Hôm nay,  

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và những điều chưa nói hết

02/03/201809:52:00(Xem: 24779)

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và những điều chưa nói hết

 

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

  

 

Thế là chú ấy đã giã từ chốn này và bắt đầu cuộc rong chơi miền phương ngoại rồi. Lần cuối tôi gặp chú là tháng 12 năm 2011. Sau đó, tôi thường liên lạc bằng điện thoại và điện thư với chú nhưng bất thình lình chú thôi không trả lời, bởi vì chú sợ chính quyền theo dõi nên bặt tin chú. Giờ chú đã nằm xuống, thôi lo lắng, hết băn khoăn và thật sự được yên bình. Mời bạn đọc bài viết kể lại cuộc gặp gỡ của tôi với chú Nguyễn Văn Đông vào ngày tháng 12 năm 2011 đã lưu lại nhiều ấn tượng trong tôi, mà bây giờ tôi mới có thể viết, sau khi chú đã nằm xuống.

Nhân một lần về thăm Việt Nam, nhà văn Bích Huyền kiêm xướng ngôn viên đài VOA có nhờ tôi đem vài món quà biếu ông nên tôi có cơ duyên gặp và tiếp xúc với ông tại nhà riêng. Cô Bích Huyền dự định làm một buổi văn nghệ tuởng niệm những người lính VNCH ở Quận Cam Hoa Kỳ và có ý nhờ ca sĩ hát mấy bài của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Tiện thể, cô nhờ tôi ghé thăm và viết bài về ông. Nhà ông nho nhỏ trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, phía trước có chiếc xe bán bánh mì ổ do phu nhân ông là cô Nguyệt Thu đứng bán. Cô rất dễ thương và hiếu khách. Cô cũng là người đầu ấp tay gối đã chăm sóc ông suốt quãng đời còn lại từ ngày ông đi tù về bằng chiếc xe bán bánh mì giò chả này. Bây giờ căn nhà đã thành tiệm thực phẩm và bánh mì Nhiên Hương khang trang và tươm tất hơn năm tôi ghé 2011 rất nhiều.

Tôi thuộc thế hệ con cháu, nên khi nói chuyện tôi gọi ông bằng chú. Lần ấy, ông tiếp tôi rất thân mật, niềm nở nhưng không kém phần nghiêm túc. Ông có nhấn mạnh rằng, sau 36 năm, đây là lần đầu tiên ông tiếp người lạ, từ ngày 30 tháng tư năm 1975, ông không tiếp xúc ai hết, kể cả các giới truyền thông, báo chí, nghệ sĩ, ca sĩ là những người ngày xưa đã từng quen biết ông hay khán thính giả ái mộ và thương mến ông. Vì có sự giới thiệu đặc biệt của cô Bích Huyền, ông mới tiếp tôi. Ông có nói thêm rằng sở dĩ ông không tiếp xúc hay cho ai phỏng vấn vì ông rất e ngại, dè dặt trong việc tiếp cận hay ngoại giao và ông muốn sống yên thân đừng ai nói hoặc nhắc tới ông nữa. Ông sợ sự liên hệ hay tin đồn không đúng lan rộng, bất lợi cho ông để tránh những rắc rối phiền phức sau này.
blank

Pic 1: Chân Dung NS Nguyễn Văn Đông lúc còn trẻ

blank
Pic 2: Chân Dung NS Nguyễn Văn Đông vào năm 2011

blank
Pic 3: Trịnh Thanh Thủy ghé thăm NS NVĐông năm 2011



Thật ra trước đó vào mùa xuân Bính Tuất 2006, trong chương trình phát thanh Nghệ Sĩ và Đời Sống do Trường Kỳ thực hiện ông đã dành cho đài VOA một cuộc phỏng vấn rất lý thú và đầy đủ về cuộc đời binh nghiệp và âm nhạc của ông. Ông cũng không quên kể nguyên do và động cơ khiến ông sáng tác những tác phẩm như "Chiều mưa biên giới, Phiên gác đêm xuân, Hải ngoại thương ca, Thiếu nhi hành khúc ...v..v..”., trong cuộc phỏng vấn của Trường Kỳ này.

Tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi với những sáng tác của ông trước năm 1975, về cuộc sống hay những mối tình của những người trai thời chiến, đã chiến đấu hy sinh cho đất nước trong các ca khúc trên. Ý định của tôi là gặp gỡ tác giả để hiểu thêm về tác phẩm, hầu viết một bài về ông cho đúng đắn và trung thực, trước khi buổi tưởng niệm diễn ra. Ông và tôi nói chuyện rất tương đắc về âm nhạc, tác phẩm của ông và những ca sĩ đã trình bày nhạc của ông thế nào và ra sao. Tuy nhiên ông vẫn dè dặt dặn tôi phải cẩn trọng vì ông không muốn gặp rắc rối kẻo lụy cho ông và người nhà.

Về đến Hoa Kỳ, tôi bắt đầu viết thì ông gởi điện thư bảo tôi, thôi đừng viết, vì ông muốn mọi người quên ông đi, ông không tha thiết gì nữa, nên đừng nhắc đến tên ông. Tuân theo ý nguyện của ông, tôi xếp lại và thầm cảm thương cho một người nhạc sĩ tài hoa chịu nhiều bất hạnh, giờ bệnh tật triền miên mà không muốn ai nhớ đến mình nữa. Có lẽ ông nghĩ đúng, biết đâu những hệ lụy của cái tài danh mang đến cho ông nhiều bất lợi hơn là thứ tiếng tăm hư ảo của người đời. Tuy nhiên, ông quên một điều là ông còn có một số lượng rất lớn người trong và ngoài nước vẫn còn mến mộ, yêu, hát, và rung động chân thành khi nghe những con Sơn Ca ngày cũ hát nhạc của ông. Những Hà Thanh, Thanh Tuyền, Thái Thanh hay Trần Văn Trạch, Duy Trác... những giọng hát thiết tha, đầy cảm xúc trong "Chiều mưa biên giới, Mấy dặm sơn khê, Khúc tình ca hàng hàng, lớp lớp, Hải ngoại thương ca, Nhớ một chiều xuân..." đã cho các tác phẩm của ông một chỗ đứng trang trọng nhưng riêng biệt trong con tim những thính giả mến mộ.

Khi hỏi đến sức khoẻ, ông bảo, ông bị đau bao tử kinh niên, đau tai, thấp khớp và cao máu, những thứ này hành hạ ông thường xuyên từ khi đi tù về. Tôi liền hỏi lý do tại sao ông không qua Hoa Kỳ định cư theo chương trình HO. Ông bảo sau khi vào tù 9 năm, vì bị bệnh nặng sắp chết nên ông được trả về với lý do: “Đương sự bị bệnh sắp chết, nên cho phép gia đình đem về nhà chôn cất!” chứ không phải họ tha vì lý do chính trị. Khi về đến nhà, ông được cô Nguyệt Thu và gia đình chăm sóc, thuốc thang mãi và có lẽ vì chí khí kiên cường dũng mãnh lắm, ông mới sống lại được.

blank

Pic 4: Trước cửa tiệm bánh mì Nhiên Hương cũng là nhà của NS Đông ở Phú Nhuận

blank
Pic 5: Trước linh cữu của NS NVĐông- Ảnh của Nhà Thơ Trần Tiến Dũng

blank
Pic 6: Nhà Thơ Trần Tiến Dũng và bà quả phụ NVĐông, trong đám tang - Ảnh của Nhà Thơ Trần Tiến Dũng

blank
Pic 7: Cáo phó Tang Lễ



Đến khi có chương trình H.O., chính phủ Mỹ có gởi giấy báo cho ông biết về chương trình, ông trộm nghĩ, mình đã già lại bệnh hoạn thế này, qua Mỹ làm gì, vả lại đời sống ông cũng tạm ổn định bên người thân nên từ chối ra đi. Họ có gởi giấy cho ông nhiều lần hỏi ông đã suy nghĩ kỹ chưa? Ông quyết định chọn giải pháp ở lại, với lý do gia đình không muốn đi, nên ông ở lại với gia đình.

Sau này khi Paris By Night có ý định mời ông qua Mỹ để thực hiện cho ông một chương trình dành riêng cho dòng nhạc của ông, ông lại gặp rắc rối trong vấn đề thủ tục. Chính quyền chỉ cho phép ông đi trong 15 ngày mà chương trình họ mời cần đến ít nhất là 1 tháng. Thời gian 15 ngày không đủ cho việc phỏng vấn và thực hiện thu hình..v...v... Có người ngỏ ý bảo lãnh ông qua Canada rồi sau đó sẽ qua Mỹ. Paris By Night sẽ tổ chức show ở đó, vì ở Mỹ còn rất đông người yêu nhạc ông, việc thu nhập mới cao hơn được. Ông bảo tôi, ông có khí phách của một người nhạc sĩ ngày xưa đã từng từ chối đi Mỹ theo chương trình H.O., rồi bây giờ lại đi đường vòng như thế còn gì khí phách ngày xưa nữa. Sau họ có mời ông nhiều lần ông đã từ chối không đi. Ông tâm sự tuy mất cơ hội được có mặt và tiếp xúc cùng đám đông, vẫy vùng trong thế giới âm nhạc mà ông yêu thích nhưng ông cam chịu. Có lẽ vì ông muốn tâm được an bình, không phải lo lắng sợ sệt, bỏ danh lợi ngoài thân và yên phận trong tuổi già. Nhà văn Chu Tất Tiến là 1 bạn tù được ông nhận làm đệ tử kể tôi nghe, một trong những lý do chính là ông không muốn phải xin xỏ, lạy lục, đi lên đi xuống với chính quyền, đòi thêm thời gian, vì dù gì ông còn cái khí tiết của một người sĩ quan quân lực ngày xưa. Ông có bảo Chu Tất Tiến rằng “Anh ghét phải đi lạy lục, xin xỏ, rồi nghe hạch hỏi tra vấn, làm mất hết khí phách của mình”.

Trong lúc vui chuyện, ông kể về thời gian còn trong trại tù ở Suối Máu. Ông bệnh nhiều lắm nhưng được các bạn tù thương mến và giúp đỡ ông rất nhiều vì họ biết tiếng ông, và tìm cách giúp ông. Nhắc đến trại tù Suối Máu, trong một bài viết cho NS Nguyễn Văn Đông của nhà văn Chu Tất Tiến kể chuyện ở tù với ông có đoạn :

 

Em nhớ lại thời gian khi còn trong tù, anh chỉ dẫn cho em từng nốt nhạc vọng cổ, và vì lúc đó anh bệnh nặng quá, nên sự cố gắng dậy bảo của anh làm anh ứa máu, em đã sợ hãi mà ngăn anh lại: “Thôi! Thôi! Anh nghỉ đi! Đừng nói nữa! Máu chẩy ra miệng anh kìa!” Anh lắc đầu, lấy vạt áo tay chùi máu miệng, và nói: “Không ngừng được! Anh phải dậy em bây giờ! Anh không biết lúc nào anh chết, nên phải truyền hết kinh nghiệm cho em, kẻo mai mốt anh chết, thì không có người tiếp tục!” Và cứ thế, bất chấp sức khỏe càng ngày càng sa sút, máu cứ chẩy ra ngoài miệng, anh đã dậy cho em từng câu nhạc Vọng cổ, từng cách viết kịch bản cho một vở tuồng cải lương, cổ nhạc. Vì các đốt ngón tay anh đã bị chất vôi phù lên, cứng ngắc, không sử dụng được, anh đã ngồi xổm trên chiếu, kẹp chiếc bút chì vào giữa ngón chân cái và ngón kế tiếp để vẽ lên các nốt nhạc to bằng quả trứng gà, cũng như các tiết tấu và kết cấu từng câu nhạc, thật công phu vô cùng. Em biết là viết như vậy, anh đau lắm và vất vả lắm, nhưng anh vẫn kiên trì truyền hết kinh nghiệm cho thằng em kém cỏi này và cũng vì biết nỗ lực của người Thầy như anh thật là hiếm có trên đời, nên em đã cố gắng làm vui lòng anh bằng cách sáng tác các bài ca Vọng cổ, cũng như các bài tân nhạc rồi hát cho anh nghe, để thấy anh mỉm cười, mãn nguyện là em mừng. Dĩ nhiên, khả năng của em không đủ để theo kịp sự dậy dỗ của anh, khiến có vài lần anh nhăn mặt, mắng: “Em cứ có cái tật phăng-tê-di! Không chịu theo khuôn phép gì cả! Hòa âm gì kỳ cục thế! Viết lại!” Để sau khi em sửa lại rồi, anh vẫn lắc đầu, thở dài: “Thôi! Cái tật ẩu không bỏ được!” rồi anh lại gật đầu, cười mỉm: “Thế mà lại hay! Mỗi người sáng tác đều có những cái riêng của mình, không ai giống ai.”

 

Phải nói rằng không những Nguyễn Văn Đông có cái khí tiết của một người lính VNCH mà còn có cái lòng tận tụy của một người thầy đam mê với âm nhạc, dạy học trò tới thổ huyết mà vẫn không chịu ngừng đến nỗi , Chu Tất Tiến tả:

“…, anh chỉ có thể nằm trên một miếng ván nhỏ có gắn bánh xe do anh em cùng tù làm cho anh, để anh lấy tay đẩy miếng ván trôi đi, y như một người bị què cụt sắp chết. Nhìn hình ảnh đó, anh em đều sa lệ. Còn đâu người hùng năm xưa? Còn đâu hình dáng người nhạc sĩ với cây đàn và những bản nhạc tuyệt vời, hát mãi không chán?"

Đám tang ông diễn ra đơn sơ vì có lẽ ông sống khép kín không tiếp xúc với ai và không cho phúng điếu vì hai ông bà không có con, sợ không ai trả lễ.

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

Xin xem tiếp Kỳ 2

“Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nói về các tác phẩm của ông”

Tiểu sử

NS Nguyễn Văn Đông (19322018) nguyên là sĩ quan quân lực VNCH, cấp bậc Đại tá. Nhiều người biết đến ông với tư cách Nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975, với các ca khúc Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Nhớ Một Chiều Xuân, Sắc Hoa Màu Nhớ, Hải Ngoại Thương Ca...Một số bút danh khác của ông là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử trên một số nhạc phẩm tình cảm như "Khi đã yêu", "Thầm kín", "Niềm đau dĩ vãng", "Nhớ một chiều xuân"... ông cũng đã viết nhạc nền và đạo diễn cho trên 50 vở tuồng, Cải lương nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975 như Nửa đời hương phấn, Đoạn tuyệt, Tiếng hạc trong trăng, Mưa rừng...

Ông còn là giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, Trưởng Đoàn văn nghệ Vì Dân, Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Đài Phát thanh Sài Gòn, và từng nhận giải Âm nhạc Quốc gia

Sau 30 tháng 4, 1975, Nguyễn Văn Đông bị bắt đi tù 10 năm và ngừng sáng tác từ đó. Ông sống tại Phú Nhuận, cùng gia đình và mất tại đây.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.