Hôm nay,  

Paris, Nước Và Chuột

03/02/201800:00:00(Xem: 4979)
Nguyễn Thị Cỏ May

 
Nước Lụt Hỏi Thăm Bạn


Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu,

Lụt lội năm nay bác ở đâu?

Mấy ổ lợn con rày lớn, bé?

Vài gian nếp cái ngập nông, sâu?

Phận thua, suy tính càng thêm thiệt,

Tuổi cả, chơi bời hóa sống lâu.

Em cũng chẳng no mà chẳng đói,

Thung thăng chiếc lá, rượu lưng bầu.

 
Nguyễn Khuyến
 

Nhiều bạn bè ở xa coi TV thấy cảnh Paris bị nước ngập vội ới nhau hỏi thăm bạn, nhà cửa có bị chìm dưới nước không. Hết lòng cảm kích tình bạn. Rất may, Paris tuy bị nước ngập nhưng tình trạng hãy còn khà hơn ở những vùng nắng ấm của Miền Nam. Nơi đây, nước ngập mà còn bị lũ, đất sụp, rất kinh hồn.

Dân Paris bảo nhau nay là lần thứ ba của nửa thế kỷ sau này, Paris bị nhận chìm dưới nước. Sau nhiều tuần mưa liên tiếp, nước sông Seine dâng cao 5m 95. Cơ quan Phòng lụt (Vigicrues) của chánh phủ chờ đợi mực nước sông Seine sẽ lên tới đỉnh 8m để đứng lại và hạ xuống nhưng điểm cao nhứt đã đạt sáng Thứ Hai vừa qua. 2 con sông chảy qua Paris và vùng Paris là sông Seine và sông Marne cũng làm ngập lụt những thành phố nằm dọc bờ sống ngoài Paris. Chánh quyền loan báo có 240 thành phố bị ngập làm cho 1500 người phải di tản. Tại phía Tây Paris, từng trệt của nhiều tòa nhà biến mất dưới nước hoàn toàn và người dân phải sử dụng thuyền thay cho xe hơi. Một phụ nữ nhìn thấy trong garage vài con vịt từ đâu tới đang bơi lội thay cho xe hơi của bà. Trong khi đó các công ty tàu du lịch ở Paris bị thiệt hại khá nặng do lưu thông trên sông Seine bị tạm cấm. Nhiều cơ sở văn hóa ở Paris gần sông Seine chuẩn bị đối phó với tình trạng ngập lụt. Bảo tàng viện Louvres, Orsay, Nghệ thuật Trang trí, 2 khu vực của Thư viện quốc gia, đóng cửa. Cả Điện Elysée, Dinh Tổng thống, cũng trong tư thế có thể di tảng về lâu đài Vincennes ở ngoại ô phía Đông Paris.

Những trận lụt thế kỷ

Nếu mực nước sông Seine đã đạt đến 8,20m như mong đợi ở cuối tuần rồi thì trận lụt đầu năm nay sẽ chiếm kỷ lục của 50 năm qua, chỉ đứng sau năm 1910 mà thôi.

Tháng gìêng 1910 là trận lụt lớn nhứt của thế kỷ. Trong Paris, có 20000 tòa nhà, ngoại ô có 30000 ngôi nhà bị nước ngập, 150000 nạn nhơn.

Đường phố Paris, không phải xe cộ qua lại, mà thuyền bè chở người di chuyển và cập thềm nhà làm bến đưa đón người.

Nước trào lên miệng cống và cuồn cuộn cuốn đi trên các đại lộ, nhà ga lớn như Sint Lazare. Cả dinh Thủ tướng, từng hầm cũng ngập nước. Ngày 28/01/1910, mực nước sông Seine lên tới 8,62m.

Thành phố phải mất nhiều tháng để phục hồi. Métro ngưng hoạt động dài hạn. Sự thiệt hại to lớn, tính theo tiền euros ngày nay, có thể lên tới từ 1, 5 tỷ đến 2 tỷ (theo Tòa Đô chánh Paris). OCDE (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) ước tính nếu ngày nay một trận lụt ở tầm cở như vậy, sự thiệt hại sẽ lên tới 30 tỷ euros.

Năm 1924, nước sông Seine dân cao rất nhanh, tới 7,32m, nhưng lại rút xuống cũng mau. Khu vực tháp Eiffel bị ngập nước. Đường xe lửa chạy vào Paris biến thành kênh rạch. Ghe thuyền di chuyển được trong lúc xe lửa ngưng hoạt động.

Cuối tháng 1/1955, sông Seine lại dâng nước lên cao tới 7,12m nhưng không làm thiệt hại nặng thành phố nhờ những biện pháp phòng chống đã được chuẩn bị sẵn từ sau trận lụt vừa qua.

Qua tháng giêng 1982, sông Seine và cả những chi nhánh Loing và Yonne, mực nước lên cao 6,18m, nhưng không gây thiệt hại nặng nhờ đã có bìện pháp phòng lụt bảo vệ thủ đô.

Sau cùng là trận lụt mùa xuân năm 2016, mực nước sông Seine lên tới 6,10m. Vài trạm Métro như Saint-Michel, Cluny-Sorbonne, Austerlitz và Javel đóng cửa. Thư viện Quốc gia, Bảo tàng viện Louvres, Orsay phải di chuyển những tài liệu lưu trữ dưới hầm. Về thiệt hại, có 4 người chết và 24 người bị thương và cả tỷ euros.


Lụt và mưa làm mất đi nét lãng mạn cố hữu của Paris

Mấy hôm nay, du khách ngoại quốc tới Paris than phiền không thể đi dạo doc bờ sông Seine được vì nước ngập. Nhìn xuống sông Seine chỉ thấy nước trắng xóa một màu, không có du thuyền chở khách, với tiếng nhạc, tiếng người hướng dẫn giới thiệu từng điểm lịch sử của Paris cho du khách. Trên đường phố chỉ thấy đây đó những màu áo mưa xanh, đỏ của du khách.

Thường không riêng gì du khách, cả dân Paris cũng thích, vào buổi sáng, tới bên cạnh Cầu Mới (Pont-Neuf – Tên Cầu Mới nhưng đó là cây cầu xưa nhứt Paris, xây từ giữa thế kỷ XVI), ngồi uống café, ăn điểm tâm, thì tuyệt. Không còn gì thú vị hơn. Nhưng nay, nếu muốn làm như vậy thì phải chịu lội xuống nước.

Công viên dưới dạ cầu, gần nhà thờ Notre-Dame, nay không còn là nơi cô dâu, chú rể cùng họ hàng đưa nhau tới chụp hình, quay phim kỷ niệm ngày hạnh phúc trong đời, mà chỉ có đàn vịt tung tăng bơi lội thỏa thích.

Một thanh niên đến từ  Sydney, Australie, đứng nhìn bờ sông Seine, nói với người bạn bên cạnh “Cách đây 2 năm, chúng tôi làm lễ kỷ niệm đám cưới của chúng tôi, cùng ngồi trên băng, uống Champagne, ăn Camembert (Fromage) nhưng nay mọi kỷ niệm như biến mất dưới nước!”

Một du khách khác, áo mưa, đầu đội kết, tự chụp hình với Cầu-Mới làm kỷ niệm chuyến viếng thăm Paris. Ông khôi hài “Ở Nam Phi, chúng tôi hơn 4 triệu người đang thiếu nước. Ở đây dư thừa nước. Thật là bất công quá. Làm sao tôi có thể đem hết nước này về chia lại cho bà con của tôi?”.

Mưa và ngập lụt chẳng những làm mất vẻ đẹp thơ mộng của Parìs mà còn làm thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế. Theo Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OCDE), dựa theo những kết quả nghiên cứu, thì ngập lụt có thể gây tổn thất từ 1, 5 tới 58, 5 tỷ euros, mất 400000 công ăn việc làm.

Nước ngập, chuột ra mặt

Không phải «cháy nhà ra mặt chuột” mà ngập lụt, chuột chạy ra khắp nhìều nơi trong Paris. Nhơn viên đổ rác của Paris đã phải la hoảng khi kéo thùng rác, thấy chuột lúc nhúc trong thùng rác. Ở Quận VII là một quận sang trọng của thủ đô (nơi có trụ sở Quốc Hội và nhiều cơ sở quan trọng), thử mở nắp mươi thùng rác 600 l, thùng nào cũng lúc nhúc chuột ở trong đó. Có lẽ vì nơi đây gần sông Seine. Nhơn viên Sở rác quay phim để báo động chánh quyền Paris Một nhơn viên, lúc kéo thùng rác, bị chuột phóng ra, bám vào cổ, vào tay cắn.

Trông con nào cũng mập ú. Nếu ở Việt nam, chắc chắn sẽ không có chuyện báo động chánh quyền mà chuột này sẽ được đem tới các quán  nhậu để làm thành nhiều món hấp dẫn đãi dân nhậu.

Paris vẫn bị nạn chuột khuấy phá nhưng chưa đạt tới mức này. Dân Paris coi báo thấy cảnh chuột như vậy, ai cũng lo sợ. Sở vệ sinh gom chuột lại và đem đi đốt, khử trùng.

Chánh quyền cho biết từ một năm nay, chuột trong Paris, ở khắp các quận, tăng trưởng rất mạnh. Nhứt là những quận nằm dọc theo sông Seine. Paris đã dành 1, 5 triệu euros cho chương trình diệt trừ chuột, làm sạch thành phố, thay thùng rác công cộng không nắp bằng thùng rác có nắp nhưng nhà chuột vẫn không giảm. Thảm hại hơn là chuột ngày càng không còn sợ và né tránh người nữa.

Một nhơn viên Sở Vệ sinh Paris giải thích hiện tượng chuột là do hang ổ của chúng bị ngập lụt nên chúng chạy ra tìm nơi sanh sống tạm. Khi nước rút sẽ là lúc để bài trừ. Nhưng một người khác có quan điểm trái ngược: “Ông sẽ thấy điều gì sẽ xảy ra khi nước rứt. Theo tôi, lúc đó sẽ không khác gì một thứ chiến tranh, máu đổ, thịt rơi. Tất cả chuột sẽ chạy lên”.

Thành phô Paris cam kết sẽ quyết tâm làm sạch thành phố, bảo đảm đời sống an lành cho dân.

Nguyễn Thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.