Hôm nay,  

Phía Sau Thượng Đỉnh Trump - Kim Jong Un

17/03/201801:47:00(Xem: 5369)

PHÍA SAU THƯỢNG ĐỈNH TRUMP - KIM JONG UN

Đào Như

 

“Chính sách ngoại giao tạo chấn động gây hỗn loạn của Trump-Trump’s shock and awe Foreign policy” đó là tựa đề bài viết của Micheals Crowley đăng tải  trên báo mạng Politico hôm 9-03-2018 sau khi hay tin Tổng thống Donald Trump bất ngờ nhận lời mời trực tiếp đàm phán với lãnh đạo BTT, Kim Jong-un: https://www.politico.com/story/2018/03/09/trump-north-korea-kim-jong-un-foreign-policy-448711. Trước đó cả thế giới ai cũng lo ngại về những cuộc đấu khẩu khét mùi máu lửa giữa Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump. Người dân Triều Tiên lo sợ trước lời đe dọa của Tổng thống Trump và các giới quân sự cao cấp của Mỹ sẽ tận diệt BTT bằng vũ khí nguyên tử mà không hề quan tâm đến sự tồn vong và ô nhiễm phóng xạ nguyên tử toàn thể bán đảo Triều Tiên và các nước trong khu vực.

Rồi hôm 9-03 cả thế giới phấn khởi khi tổng thống Mỹ, Donald Trump nhận ‘lời mời bằng miệng’ gặp gỡ với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un. Thị trường chứng khoán Châu Á khởi sắc bật màu xanh chỉ số Nikki/Nhật tăng 2.5%, chỉ số Kospi/NTT tăng 1%. châu Âu và Mỹ cũng lạc quan không kém, Dow tăng 440.53 điểm cùng ngày. Phải chăng Tổng thống Donald Trump làm một cuộc cách mạng cho sự nghiệp chinh trị của ông? Cho nhân loại? hay đây chỉ là quyết định trong lúc ‘bốc đồng, lên cơn’ như ông đã thường làm?. Quyết định của ông Tổng thống Trump được xem như rất là ‘bạo’, vì từ trước đến nay chưa có vị Tổng thống Mỹ tại nhiệm nào chấp nhận đối thoại trực tiếp với các nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên.

Theo VOA quyết định trên là kết quả sau khi Tổng thống Trump tiếp phái đoàn Nam Triều Tiên (Nam Hàn) do ông Chung Eui-yong, cố vấn an ninh cao cấp của Tông thống NTT dẫn đầu, vào chiều thứ Năm ngày 8-03. Phái đoàn này vừa đi Bắc Triêu Tiên về và được phái sang Mỹ báo cáo với Tổng thống Donald Trump về cuộc găp gỡ của họ với Kim Jong-un, và cũng để chuyển lời của lãnh tụ của BTT, nhất là việc Kim Jong-un mong muốn được đối thoại trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về việc giải trừ vũ khí hạt nhân cho bán đảo Triều Tiên. https://www.voanews.com/a/us-north-korea-summit-cautious-optimism/4287414.html

Quyết định của Tổng thống Donald Trump sẽ gặp Kim Jong-un vào tháng 5 năm nay chắc chắn làm cho các cố vấn thân cận của Tổng thống phải ngỡ ngàng. Ông đã bất chấp những lời cảnh cáo của những Nhà Lập Pháp Cộng Hòa cũng như Dân Chủ, họ nghi ngờ thiện chí giải trừ và ngưng đọng phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Hôm thứ Năm, ngày 8-03,Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe, tỏ ý nghi ngờ thiện chí hòa đàm của BTT, và Thủ tướng Nhật, Abe, muốn gặp Trump vào tháng tới tại Washington D.C.để bàn thêm về cuộc họp giữa Trump và Kim Jong-un. Trong khi đó, theo thông tấn xã Xinhua hôm thứ Năm 8-03 trong cuôc điện đàm với Trump, Tập Cận Bình đã ngợi ca cuộc đàm phán giữa Mỹ và BTT, và Tập ngỏ lời tri ân Trump giải quyết vấn đề vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triêu Tiên qua đường lối hòa bình và hy vọng buổi đàm phán sẽ bắt đầu càng sớm càng tốt. Lúc 7:42 AM, ngày 9-03 Trump tweeted: “đàm phán với BTT là cả một công trình, nếu được thành công trọn vẹn, thì đây là một cống hiến lớn cho thế giới. Thời gian và nơi chốn của buổi họp sẽ được bàn tính sau. The deal with North Korea is very much in the making and will be, ìf completed a very good one for the world. Time and place to be determined….”. Thái độ của Tổng thống Trump đã nhất quyết, ông hy vọng làm nên được một kỳ tích cho nhân loại qua công cuộc giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bằng đường lối chính trị  ôn hòa.

https://www.politico.com/story/2018/03/09/white-house-north-korea-meeting-conditions-449448


Sáng ngày thứ Bảy-10-03, ông Trump gặp phải những thắc măc từ phía báo chí kể cả các nhân viên Bạch Cung. Bà Sarah Huckabee Sanders lên tiếng thắc mắc về thời gian tính vào tháng May, bà e rằng quá sớm để chuẩn bị hồ sơ cho cuôc đàm phán lịch sử vô cùng quan trọng này. Sarah H.Sanders đề nghị Mỹ tiếp tục gây sức ép trên BTT cho đến khi nào Bình Nhưỡng có những bước đi cụ thể được minh chứng bằng những lời hứa giải trừ vũ khí hạt nhân phải đi đôi với hành động…Tất cả đề nghị đều bị Trump phản bác, Trump tweeted ngay sau đó: “ Sau khi được biết BTT mong muốn được đàm phán với tôi  về viêc giải trừ vũ khí hạt nhân và ngưng thử nghiệm phóng hỏa tiễn, các giới báo chí tỏ ra ngơ ngác và ngạc nhiên vì họ không thể tin điều đó có thật. Họ chỉ theo dõi tin tức giả tạo, cho nên họ mới ngac nhiên như thế. Xin đừng quan tâm những gì họ phát biểu-In the first hours after hearing that North Korea wanted to meet with me to talk denuclearization and that missile  launchers  will end, the  press startled & amazed, they couldn’t believe it. But they following morning the news became FAKE. They said so what. Who cares!”. Như thế là một lần nữa Trump rất nôn nóng được ngồi vào bàn đối thoại vói Kim Jong-un.

Chiều thứ Bảy 10-03, tại Moon Township-Pennsylvania trong cuộc vận động tranh cử cho một ứng cử viên thuộc đảng Cộng Hòa, lại một lần nữa Tổng thống Trump xác nhận ông sẽ trực tiếp đối thoại với nhà lãnh đạo BTT, Kim Jong-un. Tổng thống Trump rất tự hào, trong suốt hơn 20 năm qua, không môt vị Tổng thống Mỹ tại chức nào có đầy đủ bản lĩnh để trực tiếp đàm phán với các lãnh đạo BTT.         

Nhưng cốt lõi của vấn đề là phải tìm hiểu những gì tiềm ẩn phía sau thượng đỉnh Mỹ-BTT?

- Tại sao Trump tránh né không đề cập vấn đề việc giải trừ vũ khí hạt nhân không phải là hành động đơn phương của BTT. Chính phủ Bình Nhưỡng cũng đòi hỏi Mỹ phải có hành động tương tự. Phải chăng đối với Trump ‘giải trừ vũ khí hạt nhân’ chỉ là cái cớ bề ngoài để cho Trump và Kim Jong-un có cơ hội đối thoại trao đổi với nhau đẻ giải tỏa nguy cơ chiến tranh nguyên tử giữa Mỹ và BTT?.

-  Thế giới ngạc nhiên trước sự im lặng của Bình Nhưỡng về thượng đỉnh Mỹ-BTT trong những ngày qua. Trong khi Mỹ rất xôn xao bàn tán về cuộc họp thượng đỉnh lịch sử này. Để giải thich sự im lặng khó hiểu của Bình Nhưỡng, bộ Thống nhất Liên Triều cho rằng là do sự thận trọng của Bình Nhưỡng về lâp trường của họ về buổi họp này. Họ cần thời gian để đưa ra một lập trường chín chắn hơn.

- Tại sao Trump chọn thời điểm của buổi họp Thượng đỉnh My-BTT sẽ vào tháng 5 tới? Nghĩa là sau buổi họp giữa Kim Jong-un và Moon Jae-in tai Bàn Môn Điếm gần môt tháng. Có lẽ Trump muốn biết chắc tiến trình thống nhất bán đẩo Triều Tiên đang ở vào thời điểm nào?

– Tại sao Trump và các cố vấn của ông không một ai nhắc đến buổi họp thượng đinh của hai nhà lãnh đạo Nam và Bắc Triêu Tiên Moon Jae-in và Km Jong-un, tại Bàn Môn Điếm? Phải chăng TT Donald Trump và các cố vấn của ông xem “Thỏa ước Liên Minh An ninh Quốc phòng Hỗ tương” giữa Mỹ và NTT là chuyện của quá khứ? Câu trả lời đúng nhất cho giả thiết này: chiều ngày 15-03 kênh truyền thông CNN loan báo: TT Donald Trump dường như muốn triệt thoái toàn bộ binh sĩ Mỹ đang trú đóng trên bán đảo Trều Tiên.-Trump seems to threaten pulling troops from South Korea.   
  

KẾT LUẬN- Sau khi BTT thành công thử tên lửa Hwasong-15 Intercontinental Ballistic Missile hôm 29-Nov-2017, việc phải ngồi lại đối thoại với nhà lãnh đạo Binh Nhưỡng, Kim Jong-un, để giải tỏa nguy cơ chiến tranh nguyên tử giữa Mỹ và BTT, không còn là sự lựa chọn, nó là sự chẳng đặng đừng, nói rõ ra là sự bắt buộc đối với chính phủ Mỹ. Theo Tổng thống Donald Trump, đó cũng là cơ hội để cho ông tạo một kỳ tich cho nhân loại tránh được nguy cơ của một cuộc chiến tranh nguyên tử. Điều này cũng sẽ củng cố uy tín của ông với toàn thể cử tri Mỹ cho cuộc vận động bầu cử nhiêm kỳ hai của ông vào năm 2020. Do đó không ai ngạc nhiên khi thấy Tổng thống Donald Trump dồn hết nghị lưc và hy vọng vào cuộc đàm phán với bắc Triêu Tiên. Chắc chắn cuộc đàm phán giữa Mỹ và BTT sẽ đi đến kết quả mọi bên cùng thắng./.

Đào Như

BS. Đào Trọng Thể

Thetrongdao2000@yahoo.com

Chicago

March-16th 2018

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.