Hôm nay,  

Cái Chi Từ Huế

07/01/201821:32:00(Xem: 7574)

CÁI CHI TỪ HUẾ


        Báo Xuân Mậu Tuất 2018 năm nay, khi mời viết bài, tôi được chủ biên cho biết là viết về chủ đề “Made in Huế”!

        Câu hỏi đầu tiên hiện ra tức thời là “Cái chi từ Huế?” Những hình ảnh lướt qua rất nhanh khi nghĩ đến Huế là khung cảnh thiên nhiên kỳ tú, điệu sống trầm lặng và nếp sống thanh đạm của một vùng quê hương miền Trung Việt Nam khiêm tốn, len mình giữa Trường Sơn và Nam Hải.

        Nói đến nhân văn, có quá nhiều điều để viết về Huế. Nhưng nói đến các lãnh vực khác như kinh tế, khoa học… thì khó có những dữ liệu chính xác để tham khảo hay dựa vào để viết về Huế.
        Ba mươi lăm năm sống ở quê nhà và ba mươi lăm năm sống ở quê người, tôi vẫn thường nghĩ về Huế như chiếc nôi văn hóa và tình cảm cho mình, cho những người dân gốc Huế dầu ở phương trời nào.
        Du lịch trên những thành phố lớn của thế giới có người Việt sinh sống, tôi vẫn tìm thấy Huế qua những tiệm ăn, cửa hàng với các dấu hiệu điển hình về Huế như: bún bò Huế, mè xửng Huế, nón bài thơ Huế, áo dài Huế, tranh thêu Huế và cả... màu tím Huế. Rất nhẹ nhàng Huế đã lắng sâu vào lòng dân tộc. Những gì “made in Hue” thì cũng chính là “made in Vietnam”.
        Với thế hệ Chiến tranh Việt Nam – những người sinh từ năm 1930 đến 1950 – thì hầu hết những mặt hàng công nghiệp và kĩ thuật máy móc đều đến từ bên ngoài. Vào những thập niên 30 và 40 thì hầu hết các mặt hàng đến từ Pháp "Fabrique en France" (chế tạo tại Pháp) ! Những năm 60, 70 đến từ Nhật và Mỹ; rồi Trung Quốc.
        Cho đến 1975, kể cả hai miền Nam Bắc, mặt hàng "made in in Vietnam" cũng rất hiếm hoi.
        Trên bước đường tha hương, có người Việt Nam nào mà không xúc động sâu xa khi nhìn trong hàng hàng lớp lớp hàng hóa của các nước khắp nơi trên thế giới có món hàng làm tại Việt Nam - "Made in Vietnam".
        Khi còn ở Huế, người Huế thường ít khi mang Huế qua khỏi bên kia đèo Hải Vân hay vượt dòng sông Mỹ Chánh. Ai muốn đội nón bài thơ, ăn bún Vân Cù, ăn cơm hến Huế thì tới Huế mà giao lưu, ăn uống. Phải chăng nhờ tinh thần... bảo thủ như thế mà hôm nay đi khắp đất nước từ Nam chí Bắc thì hầu như chỉ còn một thành phố mang được dáng xưa, đó là Huế.
        Ngày nay, Người dân Huế như đàn chim tung cánh bay khắp bốn phương trời. Ở đâu có được dăm ba gia đình người Huế là đã có một hình thức biểu hiện “lai lịch Huế” như hội Huế, nhóm Nhớ Huế, hội Quốc Học, Đồng Khánh... ra đời. Có thể nói, hành trang lớn nhất mà người Huế mang theo đến xứ người thuộc về giá trị tinh thần nhiều hơn là vật chất. Đó là phong cách Huế, văn hóa Huế và tâm lý tự hào về di sản Huế kế thừa trong thân phận tha hương.

        Phong cách Huế là nét tiêu biểu nhất trong văn hóa Huế. Đó là cách ứng xử chừng mực, nhẹ nhàng trước những hoàn cảnh khác nhau: Người đó có thể là một nhà tu, một thương gia, một sinh viên đại học, một thợ làm móng tay, một người làm vườn… tại Mỹ hay các nước kỹ nghệ Âu Tây, nhưng “kiểu Huế” của mỗi nhân vật đều đòi hỏi hay ít nhất là đối tượng tiếp xúc trông chờ là thái độ khoan hòa và cách làm việc không vội vàng bợp chợp. Không hiếm lắm với lời trách: “Vậy là Huế dõm rồi. Huế gì mà nhảy choi choi, hung hăng con bọ xít thế!” Nghĩa là phong cách tiêu biểu của Huế phải từ tốn, dè dặt, hài hòa trong tương quan xử thế tiếp vật.

        Cách ăn, điệu ở kiểu Huế cũng đã thành huyền thoại: Từ thời 1802 về sau, Huế là kinh đô của vương triều nhà Nguyễn. Những món ăn, cách trang phục, nghệ thuật làm dáng của phụ nữ, cách “làm đày” của các bà trung niên, kiểu gia trưởng của các ông có địa vị xã hội (từ nhất phẩm triều đình đến cửu phẩm hàng dân dã) từ bốn phương dồn tụ vào Huế đều được sàng lọc, chế biến, gia giảm hương vị, trang hoàng gọt tỉa sao cho phù hợp với điệu đà, kiểu cách của con nhà quý phái, có nề nếp gia giáo.

        Món ăn thì coi trọng phẩm hơn là lượng. Từ những món tôm chua, cua mắm phía Nam đến những món phở, hầm từ phía Bắc đều được cải biên, chế tác theo phong cách mới. Ngay cả những món ăn nhà nghèo như canh hến, cơm nguội từ bữa cơm chiều hôm trước thì dần dà cũng phải được chế biến thành món Cơm Hến Huế độc chiêu. Cũng như món mì phở xứ Bắc khi vào Huế cũng thành món Bún Bò Huế mà tay sành ăn lừng danh quốc tế như Anthony Bourdain cũng ngồi bên gánh bún hến chợ Đông Ba ăn ngon lành và tuyên bố rằng, “đây là món xúp tuyệt chiêu hàng đầu thế giới” (the greatest soup in the world: ngày 20-10-2014). Ngoài ra, những món chả Huế, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, bánh ít ram… Huế cũng là những món ăn tao nhã về hình thức và đậm đà về hương vị. Sản phẩm ẩm thực thuần Huế đang được ưa chuộng không chỉ riêng cho người Việt mà còn đối với nhiều sắc dân trên toàn thế giới.

        Đi sâu vào sự lắng đọng của cuộc sống là tinh thần. Nếp sống tinh thần và tâm linh của Huế vừa cổ kính, vừa hiện đại giúp giữ được sự thăng bằng cho đời sống bên trong cũng như bên ngoài. Từ Thành Nội cho đến những vùng Nam Giao, Kim Long, An Hòa, Bao Vinh, Gia Hội, Vỹ Dạ thì hầu như nhà nào cũng có bàn thờ nghiêm cẩn bên trong và những hình thức am miếu bên ngoài. Đặc biệt, các chùa viện Phật giáo Huế thường mang một vẻ thuần khiết và tôn nghiêm. Khi ra nước ngoài, tinh thần Phật giáo Huế lại càng được thể hiện đậm nét tinh cần hơn trong mọi địa phương và hoàn cảnh.

        Giọng Huế “trọ trẹ” theo âm bậc ngũ cung cũng là một đề tài thú vị. Thế nhưng khi xa quê, tiếng Huế không phát huy theo chiều rộng thông thường mà nhập vào chiều sâu của ngôn ngữ. Bộ Từ Điển Tiếng Huế của bác sĩ Bùi Minh Đức in lần thứ 3 năm 2009 với hai cuốn thượng và hạ quy tụ tới 2050 trang in trên khổ lớn, chữ nhỏ được tác giả chuyên tâm biên soạn trong suốt 18 năm, là một “hiện tượng ngôn ngữ” độc đáo. Chưa có một phương ngữ nào, kể cả trong và ngoài nước, ở tầm mức của một tỉnh thành, một cố đô lại có đủ bề dày để tập đại thành một tác phẩm gần với Bách khoa Từ điển như thế.

        Nếu hỏi: “Cái chi từ Huế?” với một người đã xa Huế hơn nửa đời người thì câu trả lời thật không đơn giản vì Huế có quá nhiều giá trị thấy được nhưng đồng thời cũng có những “sản phẩm” tinh thần thông qua cảm nhận và ý thức. Đó không phải là một khái niệm nghịch lý mà là một ý tưởng hợp lý theo vị thế và hoàn cảnh của từng người như cả vũ trụ này là “không” đối với một bậc chân tu; nhưng là “có” đối với một nhà khoa học.

        Cái “có, không” thường chỉ là một khái niệm triết lý; trong lúc thực tế đời sống là bức tranh biến ảo muôn màu. Là người Huế, hơn nửa đời tha hương nhưng vẫn còn thương Huế, tôi vẫn còn miên man nghĩ về Huế không khứ, không lai, không tài, không tận… một cách rất chi là “làm đày” (hờn, mát) kiểu Huế. Và như thế, tôi làm thơ:

RĂNG CỨ ĐÒI THƯƠNG HUẾ

 

blank


 

Huế có chi mô mà đòi thương dữ rứa
Hạ nắng cháy mình mùa đông lạnh cắt da
Dãi đất hẹp Trường Sơn ra tận biển
Cuối tháng mười bão lụt cũng không tha

Nhưng khổ quá 
Tui cũng là dân Huế
Đã xa quê khi mới nửa đời
Nơi đất khách có đủ điều mơ ước
Rủng rỉnh lợi danh tưởng quên được Huế rồi

Ma quỷ bắt cứ đăm đăm về Huế
Nhớ nhịp cầu thổn thức với dòng sông
Tô cơm hến dĩa xôi mè buổi sớm
Cháo gạo nghèo răng thương Huế rưng rưng

Tui đã tới đã đi nhiều xứ lạ
Cũng lặng nhìn bao cảnh đẹp kiêu sa
Nhưng nét Huế không đến từ đôi mẳt
Tự trong lòng thăm thẳm Huế lan ra

Im ắng mãi theo tượng đài cổ tích
Huế ngập ngừng như lời ngỏ tình nhân
Mắt rơm rớm cắn môi là đã nói
Không hẹn hò mà nhớ tới trăm năm

Không chi cả mà nghe đời rất Huế
Hạt bụi hồng thiên cổ vọng bao la
Trong giọt nước chứa linh hồn biển cả
Nên Huế gần mà Huế cũng rất xa

 


Chiều mùa Thu Natomas Park 11-2017

 

 

 Trần Kiêm Đoàn

       

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.