Hôm nay,  

Những Tháng Ngày Dạy Học Tại Bắc Hàn

05/12/201700:00:00(Xem: 5828)
Thành Lacey

 
(Dịch từ “An American journalist on daily life in North Korea” on Vox by Sean Illing, Nov 29, 2017.

- Sống trong sợ hãi, cô đơn và chịu sức ép của nghề nghiệp, một nhà báo Mỹ nói về cuộc sống hằng ngày ở Bắc Hàn. – Vox

*

Năm 2011, nữ ký giả Mỹ gốc Nam Hàn là Suki Kim, nhận được chỗ làm để dạy Anh ngữ tai một đại học dành cho nam sinh viên ở Bắc Hàn, Đại Học Khoa học và Kỷ thuật Pyongyang sĩ số là 270.  Tất cả số sinh viên này đều  thuộc giai cấp “con cối cháu cán” trong xã hội Bắc Hàn.

Kim dạy ĐH này trong sáu tháng và ghi lại những dữ kiện để viết thành sách năm 2014 , có tên là: “ Without You, There Is No Us: Undercover Among the Sons of North Kore’s Elites”.(xin tạm dịch là “Không có chủ tịch, sẽ không có chúng con: Nằm ẩn trong đám con cháu của giai cấp thượng đẳng của Bắc Hàn.”)

  Bốn tháng trước đây, sau khi BH thử phóng hoả tiển lần nữa , ký giả Sean Illing  (viết tắt là SI), gọi phone nọi chuyện với Kim.       ( Lần phóng hoả tiễn mới đây nhứt của BH là vào khỏan 3: 15 sáng giờ ĐH, hôm Thứ Tư Nov 28 ’17). Quan điểm của Kim rất có giá trị và hiếm có vì rất ít người Mỹ nào đưực sống ở đất bên BH.  Tôi , ký giả SI, muốn biết xem cuộc sống hằng ngày của người thường dân BH ra sao trong một quốc gia khép kín nhứt trên thế giới này. Kim cho biết là “Mức độ sợ hãi của dân BH là không thể tưởng tượng được.”  Dưới đây là đoạn ghi lại cuộc nói chuyện với Kim.

SI: Trước tiên cho tôi biết là sao cô qua được bên BH.

Kim: Số là tôi sinh ra và lớn lên ở Nam Hàn, gia đình bị chia cắt đôi bên giới tuyến nên tôi hiểu rõ tính bi đát của cảnh bị phân ly. Năm 2002 tôi có qua BH tám ngày với tư cách là thành viên của một hội cứu trợ và thấy lòng tan nát bởi những gì mình chứng kiến.  Sau đó tôi có trở lại vài lần nữa để tìm hiểu thêm cho tận tường.

Năm 2011, tôi nhận thấy là mình cần phải ở lại BH một thời gian lâu dài để thực sự thu nhận được những sự kiện diển ra mỗi ngày. Tôi nhận ra là có một nhóm người đang dạy kinh thánh bên này và tôi quyết định cách hay nhất là ẩn dạng giả danh thành một cô giáo dạy Anh ngữ.

SI:  Họ cắt đặt cô vào vị trí nào?

Kim:  Họ cắt tôi vào một khu quân sự dạy cho con cháu ông lớn từ 19 đến 20  tuổi.  Đám học sinh này tòan là nam và không sinh viên nào được rời khỏi khu này trong sáu tháng học.

SI:  “Giới thựơng đẳng“  này được định mghĩa như thế nào ở BH?  Những sinh viên này là ai?

Kim: Đây là một danh từ mơ hồ nhưng nghĩa căn bản là: con của cán bộ đảng, đựơc đảng chấp thuận.  Một vài trường hợp danh từ này còn áp dụng cho số người có họ hàng với gia đình lảnh tụ dòng họ Kim. Tôi gọi họ là được “thượng đẳng ưu đãi” vì họ được hửơng những ưu quyền mà đại đa số người dân thường không thể nào có đựơc.  Năm 2011, khi tất cả đại học phải đóng cửa một năm để gởi tất cả sinh viên đem hết thời gian và công sức  đến các công trình xây dựng theo lời hô hào của nhà nước để làm cho “xứ sở đựơc giàu mạnh” thì “nhóm sinh viên được ưu đãi” này lại đựơc miễn trừ.  Trên toàn quốc BH, chỉ có số 270  sinh viên này là không bị gởi đi “lao động vinh quang”!

SI:  Kinh nghiệm cô có trong việc dạy là như thế nào và sinh viên thu nhận ra sao?

Kim:  Đây thật là một kinh nghiệm hết sức lạ kỳ. Động lực chính của tôi là ghi chép lại để viết thành sách nên tôi cố tìm hiểu sự suy luận  và cảm nghỉ của đám sinh viên nhưng mọi ngày dạy của tôi đều bị theo dõi thường xuyên.  Nhất cử nhất động của tôi đều thường xuyên bị theo dò, bị thu vào máy và làm gì phải luôn được chấp thuận.  Không những tôi biết điều này mà các sinh viên cũng biết như vậy.  Luôn luôn có sự hiện diện của “bóng ma” này đang rình rập mọi người.

Si: Có khi nào sinh viên được ở một mình không?

Kim: Không bao giờ.  Họ không bao giờ được ở một mình.  Họ cọ hệ thống “cặp đôi”, bất cứ khi nào đi đâu, họ đều đi kèm theo một người.  Ngay cả khi họ đi học cũng vậy.  Tôi sống trong một ký túc xá kế bên khu của sinh viên dưới sự dòm ngó của lính canh.  Phòng của tôi ở trên phòng của lính canh nên lúc nào tôi cũng bị theo dỏi chặt chẽ.  Do vậy mà không ai dám điều gì sai chệch.

SI:  Còn đời sống mỗi ngày của sinh viên trong lớp cô khi ở bên ngoài thì ra sao? Mọi sự đều bị theo dỏi phải không?

Kim:  Bất cứ lúc nào! Họ thức dậy lúc 5 giờ sáng và cùng nhau ra tập thể dục như là trong trại huấn luyện quân sự vậy.  Họ chạy theo nhóm, đi theo đội hình nhóm, mọi sự đều theo mô hình nhóm.  Sinh hoạt giống như một trại lính, có thứ bậc, đẳng cấp và mỗi người là một phần tử trong đó.

SI:  Còn cô thì sao?

Kim:  Tôi cũng phải như vậy.  Mọi sự đều có giờ giấc hẵn hòi.  Họ phải đi theo đội hình vào nhà ăn, mỗi sinh viên có phận sự của mình và sau đó họ hát những bài ca về “Lảnh tụ vĩ đại” là Kim Il Sung.  Thông lệ hàng ngày của họ là ca ngợi chế độ và lý tửơng của chế độ . (Trên khay đựng thức ăn của sinh viên tôi thấy một dĩa canh có vài lát thịt lỏng bỏng nước, cơm và cải kimchi.)

SI:  Cũng nên nhắc ở đây là cô chỉ quan sát ”nhóm được ưu đải”, chắc tình cảnh của dân thường còn khốn khổ hơn vầy nữa.

Kim:  Chắc chắn như vậy.  Chắc chắn là dân thừng bị theo dỏi chặt chẽ , bị áp chế và bị cửơng bức lao động nặng nề.

SI:  Rõ ràng là không có tự do về tư tưởng cho các sinh viên này nhưng họ đọc những loại sách gì?  Họ xem những phim ảnh gì?

Kim:  Đám trẻ này cũng đáng mến như mọi đứa ở tuổi 19 khác nhưng dưới chế độ độc tài tối đa này TV chỉ có một đài trung ương tên Chosun Central TV chỉ chiếu chương trình về lảnh tụ; mỗi tối có chiếu một phim kịch.  Có hôm họ chiếu phim “Quốc gia của mặt trời” về những hành động anh hùng của Lảnh tụ vĩ đại.  Có hôm thì chiếu phim của Trung Quốc tên: “ Thép đã tôi thế ấy” dựa theo tiểu thuyết có cùng tên của Nga.


Tờ baó của họ đọc có sáu trang và mỗi bài báo đều nói về Đại lảnh tụ.  Sách giáo khoa cũng vậy và các hình thực giáo dục và giải trí cũng rập khuôn.  Họ sinh ra vào một thế giới mà họ chỉ được biết, nghe, và quan sát  một sự thật.  Nói như vậy đám trẻ không phải là người máy, chúng cũng cười nói như mọi trẻ khác nhưng cuộc sống và môi trường sống của chúng bị kềm chế một cách khó cho ta có thể tưởng tựơng được.

SI:  Đám họ gỉai trí bằng cách nào?

Kim:  Họ không có những trò games nhưng tụ tập nhau ca hát vào ngày  sinh nhựt của từng đưá.  Những bài ca toàn noí về Đại Lảnh tụ hay về xứ sở , bạn bè mình.  Đôi khi chúng chơi túc cầu hay bóng rổ.

SI:  Tôi đoán là đám họ đều ăn mặc đồng phục và có bề ngòai giống nhau?

Kim:  Chúng mặc đồng phục: aó sơ mi, cà vạt, quần dài màu sẩm, aó khoác.  Ngày cuối tuần chúng mặc aó thung và quần dài rộng thùng thình.  Chúng tự giặt quần áo bằng tay.

SI:  Chúng có thần tượng nào mà không có dính dáng đến chế độ không?

Kim:  Không.  Chỉ có Đại Lảnh tụ là thần tượng duy nhứt.  Chỉ có một thần tựơng có lần tôi nghe chúng nhắc tới là ngôi sao bóng rổ BH tên Ri Myung-hun được chúng coi là cầu thủ cao nhứt và giỏi nhứt thế giới. Trong khi bàn về bóng rổ, chúng có nói đến Michael Jordan và vẫn không biết là Micheal đã nghỉ chơi từ lâu. Có điều lạ là một ngừơi Mỹ khác mà chúng biết đến là Bill Gates nhưng chúng không biết Mark Zuckerberg của Facebook và Steve Jobs của Apple là ai cả.

SI:  Chúng nhìn thế giới bên ngoài ra sao?

Kim:  Chúng biết là có thế giới bên ngoài BH.  Chúng có tò mò đó nhưng chúng không diển tả ra đựơc, chúng không được phép làm điều này.  Đây là đám trẻ thuộc “giới thượng đẳng” nên có đứa nói là chúng có thấy được thế giới bên ngoài nhưng có điều chắc chắn là chưa có đứa nào được ra khỏi BH.

            Sự tò mò bị cấm ở BH. Điều này tôi cho đây là một sự bạo hành về tâm lý.  Khi một người bị theo dõi, bị luôn đặt trong kỷ luật, bị gò ép phải chấp nhận lâu dần nó khiến cho người đó tự làm công việc tự kiểm duyệt lấy tư tưởng và hành động của mình.

IS: Chúng có được sung sướng không?  Câu hỏi này là kỳ hoặc vì chúng có bao giờ được tự do đâu.  Tôi chỉ tự hỏi là chính chúng có ý thức gì về thân phận của mình hay không.

Kim:  Điều mà tôi thấy ra đưưc khi sống ở nơi này là những ý niệm về hạnh phúc, về chân lý và tự đáp ứng ước vọng của mình hoàn tòan khác biệt ở BH. Ý niệm về hạnh phúc như của chúng ta có không hề có “âm vọng” gì của nó ở đây cả.  Sự đáp ứng ước vọng cá nhân ở đây là phục vụ cho quốc gia và cho lảnh tụ.  Chỉ có vậy thôi, không gì khác.  Chấm hết!

SI:  Hạnh phúc ở đây chỉ là tương đối?

Kim:  Rất là tương đối.  Câu hỏi này hoàn tòan được hiểu theo một nghĩa khác ở BH.  Tôi quan sát thấy cái gì đó như là hạnh phúc lại mang một ý nghĩa khác.  Hạnh phúc ở đây là là hy sinh cho lảnh tụ và cho xứ sở của họ.  Nghe có vẻ lạ kỳ nhưng tôi nghỉ rằng điều này không phải là không thành thật.  Vì ta phải hiểu là đây là quê hương của họ và họ bị “nhồi nhét” sự tin tưởng đó.  Khi ta thất được họ bị nuôi dưởng và dạy dổ như thế nào, ta không còn ngạc nhiên nữa.

SI:  Chế độ này vẫn còn chống đối tự do của con người nhưng tôi hiểu đưực những gì cô vừa trình bày.

Kim:  Tôi không bao giờ biện hộ cho chế độ này nhưng ta nên nhớ rằng những gì quan trọng cho họ đã bị ép buộc bởi chế độ cực kỳ hà khắc này và trong tình trạng này thì người dân vừa “thấy hạnh phúc” laị cùng lúc vừa cảm thấy nổi lo sợ kinh hoàng.

SI:  Họ có tỏ ra dấu hiệu nào là mình đang sống trong một chế độ độc tài không?  Có người dân BH nào có nghỉ đến điều này không?

Kim:  Tôi chưa bao giờ thấy biểu hiện đó, vì đặt ra câu hỏi đó sẽ là đặt câu hỏi về nên tảng của cuộc sống và thân phận của họ.

SI:  Trong một tìng ccảnh như vầy, sự nghi ngờ là điều không có phải không?

Kim: ...Nếu ta sinh ra vào một hệ thống bị xây dựng trên sự lừa dối và ta chỉ biết đến đó, chỉ biết như vậy, bị nhồi nhét như vậy, thì đó là sự thật mà ta sẽ tin và sẽ sống với. Không một người dân BH nào đặt ra câu hỏi có tính cách nghi ngờ cả.

SI:  Trong suốt thời gian dạy, có sinh viên nào bày tỏ tư tưởng cách cởi mở với cô không? Chúng có ‘nói thật’ không?

Kim: Có đôi lúc tôi thấy có một hé lộ sự bất mãn nào đó nhưng chỉ có như vậy thôi không đi xa hơn.  Mức độ sợ hải ở chúng thật là không tưởng tượng nổi.

SI:  Nếu ngày mai chế độ của Kim Jong Un bị sụp và người dân BH được giải phòng không ngờ thì cô nghỉ họ sẽ có phản ứng ra sao?

Kim:  Tôi nghỉ là họ sẽ thở phào nhẹ nhỏm nhưng tôi cũng tin là họ sẽ tìm ‘nơi khác’ để tin tưởng tuyệt đối, một sự tin tưởng nào đó đòi hỏi sự hoàn tòan trung thành của họ. Có một chiều sâu do sự bị chấn thương về tâm lý ở họ mà ta khó hiểu được.  Tôi nghỉ là họ đã bị “chương trình hoá” là phải tuân phục người cầm quyền, bất cứ người cầm quyền nào.

Hiện nay BH đã trải qua ba thế hệ độc tài hà khắc và người dân trong chế độ này suốt cả đời không bao giờ nghỉ đến cá nhân mình.  AI chịu trách nhiệm về sự thảm hại này đây? Tôi nghi rằng họ sẽ mù quáng tuân theo bất cứ ai lên cầm quyền.  Tôi không thích nhưng phải nói ra là:  vùng đất này chín muồi cho một chế độ độc tài trong tương lai. //             

TTT -  Dec. 01, 2017.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.