Hôm nay,  

Ăn Gì Tránh Được Bệnh Tật Đây?

18/11/201700:00:00(Xem: 8487)
Nguyễn Thị Cỏ May

 
Ăn uống để sống nhưng sống cho khỏe mạnh, tránh được bệnh tật, không phải là điều đơn giản. Ăn cứu sống con người và cũng giết con người. Vì vậy chúng ta nên tự hỏi về cách ăn uống của chúng ta từ lâu nay và đó có phải là cách ăn uống tốt nhứt cho sức khỏe của chúng ta không?

Theo kết quả điều tra của Giáo sư y khoa Collin Campell (bản dịch do J'ai lu, Paris xuất bản 2014), thì từ rất lâu, Tây y coi nhẹ thực phẩm như biện pháp hay phương tiện ngừa bệnh và cả trị bệnh nữa. Ở Pháp, phần lớn thầy thuốc toàn khoa (médecin généraliste) đều thừa nhận là phần học về dinh dưỡng ở trường y khoa, là trường nổi tiếng ở Paris, rất sơ lược. Thật ra có thể nói là không có. Trong lúc đó thầy thuốc và người Pháp đều chủ trương "ăn" tốt hơn uông thuốc bổ. Sự thiếu xót này trong cách chữa bệnh của thầy thuốc ở Tây phương đã không giúp cho dân chúng hiểu rằng ăn uống vừa ngăn ngừa bệnh tật và cũng vừa là phương thuốc chữa lành bệnh.

Sách vở, báo chí  đều nói nên cử ăn nhiều đường, nhiều muối vì hai thứ này rất có hại cho sức khỏe. Chúng là nguyên nhơn gây ra bệnh tim mạch, ung thư, béo phì,... Nhưng hai thứ này lại hiện diện trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta nhiều nhứt.

Phải chăng vì thấy tình trạng ăn uống báo hiệu sự nguy hiểm mà người Pháp trong mùa hè vừa qua đã tổ chức "vườn rau, nhà hàng, quán nước" ngay trong Paris (XII) để quảng bá và đánh động dư luận về nhu cầu ăn uống lành mạnh và sức khỏe?

Thay đổi ăn uống

Chiến dịch đánh động dư luận về «Ăn uống và sức khỏe» tổ chức trong  dịp hè vừa qua là kỳ thứ 28 dưới khẩu hiệu rất nhạy cảm «Tuần lễ khẩu vị» (Semaine du Gỏt) kéo dài cho tới 15 tháng 10. Biểu ngữ treo ở khu vực này là «Sự ngon ăn có những lý do của nó mà cái đúng chỉ biết quá rõ mà thôi». Khẩu hiệu có lẽ mượn ý ở câu nói của Pascal hay chính Pascal ngày nay sống dậy cũng sẽ sửa lại câu nói của mình?

Người Pháp, gần như cứ 1 trên 2 người, đã giựt mình về những thói quen ăn uống của mình từ trước giờ. Họ tuyên bố sẽ thay đổi những thói quen ấy. Họ thật sự bắt đầu suy nghĩ có ý thức về ảnh huởng y tế và môi trường.

Trong lúc đó, trên thị trường ở Pháp nhiều cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy ra: thịt ngựa tráo làm thịt bò, dịch gà, nhà nông bìểu tình đòi hỏi quyền lợi chăn nuôi…

Sau thời gian suy nghĩ lại, họ quyết định hạn chế những thức ăn nhiều chất béo, nhiều chất ngọt, chọn những thức ăn trong lành.

Họ sẽ ăn ít hơn nhưng lành mạnh.

Từ đây, thị trường thực phẩm Bio tăng lên gấp ba lần!

Nhưng cũng có dư luận cho rằng thực phẩm dán nhãn BIO không đáng tin cậy lắm. Bị giả hoàn toàn vì người buôn bán cứ dán bừa lên món hàng để bán giá cao. Hoặc, người trồng tỉa, chăn nuôi cho ngưng xịt thuốc sâu rầy chỉ trước một thời gian ngắn mà thôi. Lương thiện lắm là họ dùng phân bón hóa học vơi liều lượng chừng mực. Vì đất đã quen với phân bón, môi trường thiếu thuốc, hoa màu sẽ khó lớn mạnh, tốt tươi. Về bữa ăn hằng ngày, người Pháp tập hạn chế thịt, cử ăn bánh nướng (các loại bit-quy - biscuits), sữa, vins, phó-mác, bơ mà ăn cá. Cách đây hai năm, một phần tư dân Pháp, hằng ngày, ăn nhiều rau cải và trái cây.

Từ năm 2016, chánh quyền Y tế khuyến cáo dân chúng nên ăn thực phẩm tươi và theo mùa hơn là thực phẩm chế biến sẵn. Họ cũng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc thực phẩm và cách sản xuất như dùng quá nhiều thuốc trừ sâu rầy, OMG, dùng trụ sinh, …

Ở Âu châu chỉ có người Đức là đòi hỏi BIO hơn các nước khác. Nay đứng sau Đức là Pháp. Người ta khó thay đổi thói quen ăn uống vì những siêu thị khổng lồ khống chế thị trường và quảng cáo rầm rộ, khéo léo hướng dẫn người tiêu thụ cách chọn lựa. Tuy nhiên, ở nhiều siêu thị cũng đã xuất hiện gian hàng BIO, giá có cao hơn một chút.

Thêm một xu hướng mới là nhiều người quay trở về với những sản phẩm thủ công và sản phẩm địa phương.

Quán bia nhỏ làm bia ngay tại chỗ «Microbrasseries» nổi lên từ 200 cửa hàng đã vọt lên hơn 1000 trong vòng 5 năm trong lúc các hiệu bia lớn đã có từ hằng trăm năm vẫn bao trùm thị trường. Có cái uống ở địa phương thì cũng phải có cái ăn do địa phương làm ra nữa chớ. Thế là nhà hàng «Gastro-écolo» mở cửa hồi đầu năm này. Thức ăn chế biến từ những sản phẩm trong vùng và theo mùa. Nghĩa là những thứ không mua ở siêu thị mà từ người trồng tỉa, chăn nuôi mà người nhà hàng biết rõ.


Đi tìm «địa chỉ healthy»

Thức ăn uống phải quân bình hiện nay là đòi hỏi quan trọng của 63% người Pháp. Trong nhiều quán ăn, cà căn-tin, người ta cũng giới thiệu nơi đây các thứ đều giữ sự quân bình dinh dưỡng. Khách tới không chỉ những người chạy theo trào lưu mà có nhiều thành phần, cả những vìên chức cao cấp nam nữ.

Trong những hàng quán này, thức uống không phải là các thứ vins nữa mà nước dừa tươi, nước trà, nước sinh tố trái cây hoặc các thứ rau cải (légumes). Dĩ nhiên trong những nhà hàng loại này không thể thiếu thực đơn ăn chay dành cho khách một số khá đông. Ở Paris hiện nay, có hơn hai mươi nhà hàng bán ăn chay. Cả những món chay hoàn toàn, tức không có trứng, sữa, bơ, các chất béo từ động vật.

Ngoài ra, ở đây có thêm cửa hàng bánh ngọt truyền thống Pháp mà 100% bánh làm bằng rau trái và hoàn toàn không có đường..

Ngày càng ít ăn thịt

Không biết phải nhờ ảnh hưởng trào lưu «ăn uống lành mạnh», hiểu rõ và giựt mình thay đổi những thói quen cố cựu hay trong ăn uống cũng có nhiều chọn lựa hơn, mà nay có tới 6% người Pháp đòi hỏi cho mình một chế độ ăn uống đặc bìệt? Như không có đường và ăn chay, không thịt, không cá. Cả thực đơn hoàn toàn rau cải, hoa màu. Không có protéines thú vật. Dĩ nhiên những người chọn cách ăn uống quá kỹ như vậy hãy còn ít.

Ngày nay, nhiều người sợ thịt rẻ tiền, nguồn gốc không biết rõ. Và họ sợ hơn hết là thịt sản xuất từ thú vật nuôi bằng thức ăn OMG vì họ sợ bị bệnh ung thư hiểm nghèo lại rất phổ biến.

Nhưng cử kiêng thịt vẫn không phải là đìều dễ làm vì thói quen khẩu vị đã quá lâu đời nên họ đành chọn phẩm chất tuy giá mắc.

Bữa ăn giao tận nhà

Vào giờ ăn trưa, người ta thấy nhiều nhơn viên của Delivero, Foodora, Uber Eat, Allo Resto,… len lỏi giữa những dòng xe trong Paris để kịp giao bữa ăn cho kịp giờ hẹn không quá 15 phút sau khi đặt hàng. Dịch vụ gìao bữa ăn nhanh tại nhà, thức ăn nóng như ở tiệm, thực hiện 125 triệu vụ từ tháng 10/2016 tới cuối tháng 3/2017. Tăng lên 35% so với năm trước.

Khách hàng đông nhứt, chiếm phân nửa số khách là tuổi trẻ từ 18 tới 35. Trước kia, gọi bữa ăn đem tới chỉ có sushi, nay thì ăn Tây, Tàu, Ý, Việt, Thổ, Rệp,…. đều sẵn sàng cả.

Các món như pizzas, burgers và Á châu vẫn chiếm tới 80%, gần hết thị trường, còn lại là nhà hàng theo lối cổ điển cũng có tăng nhưng chậm. Cả Fauchon (sang trọng, nổi tiếng và giá thật mắc) ở Madeleine, Paris VIII, cũng nhảy vào thị trường mới này. Đĩa thịt bê nắm hương Truffe (Blanquette de veau à la truffe) của Fauchon giao tới nhà phải đợi ít lắm nửa giờ. Và giá?

Ai có biết?

Kết quả nghiên cứu của ông Brian Halweil của Viện Worldwatch xác nhận ăn uống ngày nay phát triển mạnh về «calorie rỗng» (calorie vide) như đường, chất béo nhưng lại không có lợi lạc gì cho sức khỏe.

Trước đây, trong những năm 50, thức ăn có giá trị dinh dưỡng không như ngày nay. Lúc bấy giờ, người ta ăn một trái cây hay một món rau cải thì ngày nay phải ăn tới cả nửa rổ thì mới có lượng dinh dưỡng tương dương. Nên người ta mới nói, ở năm 50, ăn 1 trái táo thì ngày nay phải ăn 100 trái mới đủ vitamine C nuôi da và xương.

Một trái cam trước đây bằng 21 trái cam ngày nay vì trong nông nghiệp, người ta chạy theo tiến bộ khoa học như gây giống mới nhằm sản xuất nhiều, cây cối khỏe mạnh hơn mà làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có của sản phẩm.

Vitamine A cần thiết cho thị lực và bảo vệ sự miễn nhiễm cho chúng ta thì ngày nay lại thiếu hẳn đi ở 17 tới 25 thứ trái cây và rau cải thường có trong ăn uống hằng ngày của chúng ta.

Sự sút giảm này mạnh nhứt là ở khoai tây và củ hành.

Cả chất sắt trong thịt, ngày nay cũng bị mất ít lắm là phân nửa.

Ngoài ra còn thêm yếu tố thời điểm gặt hái cũng quan trọng. Hoa quả Bio nhưng gặt hái sớm quá, chưa tới thời hạn, thì khả năng dinh dưỡng sẽ kém đi rất nhiều.

Cho nên chọn hoa quả tốt đầy chất bổ dưỡng, phải chọn thứ chín và chín đúng lứa. Tránh những thứ chín ép trước thời hạn.

Ăn uống lành mạnh theo đúng sách vở, ở các xứ mở mang như ở Âu châu, Mỹ châu, cũng không phải dễ thì ở những nước kém mở mang, và thị trường thiếu kiểm soát như ở Việt nam, dân chúng chỉ còn biết tin vào lẽ  «Trời kêu ai nấy dạ» vậy!

Nguyễn thị Cỏ May

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.