Hôm nay,  

Ăn Gì Tránh Được Bệnh Tật Đây?

11/18/201700:00:00(View: 8493)
Nguyễn Thị Cỏ May

 
Ăn uống để sống nhưng sống cho khỏe mạnh, tránh được bệnh tật, không phải là điều đơn giản. Ăn cứu sống con người và cũng giết con người. Vì vậy chúng ta nên tự hỏi về cách ăn uống của chúng ta từ lâu nay và đó có phải là cách ăn uống tốt nhứt cho sức khỏe của chúng ta không?

Theo kết quả điều tra của Giáo sư y khoa Collin Campell (bản dịch do J'ai lu, Paris xuất bản 2014), thì từ rất lâu, Tây y coi nhẹ thực phẩm như biện pháp hay phương tiện ngừa bệnh và cả trị bệnh nữa. Ở Pháp, phần lớn thầy thuốc toàn khoa (médecin généraliste) đều thừa nhận là phần học về dinh dưỡng ở trường y khoa, là trường nổi tiếng ở Paris, rất sơ lược. Thật ra có thể nói là không có. Trong lúc đó thầy thuốc và người Pháp đều chủ trương "ăn" tốt hơn uông thuốc bổ. Sự thiếu xót này trong cách chữa bệnh của thầy thuốc ở Tây phương đã không giúp cho dân chúng hiểu rằng ăn uống vừa ngăn ngừa bệnh tật và cũng vừa là phương thuốc chữa lành bệnh.

Sách vở, báo chí  đều nói nên cử ăn nhiều đường, nhiều muối vì hai thứ này rất có hại cho sức khỏe. Chúng là nguyên nhơn gây ra bệnh tim mạch, ung thư, béo phì,... Nhưng hai thứ này lại hiện diện trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta nhiều nhứt.

Phải chăng vì thấy tình trạng ăn uống báo hiệu sự nguy hiểm mà người Pháp trong mùa hè vừa qua đã tổ chức "vườn rau, nhà hàng, quán nước" ngay trong Paris (XII) để quảng bá và đánh động dư luận về nhu cầu ăn uống lành mạnh và sức khỏe?

Thay đổi ăn uống

Chiến dịch đánh động dư luận về «Ăn uống và sức khỏe» tổ chức trong  dịp hè vừa qua là kỳ thứ 28 dưới khẩu hiệu rất nhạy cảm «Tuần lễ khẩu vị» (Semaine du Gỏt) kéo dài cho tới 15 tháng 10. Biểu ngữ treo ở khu vực này là «Sự ngon ăn có những lý do của nó mà cái đúng chỉ biết quá rõ mà thôi». Khẩu hiệu có lẽ mượn ý ở câu nói của Pascal hay chính Pascal ngày nay sống dậy cũng sẽ sửa lại câu nói của mình?

Người Pháp, gần như cứ 1 trên 2 người, đã giựt mình về những thói quen ăn uống của mình từ trước giờ. Họ tuyên bố sẽ thay đổi những thói quen ấy. Họ thật sự bắt đầu suy nghĩ có ý thức về ảnh huởng y tế và môi trường.

Trong lúc đó, trên thị trường ở Pháp nhiều cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy ra: thịt ngựa tráo làm thịt bò, dịch gà, nhà nông bìểu tình đòi hỏi quyền lợi chăn nuôi…

Sau thời gian suy nghĩ lại, họ quyết định hạn chế những thức ăn nhiều chất béo, nhiều chất ngọt, chọn những thức ăn trong lành.

Họ sẽ ăn ít hơn nhưng lành mạnh.

Từ đây, thị trường thực phẩm Bio tăng lên gấp ba lần!

Nhưng cũng có dư luận cho rằng thực phẩm dán nhãn BIO không đáng tin cậy lắm. Bị giả hoàn toàn vì người buôn bán cứ dán bừa lên món hàng để bán giá cao. Hoặc, người trồng tỉa, chăn nuôi cho ngưng xịt thuốc sâu rầy chỉ trước một thời gian ngắn mà thôi. Lương thiện lắm là họ dùng phân bón hóa học vơi liều lượng chừng mực. Vì đất đã quen với phân bón, môi trường thiếu thuốc, hoa màu sẽ khó lớn mạnh, tốt tươi. Về bữa ăn hằng ngày, người Pháp tập hạn chế thịt, cử ăn bánh nướng (các loại bit-quy - biscuits), sữa, vins, phó-mác, bơ mà ăn cá. Cách đây hai năm, một phần tư dân Pháp, hằng ngày, ăn nhiều rau cải và trái cây.

Từ năm 2016, chánh quyền Y tế khuyến cáo dân chúng nên ăn thực phẩm tươi và theo mùa hơn là thực phẩm chế biến sẵn. Họ cũng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc thực phẩm và cách sản xuất như dùng quá nhiều thuốc trừ sâu rầy, OMG, dùng trụ sinh, …

Ở Âu châu chỉ có người Đức là đòi hỏi BIO hơn các nước khác. Nay đứng sau Đức là Pháp. Người ta khó thay đổi thói quen ăn uống vì những siêu thị khổng lồ khống chế thị trường và quảng cáo rầm rộ, khéo léo hướng dẫn người tiêu thụ cách chọn lựa. Tuy nhiên, ở nhiều siêu thị cũng đã xuất hiện gian hàng BIO, giá có cao hơn một chút.

Thêm một xu hướng mới là nhiều người quay trở về với những sản phẩm thủ công và sản phẩm địa phương.

Quán bia nhỏ làm bia ngay tại chỗ «Microbrasseries» nổi lên từ 200 cửa hàng đã vọt lên hơn 1000 trong vòng 5 năm trong lúc các hiệu bia lớn đã có từ hằng trăm năm vẫn bao trùm thị trường. Có cái uống ở địa phương thì cũng phải có cái ăn do địa phương làm ra nữa chớ. Thế là nhà hàng «Gastro-écolo» mở cửa hồi đầu năm này. Thức ăn chế biến từ những sản phẩm trong vùng và theo mùa. Nghĩa là những thứ không mua ở siêu thị mà từ người trồng tỉa, chăn nuôi mà người nhà hàng biết rõ.


Đi tìm «địa chỉ healthy»

Thức ăn uống phải quân bình hiện nay là đòi hỏi quan trọng của 63% người Pháp. Trong nhiều quán ăn, cà căn-tin, người ta cũng giới thiệu nơi đây các thứ đều giữ sự quân bình dinh dưỡng. Khách tới không chỉ những người chạy theo trào lưu mà có nhiều thành phần, cả những vìên chức cao cấp nam nữ.

Trong những hàng quán này, thức uống không phải là các thứ vins nữa mà nước dừa tươi, nước trà, nước sinh tố trái cây hoặc các thứ rau cải (légumes). Dĩ nhiên trong những nhà hàng loại này không thể thiếu thực đơn ăn chay dành cho khách một số khá đông. Ở Paris hiện nay, có hơn hai mươi nhà hàng bán ăn chay. Cả những món chay hoàn toàn, tức không có trứng, sữa, bơ, các chất béo từ động vật.

Ngoài ra, ở đây có thêm cửa hàng bánh ngọt truyền thống Pháp mà 100% bánh làm bằng rau trái và hoàn toàn không có đường..

Ngày càng ít ăn thịt

Không biết phải nhờ ảnh hưởng trào lưu «ăn uống lành mạnh», hiểu rõ và giựt mình thay đổi những thói quen cố cựu hay trong ăn uống cũng có nhiều chọn lựa hơn, mà nay có tới 6% người Pháp đòi hỏi cho mình một chế độ ăn uống đặc bìệt? Như không có đường và ăn chay, không thịt, không cá. Cả thực đơn hoàn toàn rau cải, hoa màu. Không có protéines thú vật. Dĩ nhiên những người chọn cách ăn uống quá kỹ như vậy hãy còn ít.

Ngày nay, nhiều người sợ thịt rẻ tiền, nguồn gốc không biết rõ. Và họ sợ hơn hết là thịt sản xuất từ thú vật nuôi bằng thức ăn OMG vì họ sợ bị bệnh ung thư hiểm nghèo lại rất phổ biến.

Nhưng cử kiêng thịt vẫn không phải là đìều dễ làm vì thói quen khẩu vị đã quá lâu đời nên họ đành chọn phẩm chất tuy giá mắc.

Bữa ăn giao tận nhà

Vào giờ ăn trưa, người ta thấy nhiều nhơn viên của Delivero, Foodora, Uber Eat, Allo Resto,… len lỏi giữa những dòng xe trong Paris để kịp giao bữa ăn cho kịp giờ hẹn không quá 15 phút sau khi đặt hàng. Dịch vụ gìao bữa ăn nhanh tại nhà, thức ăn nóng như ở tiệm, thực hiện 125 triệu vụ từ tháng 10/2016 tới cuối tháng 3/2017. Tăng lên 35% so với năm trước.

Khách hàng đông nhứt, chiếm phân nửa số khách là tuổi trẻ từ 18 tới 35. Trước kia, gọi bữa ăn đem tới chỉ có sushi, nay thì ăn Tây, Tàu, Ý, Việt, Thổ, Rệp,…. đều sẵn sàng cả.

Các món như pizzas, burgers và Á châu vẫn chiếm tới 80%, gần hết thị trường, còn lại là nhà hàng theo lối cổ điển cũng có tăng nhưng chậm. Cả Fauchon (sang trọng, nổi tiếng và giá thật mắc) ở Madeleine, Paris VIII, cũng nhảy vào thị trường mới này. Đĩa thịt bê nắm hương Truffe (Blanquette de veau à la truffe) của Fauchon giao tới nhà phải đợi ít lắm nửa giờ. Và giá?

Ai có biết?

Kết quả nghiên cứu của ông Brian Halweil của Viện Worldwatch xác nhận ăn uống ngày nay phát triển mạnh về «calorie rỗng» (calorie vide) như đường, chất béo nhưng lại không có lợi lạc gì cho sức khỏe.

Trước đây, trong những năm 50, thức ăn có giá trị dinh dưỡng không như ngày nay. Lúc bấy giờ, người ta ăn một trái cây hay một món rau cải thì ngày nay phải ăn tới cả nửa rổ thì mới có lượng dinh dưỡng tương dương. Nên người ta mới nói, ở năm 50, ăn 1 trái táo thì ngày nay phải ăn 100 trái mới đủ vitamine C nuôi da và xương.

Một trái cam trước đây bằng 21 trái cam ngày nay vì trong nông nghiệp, người ta chạy theo tiến bộ khoa học như gây giống mới nhằm sản xuất nhiều, cây cối khỏe mạnh hơn mà làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có của sản phẩm.

Vitamine A cần thiết cho thị lực và bảo vệ sự miễn nhiễm cho chúng ta thì ngày nay lại thiếu hẳn đi ở 17 tới 25 thứ trái cây và rau cải thường có trong ăn uống hằng ngày của chúng ta.

Sự sút giảm này mạnh nhứt là ở khoai tây và củ hành.

Cả chất sắt trong thịt, ngày nay cũng bị mất ít lắm là phân nửa.

Ngoài ra còn thêm yếu tố thời điểm gặt hái cũng quan trọng. Hoa quả Bio nhưng gặt hái sớm quá, chưa tới thời hạn, thì khả năng dinh dưỡng sẽ kém đi rất nhiều.

Cho nên chọn hoa quả tốt đầy chất bổ dưỡng, phải chọn thứ chín và chín đúng lứa. Tránh những thứ chín ép trước thời hạn.

Ăn uống lành mạnh theo đúng sách vở, ở các xứ mở mang như ở Âu châu, Mỹ châu, cũng không phải dễ thì ở những nước kém mở mang, và thị trường thiếu kiểm soát như ở Việt nam, dân chúng chỉ còn biết tin vào lẽ  «Trời kêu ai nấy dạ» vậy!

Nguyễn thị Cỏ May

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.