Hôm nay,  

Bến Ninh Kiều Cần Thơ

26/09/201700:00:00(Xem: 7770)

NINH KIEU-hau-giang-cho-noi-ghe-xuong
Cô lái đò năm xưa nơi đâu...
 

Đường Bình
      

Năm 1969, tôi không nhớ tháng nào, đang phục vụ cho Đại Đội A Tâm Lý Chiến Hoa Kỳ, Toán Tâm Lý Chiến của chúng tôi từ DaLat ra Bình Định. Đang tiến hành yểm trợ cho Ty Tâm Lý Chiến Tỉnh Bình Định thì nhận được lệnh của Bộ Chỉ Huy The Fourth Group Psychologial Operation của Mỹ bảo chuyển giao toàn bộ máy móc cho Tâm Lý Chiến Tỉnh Bình Định. Lệnh trên cũng kêu hai nhân sự Mỹ Trung Úy Hogan trưởng toán và Hạ Sĩ Kirkendal về trình diện Bộ Tư Lệnh Saigon. Riêng tôi thì về trình diện Tổng Quản Trị Nha Trang để nhận lệnh mới. Hôm sau, Tôi từ giã Quy Nhơn về Nha Trang nhận được lệnh mới thuyên chuyển tôi về Quân Đoàn 4 Cần Thơ.

Lòng phân vân không biết đời tôi sẽ đi về đâu. Cầm trên tay tờ sự vụ lệnh mới tôi lên xe đò sớm về Dalat thăm vợ con rồi mọi việc sẽ tính sau.

Một tuần lễ quên trời đất với gia đình. Mang trên tay gói hành lý nhẹ tôi bịn rịn lên xe đò đi Saigon. Đến Saigon, tôi lặn lội ra bến xe miền Tây, mua cái vé xe đi Cần Thơ. Đến Quân Đoàn 4 trình diện, họ đưa cho tờ sự vụ lệnh mới về Sadec.

Lang thang qua chợ Cần Thơ đến bến đò Ninh Kiều. Cần Thơ trong mùa mưa phùn, ẩm ướt, đường xá sình lầy chợt nhớ lại một tác giả nào đó viết "Mưa Cần Thơ Nắng Đẹp Long Xuyên" để diển tả cái đẹp của miền Tây Nam Bộ. Mặt trời xuống dần, chuyến xe cuối cùng rời bến đưa tôi qua Sadec.

Giữa lúc chiến sự miền Trung nóng bỏng thì Sadec là một trong hai tỉnh yên tịnh nhứt Việt Nam. Mới về làm việc chưa quen nước, tôi được lệnh theo Trung Tá cố vấn tỉnh đi hành quân chiến dịch Bình Định vài ngày. Cùng đi có Đại Tá Tỉnh Trưởng Sadec Huỳnh Ngọc Diệp. Đoàn quân từ Sadec lên quân xe chạy qua Cần Thơ, lên ghe máy chạy qua Phong Điền. Đến ngày thứ hai thì tôi bị nóng sốt, Thiếu tá cố vấn quận Phong Điền cho thuốc uống và bảo ngày mai tôi kêu trực thăng medivac đưa anh về bện viện Cần Thơ.

Sáng hôm sau, chúng tôi chờ trực thăng, chờ mải không thấy đến, anh sĩ quan Việt Nam nói với tôi nửa đùa nửa thiệt. Anh nói " Anh theo tôi ra đây, lên tác ráng qua bệnh viện Cần Thơ nằm vài hôm hết chớ gì".

Những gì xảy ra trong cuộc hành quân đó tôi vẫn còn nhớ rõ mộn một. Tôi vẫn nhớ lên chiếc đò tát ráng nho nhỏ, cô lái đò trong chiếc áo bà ba miệng cười duyên dáng đưa tôi sang sông. Rời bến đò Ninh Kiều tôi ra đi biền biệt.

Năm 2006 tôi về Việt Nam. Tôi tham gia chuyến đi "Về Miền Sông Nước" do Saigon Tourist tổ chức. Thật vô tình, Sau khi thăm viếng các tỉnh, chặn cuối của chuyến đi là Cần Thơ. Sau khi tắm rửa tôi qua nhà hàng nổi Ninh Kiều, ngồi nhấm nhí ly cà phê luột. Nhìn cô gái chèo đò đưa khách sang sông, tôi hỏi cô tiếp viên "ghe đi về đâu ?" Cô trả lời " Dạ, bên đó là Phong Điền. Bến bên là Phụng Hiệp" Chợt nhớ Phong Điền là nơi mà năm xưa tôi đã có một lần hành quân qua đó.

Bến Ninh Kiều theo thời gian bây giờ đã đổi khác, nhưng cô lái đò vẫn còn trên bến đợi khách sang sông.

Những gì xảy ra mấy mươi năm xưa giờ đây sống lại trong tâm tư, trong giây phúc này đời thật quá ngắn ngủi. Và cũng là lúc tiếng hát ngọt ngào của cô ca sĩ miền Tây gợi nhớ "Ngày anh qua sông, nhìn bến Ninh Kiều Sông Nước Mênh Mông".

Cảm ơn cuộc đời cho tôi thấy lại Cô Lái Đò và bến Ninh Kiều năm xưa.
Đường Bình

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.