Hôm nay,  

Cơn Ác Mộng Thay Đổi Chữ Việt (*)

27/12/201709:37:00(Xem: 8815)
Cơn Ác Mộng Thay Đổi Chữ Việt (*) 
 
Đào Văn Bình

Cả tháng nay, tôi dường như sống trong cơn ác mộng khi nghe tin Ô. Bùi Hiền đưa ra đề nghị hủy bỏ loại chữ Việt cũ và thay thế bằng loại chữ Việt mới. Dường như “đề nghị” được một số “trí thức” kiêm giáo dục, nhà nghiên cứu trong nước tán thành và nó có nhiều cơ may trở thành một thứ  “quốc ngữ mới” cho dân tộc Việt Nam.
 
Loại bỏ tất cả những lý do mà Ô. Bùi Hiền đưa ra như:  Hội nhập với trào lưu tiến hóa của nhân loại, hợp lý, ngắn gọn, dễ học, dễ nhớ, xóa nạn mù chữ rất nhanh, tiết kiệm thời giờ….tôi chỉ thấy những thảm họa:
-Ngay trong nước sẽ chia đôi thành hai dân tộc, với hai chữ Việt khác nhau.
-Hải ngoại sẽ “sống chết” với âm mưu triệt hủy văn hóa dân tộc này. Họ sẽ chống đối đến cùng và sẽ đoàn kết lại thành một “mặt trận” để bảo vệ sự tồn vong của nền văn học Việt Nam.
-Làm thế nào để 90 triệu dân tuân thủ lối viết kỳ quặc này? Chắc chắn làng trên xóm dưới, trong công sở, công trường, nhà máy, báo chí, ký giả, truyền hình, quảng cáo, học đường, phố chợ  sẽ phải học “khẩn cấp” ngày đêm để có thể thống nhất với nhau về loại chữ Việt mới này.
-Phải lập một khối dịch thuật khổng lồ để dịch tất cả những tác phẩm của tổ tiên còn lưu trữ lại bằng tiếng Việt. Thế còn những tác phẩm biên khảo, văn học, tiểu thuyết, thơ, kịch của những nhà văn khác đang còn nằm trong thư viện, trên kệ sách thì sao?  Nếu không dịch kịp thì chỉ vài năm, khi thế hệ mới đã quen với “chữ quốc ngữ mới” sẽ không sao đọc được và hiểu được những gì tổ tiên nó viết, như thế toàn bộ nền văn học Việt Nam bị hủy diệt.
-Thậm chí tiền bạc in bằng chữ Việt cũ cũng phải đổi vì lớp “người mới” sẽ không hiểu tờ giấy bạc ấy viết gì. Bia đá, tên của các ngôi chùa, miếu đền, các thắng tích viết bằng tiếng Việt cũ cũng phải đổi lại. Giấy khai sinh, khai tử, hôn thú cũ cũng phải dịch lại và phải đem ra tòa án thị thực.
-Để thi hành kế hoạch quy mô và để 90 triệu dân tuân theo, ít nhất phải tuyển khoảng vài chục ngàn hoặc trăm ngàn nhân viên gọi là ‘công an văn hóa” để truy lùng, bắt giam bỏ tù tất cả những ai không tuân theo, tức “chống đối pháp lệnh của Đảng và Nhà Nước”…như thế trại cải tạo sẽ mọc lên như nấm cho cuộc “Đại Cách Mạng Văn Hóa” này.
-Chắc chắn cả ngàn có khi chục ngàn, giáo viên, sinh viên, giáo sư đại học sẽ xin thôi việc hoặc bị sa thải, đuổi học vì không chịu giảng dạy hoặc viết theo chữ “quốc ngữ mới” quái đản này…tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị lẫn kinh tế cho đất nước.
-Chữ viết là linh hồn, tình cảm của một dân tộc. Du lịch nơi nào trên khắp thế giới, khi chúng thấy một quán ăn, một cửa hàng đề “Phở” hay “Bún Bò Huế”, “Hủ Tíu Mỹ Tho”, “Bún Chả Hà Nội” hay “Nhà Hàng Việt Nam” là chúng ta ấm lòng và biết ngay “quốc hồn quốc túy” nằm ở đây rồi. Nay đổi đi hoặc viết tiếng Tây, tiếng Anh…như Phở biến thành Fở, Nhà Hàng Việt Nam biến thành N’à Hàq Viek Nam…thì đó là một nhà hàng ngoại quốc của Tàu của Đại Hàn…chứ không phải nhà hàng, quán ăn Việt Nam. Uổng lắm!
 
            Nhưng rất may, cơn ác mộng đó đã qua đi khi Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) ngày 30/11/2017 loan tin:
Ngày 30/11/2017 Bộ GD-ĐT đưa ra thông tin về đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông.Theo đó, ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền về cải tiến chữ Quốc ngữ là đề xuất trong một hội thảo khoa học của ngành Ngôn ngữ học. Bộ GD-ĐT trân trọng tất cả các công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học.
Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế, cần có sự thẩm định của các chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ.
Bộ GD-ĐT không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay.”

Thế nhưng trong lòng tôi vẫn còn vương vấn một nỗi kinh sợ. Biết đâu vài năm nữa, lại có một ông “tiến sĩ” viện trưởng viện nào đó …lại đưa ra một để nghị điên khùng về văn hóa, chẳng hạn như đòi bỏ Tết Ta để ăn Tết Tây với lý do ăn Tết Tây sẽ trở thành Tây, sẽ tiến bộ phát triển như Tây. Còn ăn Tết Ta thì cả triệu năm nữa vẫn cứ nghèo hèn và nô lệ. Giống như thấy các thầy giáo thường đeo kính, một anh chàng không có học tưởng cứ đeo kính vào sẽ thành thầy giáo bèn đi mua kính mà đeo. Ai muốn  bỏ Tết Ta và ăn Tết Tây xin qua Nam Bắc Cali, Hoa Thịnh Đốn, Houston, Texas…mà coi. Cứ mỗi độ Tết đến các em bé Việt Nam, xúng xính trong bộ áo dài hay khăn đóng áo dài, tham dự  các Hội Chợ Tết rất dễ thương. Xin nhớ đây là các cô cậu “Mỹ con” nhé. Bộ các cháu không biết vui với Tết Tây, Tết Mỹ sao? Xin thưa, Tết Tây, Tết Mỹ ở đây đối với người Việt “nhạt như nước ốc, chả có gì vui thú cả. Ăn Tết Ta vừa vui, vừa có hương vị quê hương, vừa được tiền lì xì mừng tuổi “vui như Tết”, lại còn chụp hình lia lịa, được ông bà, cha mẹ cưng chiều.

Thưa ông Bùi Hiền và các ông “tiến sĩ” trong nước: Cái gì thuộc truyền thống dân tộc, cái gì đã thành nề nếp ngàn năm xin chớ đụng vào. Đụng vào thì Thần Thánh cũng chết chứ đừng nói người phàm. Ông Bùi Hiền nên dùng tài năng của mình để đưa ra những áng văn chương lỗi lạc để toàn dân thưởng thức, sau đó có thể được dịch ra Anh Ngữ để dự thi giải Văn Chương Nobel…chứ đừng phí công vào những việc nhảm nhí, điên khùng như thế này.
Trước đây Miền Nam có Ô. Nguyễn Ngu Ý chỉ đề nghị đổi chữ “y” thay bằng chữ “i” như Mỹ quốc đổi thành Mĩ quốc, mỹ nhân đổi thành mĩ nhân, mỹ mãn đổi thành mĩ mãn, kỹ sư đổi thành kĩ sư, kỹ thuật đổi thành kĩ thuật, Nguyễn Thị Mỹ đổi thành Nguyễn Thị Mĩ…không thôi mà đã bị phê bình và lên án tơi bời và bị đổi tên thành Nguyễn Ngu Quá!
Trong tiếng Anh, các chữ “not và knot”, “son  sun” “no  know”, “one  want”, “right, write  wright”, “blue  blew”…và cả ngàn chữ như vậy, viết khác nhau nhưng đọc giống nhau (đồng âm dị nghĩa) một cách phi lý…và có những chữ rất dài như “thoughtfulness” (14 phụ âm và nguyên âm), nhưng có sao đâu và đâu cần sửa đổi? Tiếng Việt, có lẽ chữ dài nhất là  “nghiêng” chỉ có 7 nguyên âm và phụ âm. Vậy sao ông nói dài quá? Ngoài ra, hai mẫu tự “C” và “K” viết khác nhau nhưng có lúc đọc giống nhau…nếu bây giờ đổi lại và viết giống nhau, nước Mỹ, nước Anh, nước Úc, Gia Nã Đại sẽ đại loạn và cả thế giới cũng loạn theo.
Có thể đây là cảnh báo cuối cùng cho những ý tưởng điên khùng của các ông “tiến sĩ” trong nước. Tôi có đọc một bài viết nói rằng trong nước có cả chục ngàn (10,000) ông “tiến sĩ” mà chẳng thấy ông nào đưa ra được những sáng kiến, sáng chế về mặt khoa học, y học, bệnh học, hóa học, vật lý, canh nông, hải dương học, không gian, kỹ thuật... hoặc làm sao cho học trò yêu mến thầy/cô, hiệu trưởng hiệu phó không ăn bớt, hay bắt phụ huynh học sinh đóng tiền vô tội vạ, cô giáo không túm tóc đánh chửi nhau…thật tốt lành cho đất nước…còn hơn là bàn chuyện nhảm nhí.
Xin nhớ, khi một nhóm hay vài người chống đối mình thì mình không sợ. Nhưng khi cả nước chống mình thì mình phải coi chừng đó nghe. Khi sự phẫn nộ không còn kiềm chế được thì tai họa sẽ xảy ra.
Đào Văn Bình
(California ngày 27/12/2017)
 

(*) Tiếp tục thách thức công luận và thách thức luôn cả Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, vào ngày 26/12/2017, Ô. Bùi Hiền lại công bố “Phần 2 phương án cải tiến chữ tiếng Việt”, trong đó có một đoạn văn mẫu của tiếng Việt mới điên khùng như sau:

LUẬT ZÁO ZỤK (cách viết cải tiến, 15 dòng)
Diều 7. Wôn wữ zùw cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếw nói, cữ viết kủa zân tộk qiểu số; zạy woại wữ.
1.Tiếw Việt là wôn wữ cính qứk zùw cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ qể về nội zuw záo zụk, Qủ tướw cính fủ kuy dịnh việk zạy và họk bằw tiếw nướk woài cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák.
2. NHà nướk tạo diều kiện dể wười zân tộk qiểu số dượk họk tiếw nói, cữ viết kủa zân tộk mình nhằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sinh wười zân tộk qiểu số zễ zàw tiếp qu kiến qứk xi họk tập cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếw nói, cữ viết kủa zân tộk qiểu số dượk qựk hiện qeo kuy dịnh kủa Cính fủ.
3.Woại wữ kuy dịnh cow cươw cình záo zụk là wôn wữ dượk sử zụw fổ biến cow zao zịk kuốk tế . Việk tổ cứk zạy woại wữ cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák kần dảm bảo dể wười họk liên tụk và kó hiệu kuả. (15 dòng)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.