại trận trong hai cuộc chiến mà lần nào cũng làm thay đổi vận mệnh của Việt Nam. Hai ông cùng có ý nguyện cuối cùng là sau khi qua đời, tro của mình sẽ được đem về rải tại chiến trường xưa.
Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs, một công ty đầu tư và dịch vụ tài chánh đa quốc gia, kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm 2022. Reuters trích dẫn một tin từ chính phủ Nga cho thấy kinh tế có thể co cụm 15%. Đây là một suy thoái lớn nhất kể từ thời kỳ đen tối vào đầu thập niên 1990, lúc Liên Xô mới xụp đổ. Trước khi có chiến tranh xâm lăng, kinh tế Nga tiên đoán phát triển 2%. Mức lạm phát ở Nga sẽ tăng lên đến 20% - 24% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những cư dân ở Moscow cho biết giá đã tăng 20% - 30%. Xuất khẩu và nhập cảng sẽ giảm 10% và 20%.
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!
Việt Nam đã tự “trát muối vào mặt” trước thế giới trong 3 cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga. Xấu hổ nhất là Việt Nam đã “bỏ phiếu chống” trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 7/4/2022 vì các cuộc tàn sát vô nhân đạo của quân Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.