Hôm nay,  

Đảo Guam và người Việt tị nạn

3/11/201809:37:00(View: 8520)

Đảo Guam và người Việt tị nạn

 

Bùi Văn Phú

 

Trong những tháng tới đây, tại đảo Guam dự trù sẽ có tượng đài Lone Sailor được dựng lên, theo ban tổ chức là để nhớ đến và tỏ lòng biết ơn những thủy thủ của Hải quân Hoa Kỳ đã ra tay giúp đỡ người Việt được đưa đến tạm trú trên đảo này, cách đây 43 năm, qua cuộc di tản khỏi Việt Nam vào tháng 4/1975.

 

Khi xe tăng và bộ đội cộng sản tiến vào thủ đô Việt Nam Cộng hòa và Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trưa ngày 30/4/1975, hơn một trăm nghìn người Việt đã ra đi bằng máy bay và thuyền bè. Những người tị nạn đầu tiên rời Việt Nam hầu hết ai cũng đã phải qua Guam, một hòn đảo ở Thái Bình Dương. Nơi đó chính phủ Hoa Kỳ đã dựng lều trại để đón nhận và tiến hành các thủ tục nhập cư vào Mỹ cho người tị nạn Đông Dương, hầu hết là người Việt.

 

Trong số 130 nghìn người Việt rời Việt Nam ngay trong biến cố 30/4, khoảng 110 nghìn người đã được đưa đến Guam, số còn lại qua đảo Wake hay được đưa thẳng từ các trại tị nạn ở Thái Lan, Philippines đi định cư ở một quốc gia thứ ba ngoài Hoa Kỳ.

 
blank

H01: Đề đốc Frank Thorp trình bày về dự án tượng đài Lone Sailor sẽ được xây dựng trên đảo Guam (Ảnh: Phạm Phú Nam)

 blank

H02: Đề đốc Frank Thorp nhận chi phiếu 50 nghìn đôla do US Money Reserve tặng cho dự án (Ảnh: Phạm Phú Nam)

 

 

Chiến dịch “Đời sống mới” với mục đích chăm sóc người tị nạn trên đảo Guam do Hải quân Hoa Kỳ đảm trách. Ai từng ở Guam chắc còn nhớ những buổi xếp hàng dưới cơn nắng hải đảo để ăn cơm ngày hai bữa, nhớ buổi tối xem phim ngoài bãi biển, nhớ những ba-rắc ở Asan, những căn lều ở Orote Point hay nhà vòm trong căn cứ không quân Anderson Air Force Base đã là nơi tạm trú một vài tuần hay vài tháng trên đường định cư.

 

Hôm 10/2/2018 vừa qua, Đề đốc hồi hưu của Hải quân Hoa Kỳ Frank Thorp, hiện là giám đốc điều hành US Navy Memorial, đã đến San Jose nói về dự án xây dựng tượng đài Lone Sailor tại đảo Guam và ông đã có nhiều buổi tiếp xúc với người Việt tại đây.

 

Buổi sáng có buổi gặp gỡ Đề đốc Thorp tại tòa thị chính San Jose do Hội Bạch Đằng và cô Phạm Thanh Nga tổ chức và phái đoàn của hải quân Hoa Kỳ đã được Nghị viên Nguyễn Tâm và ông Lê Thái Phúc, hội trưởng Hội Bạch Đằng chào đón. Sau đó có bữa cơm trưa thân mật tại nhà hàng Ta. Khoảng 40 khách có mặt trong hai sinh hoạt này, trong đó có Đề đốc Trần Văn Chơn, cựu tư lệnh Hải quân, Quân lực Việt Nam Cộng hòa; cựu Đại tá Vũ Văn Lộc, giám đốc Bảo tàng Thuyền nhân và Việt Nam Cộng hòa; cựu Đại tá Trần Thanh Điền, cựu sĩ quan hải quân Vương Thế Tuấn, cựu sĩ quan không quân Trịnh Tùng; ông Huỳnh Lương Thiện chủ nhiệm tuần báo Mõ San Francisco cùng nhiều nhân sĩ, đại diện cộng đồng.

 

Ông Phạm Phú Nam, giám đốc Dân Sinh Media, nhận định về sự kiện người tị nạn Việt bày tỏ lòng nhớ ơn những thuỷ thủ của Hải quân Hoa Kỳ là điều nên làm, vì đọc lại lịch sử cuộc di tản tháng 4/1975 nếu không có sự giúp đỡ của Hải quân Mỹ, nhiều người có thể đã không đến được bến bờ tự do.

 

Là một cựu sĩ quan hải quân, ông Nam ở lại sau ngày 30/4/1975, đi tù cải tạo và vượt biển. Qua Mỹ, khi thực hiện những phim tài liệu về cuộc chiến Việt Nam, ông Nam nhận ra sự đóng góp của Hải quân Mỹ là rất to lớn vì đã hướng dẫn đoàn tàu di tản và cứu vớt hàng trăm nghìn người Việt lênh đênh trên biển, đưa họ đến bến bờ bình yên ở Guam.

 blank

H03: Khách dự tiệc gây quỹ ở San Jose chụp hình lưu niệm với Đề đốc Frank Thorp (Ảnh: Phạm Phú Nam)

 blank

H04: Báo Chân Trời Mới số đầu tiên phát hành trong trại tị nạn ở Guam, ngày 2/5/1975 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

 

Buổi chiều cùng ngày, Đề đốc Frank Thorp tham dự một buổi gặp mặt nữa do cựu sĩ quan không quân Tony Nghĩa Trần và cô Tana Thái Hà tổ chức tại tư gia của anh chị Nghĩa. Khách đến dự có ông bà Vũ Văn Lộc, có cựu phóng viên báo San Jose Mercury News Trần Đệ; bà Trương-Gia Vy, chủ nhiệm tuần báo Việt Tribune; luật sư Đỗ Quý Dân, nha sĩ Nguyễn Hoàng Tuấn, cựu sĩ quan cảnh sát Dư Quang Nê, ông bà Phạm Phú Nam, tất cả chừng 30 người.

 

Theo lời ông Phạm Phú Nam, một người đã tham dự tất cả các buổi gặp gỡ với Đề đốc Frank Thorp tại San Jose thì kết quả tài chánh khả quan.

 

Công ty US Money Reserve tặng 50,000 đô la. Chị Phạm Thanh Nga và anh Roger Quan đóng góp tiên khởi 50,000 đôla.

 

Còn cô Thái Hà cho biết đã gây quỹ được 31,550 đôla trong buổi gặp gỡ tại nhà anh chị Nghĩa. Nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh cũng ủng hộ cho dự án xây dựng tượng đài này.

 

Tổng cộng số tiền gây quỹ cho việc xây dựng tượng đài Lone Sailor trên đảo Guam tính đến nay đã được 141,000 đôla, gần một nửa số kinh phí dự trù cho dự án là 300,000 đôla.

 

Cô Thái Hà cho biết vào ngày 13/4/18 tới đây sẽ có bữa tiệc gây quỹ tại nhà hàng Dynasty trong khu Little Saigon, San Jose. Ngoài ra cũng còn có những sinh hoạt nhóm tiếp tục gây quỹ ở hai miền nam, bắc California để đạt được kinh phí cần có.

 

Ân nhân và mạnh thường quân đóng góp cho tượng đài sẽ được ghi nhớ dưới nhiều hình thức khác nhau:

 

-       10,000 đôla: một băng ghế dài với tên của mạnh thường quân đặt trong khuôn viên tượng đài

-       5,000 đôla: một ghế nhỏ với tên của mạnh thường quân đặt trong khuôn viên tượng đài

-       1,000 đôla: một hòn gạch lớn khắc tên người ủng hộ đặt trong khuôn viên tượng đài

-       500 đôla: một hòn gạch nhỏ khắc tên người ủng hộ đặt trong khuôn viên tượng đài

-       250 đôla: một tượng nhỏ Lone Sailor làm kỉ niệm

-       100 đôla: một đồng tiền cắc với hình Lone Sailor làm kỉ niệm

 

Đóng góp trực tiếp và thông tin về dự án có trên mạng tại www.navymemorial.org. Nếu viết chi phiếu, ghi tên US Navy Memorial (Lone Sailor in Guam Project) và gửi về địa chỉ:

 

US Navy Memorial
Attn: Alexis Baker
701 Pennsylvania Ave, NW
Washington, DC  20004

(202)380-0760

[email protected]

 

Dự trù ngày 30/4/2018 tới đây tượng đài Lone Sailor sẽ được đặt trong khuôn viên của dinh thống đốc Guam, lúc nào cũng mở cửa cho công chúng tới thăm. Tượng đứng ngó về hướng khu vực bãi biển nơi lều trại đã được dựng lên để đón tiếp người tị nạn đến từ Việt Nam năm 1975.

 

Nhắc đến lịch sử di dân của Hoa Kỳ, những thế kỷ trước Ellis Island ở New York đã là trung tâm làm thủ tục nhập cư cho hàng triệu di dân đến Mỹ từ châu Âu, hay Angel Island trong Vịnh San Francisco là nơi tiếp nhận người nhập cư từ Trung Hoa, thì Guam được coi như Ellis Island ở Thái Bình Dương của người Việt tị nạn.

 

Cô Thái Hà kêu gọi người Việt đóng góp cho dự án này với tâm tình sau:

 

Tất cả chúng ta, đã từng có lúc lênh đênh trôi dạt trên biển, lạc mất phương hướng, đau đớn với thân phận VÔ TỔ QUỐC, chỉ biết tuyệt vọng cầu xin được cứu vớt, được an toàn đến bến bờ tự do. Chỉ biết trông chờ, tin tưởng vào tấm lòng bác ái của Hải Quân Mỹ, và niềm tin đó không sai.

Vậy, xin hãy nhiệt tình đóng góp vào việc xây dựng bức tượng. Người đóng góp một trăm, người hai trăm, hoặc năm trăm, một ngàn để đặt tên mình trên một viên gạch kỷ niệm xung quanh tượng, trên con đường lát gạch mang toàn tên người Việt, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn hay Vũ, Phạm, Hoàng, Bùi, Hồ, Đặng, Đoàn, Trương v.v…

Hãy cùng lát đầy khắp nơi trong khuôn viên và in dấu những bước chân Việt Nam. Hãy cùng góp phần xây dựng The Lone Sailor tại Guam, như một lưu dấu của những người Việt tị nạn luôn thiết tha tri ân đất nước Hoa Kỳ về những cưu mang giúp đỡ trên bước đường tìm tự do của chúng ta. Hãy cùng cất cao lời hát tri ân, vốn là bản sắc văn hóa, là truyền thống lễ nghĩa của người Việt Nam.

 

© 2018 Buivanphu.wordpress.com

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thông qua những sắc lệnh hành pháp vượt quyền hạn, tổng thống Trump cùng tỉ phú Elon Musk đã không ngừng tấn công vào những nền tảng cơ bản nhất của thể chế dân chủ Hoa Kỳ: nguyên tắc tam quyền phân lập, quyền bình đẳng về giới tính, xóa bỏ Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp (người sinh ra ở Mỹ sẽ đương nhiên trở thành công dân Mỹ). Để đối phó, nhiều chính quyền tiểu bang, các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận… đã đệ nhiều đơn kiện liên bang để phản đối các chính sách độc đoán của chính quyền mới. Một số chính sách của Trump đã bị tòa án liên bang tạm dừng, ít nhất là tạm thời.
Nhiều người Việt các tiểu bang khác, khi tới thăm Quận Cam, bước vào Phước Lộc Thọ, sẽ kinh ngạc khi thấy hàng loạt áo dài sản xuất từ Việt Nam được may khéo, kiểu dáng tân kỳ, bán chỉ có 10 USD một áo. Rẻ kinh khủng, nhưng đồng bào mình ở quê nhà sống nhờ như thế. Rồi tới những món hàng nghệ thuật như đồ gốm sứ, vòng tay, tràng hạt, nón lá, đồ chơi trẻ em... đều bán rất rẻ. Chúng ta thắc mắc tại sao lại rẻ như thế. Hẳn nhiên, khi vào Phố Tàu Los Angeles, bạn cũng sẽ có những kinh ngạc tương tự với áo sường sám và các món tương tự từ nhiều thị trấn Hoa Lục. Nếu có chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tất cả những hàng hóa trong Phố Tàu Los Angeles sẽ tăng giá, và tại Phước Lộc Thọ, hy vọng, sẽ giữ giá y nguyên, nếu các nguyên vật liệu Việt Nam sản xuất không phải mua từ Hoa Lục. Tuy nhiên, sẽ tới lúc, khi đọc các bản báo cáo về bất quân bình thương mại, Tổng Thống Donald Trump trong cơn phẫn nộ thường trực bỗng nhiên thấy rằng cần áp thuế quan trên hàng Việt Nam.
Giữa lúc chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump ngày càng mạnh tay thực hiện chính sách trục xuất di dân không giấy tờ, thì trong làn sóng ủng hộ, tỏ rõ sự vui mừng ấy, có rất nhiều người Việt máu đỏ da vàng. Bất kể họ là ai, đến Mỹ thời điểm nào, hình như họ quên mất câu chuyện bắt đầu từ 50 năm trước, về những người Việt tị nạn đầu tiên đã đặt chân lên nước Mỹ, cũng mang trên mình căn cước “di dân bất hợp pháp.”
Từ ngày chính thức nhậm chức, 20 tháng Giêng, 2025, chính quyền của Trump hoạt động rất năng nổ, chai sâm banh bật nút, rượu trào ra, sắc lệnh hành chánh trào ra, kế hoạch mới trào ra, thay đổi trào ra, tin đồn trào ra, vân vân, và những ly sâm banh cụng nhau leng keng rồi nốc cạn. Tuy nhiên, còn quá sớm, quá mới để có thể cảm nhận kết quả tốt hay xấu. Một số đông đang chờ đợi chính quyền Trump làm những điều để Mỹ nhảy vọt về kinh tế. Tiền ra nhín rịn, tiền vào ào ào, Cậu Sam trở nên giàu có. Cậu giàu, cháu có nhờ được không?
Theo khoa học về thần kinh, tình yêu được tạo ra bởi một số hóa chất trong não bộ. Thí dụ, khi chúng ta gặp ai đó đặc biệt với mình, các hormone như dopamine và norepinephrine sẽ kích thích phản ứng dẫn đến sự khen thưởng trong não bộ, khiến chúng ta muốn gặp người đó nhiều lần nữa, cũng giống như khi nếm thử món gì đó thấy ngon miệng, chúng ta thường sẽ thèm được ăn thêm.
Hay hay dở, bạn bè của chúng ta trước đây đều thực sự là người, hỉ nộ ái ố gì cũng đối đãi nhau trong giới hạn tốt xấu của con người. Nhưng bây giờ thì bạn có thể… hơn là người. “Bạn”, nhưng lại phong tỏa thông tin hay kiểm duyệt nhau, như thể chính quyền. “Bạn” nhưng, theo từng thái độ chính trị, có thể trục xuất, cấm vận hay tuyên chiến với nhau, hung hăng và sắt máu, như thể Anh, Nga, Pháp, Mỹ hay Tàu.
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.