Hôm nay,  

Vy Thanh: Từ Ca Dao Miền Nam Đến Tiếng Thở Dài Của Tấm Lòng Với Quê Hương

13/09/201700:00:00(Xem: 5783)

Từ Ca Dao Miền Nam  Đến Tiếng Thở Dài Của Tấm Lòng Với Quê Hương
Nguyễn Văn Sâm
 

Tập truyện của Vy Thanh có bốn phần nằm chung khác biệt nhưng theo một trình tự hữu lý:

1.         Bắt đầu là một câu ca dao. Mà phải là câu ca dao có hương vị Miền Nam ngày xửa ngày xưa cách nay gần thế kỷ với tên một thổ sản đặc trưng như trái bần, bông bằng lăng, con cá thia thia, con cá bóng kèo, con tèng hen, con ốc bưu chẳng hạn.

Những thứ nầy làm nền cho một truyện ngắn kế đó.

2.         Truyện ngắn đơn giản chỉ chừng 5, 6 trang đổ lại, không hơn. Có thể là chuyện xưa kéo dài đến bây giờ. Có thể là chuyện mới đây bên quê nhà nhưng chuyện nào cũng làm người đọc thấm thía chắc lưỡi: Sao mà tệ như vậy, sao mà cảnh đời oái oăm như thế. Sao chuyện xấu hết biết tới thầy chạy  lại có thể xảy ra!

3.         Hình ảnh về những thổ sản nói trên. Chẳng hạn con tèng hen có hình rõ ràng nhiều khía cạnh, được mô tả hình dáng và tính chất để người không có cơ hội sống lâu ở vùng có nó nhận chân được khi gặp, hay ít ra cũng có một vài khái niệm chính xác trong kiến thức.

4.         Phần kế tiếp là thứ thổ sản đó được đưa ra chi tiết bằng Anh Ngữ mà tác giả nói là để cho người đọc thuộc thế hệ mới hiểu rõ hơn thứ thổ sản mà ông nhắc tới trong truyện.

Tuỳ theo cảm tính, ý thích, độc giả để ý đến phần nào trong bốn phần trên. Phần nào cũng quan trọng. Trogn 21 truyện ngắn có đầu đề là những con chim (con bù cắt, con cu gáy, chim áo dà, chim vịt, , tú hú, chim dòng dọc) con cá, cua tôm (con tèng hen, con ba khía, con ốc bươu, con cua đồng, cá lòng tong, cá mè rô, cá lia thia, cá lìm kìm, cá bóng kèo, cá rô đồng, cá bạc đầu, cá thòi lòi, cá bãi trầu) bông (bằng lăng) ta thấy ngay tính chất Nam Kỳ lục tỉnh trong sự lựa chọn đề tài và và tựa đề của mỗi truyện.

Là người sống 40 năm ở quê nhà, nhưng là người Sàigòn cho nên những thứ cá thứ chim nói trên tôi biết một cách mơ hồ, các câu ca dao  có tên những thứ đó tôi từng nghe qua, thậm chí còn có thể đưa vào truyện của mình nhưng thiệt sự biết rành rọt thì không thể.

Chẳng hạn như câu:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều.

Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.

Thú thiệt là tôi, và chắc chắn nhiều độc giả của quyển sách, không biết nhiều về con chim vịt. Tại sao gọi là chim vịt, hình dáng và sở thích của nó, sự sinh hoạt của giống chim nầy ra sao, có gì lạ? Chúng ta lâu nay đi phớt qua câu ca dao đó. Bỏ qua cái khía cạnh cụ thể, câu ca dao trình ra trước mặt là con chim vịt, chúng ta luôn luôn nghĩ về khía cạnh trừu tượng là nhớ bạn nên buồn da diết, quên rằng sự buồn đó được gợi lên nhờ hình ảnh và tiếng kêu buổi chiều của con chim vịt. Con chim vịt được tác giả đem vào câu ca dao nhờ nó đã sống trong ruộng đồng Miền Nam, tác giả cảm hứng trước những gì đã thấy nên có tâm trạng bâng khuâng nhớ bạn tình. Cách cấu tạo nầy người ta gọi là hứng: thấy cảnh sanh tình… biết là ý nhớ bạn nhưng cũng phải biết ít nhiều về con chim vịt. Tương tợ khi học câu thơ của Bà Huyện Thanh Quang: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, học trò ngày xưa đã được thầy giảng ít nhiều về con chim quốc với tiếng kêu buồn thảm của nó.

Câu khác:

Mẹ ơi con vịt chết chìm,

Con thò tay vớt nó con cá lìm kìm nó cắn tay con.

Cá lìm kìm như cá thòi lòi, ai cũng chê, không ăn, chúng hiện diện ở bờ sông nước cạn, bùn lầy, có thể nói là chúng sống khá an toàn… Ai đó thọc tay xuống nước không bị con nầy cắn thì bị con kia cắn thôi. Cá lìm kìm cắn là chuyện nhỏ, giựt mình chút đỉnh rồi cũng xong. Điều hơi giận là mình đương làm ơn, làm phước: vớt con vịt chết chìm. Vậy mà  bị cá lìm lìm cắn tay.

Nếu cô thiếu nữ kia vớt con vịt chết chìm. Nó được vớt lên rồi thì quay lại cắn thì ta nghĩ sao? Đau đớn tức tối? Đó là câu chuyện tiếp theo hai câu ca dao kia theo lời kể chuyện- truyện ngắn- của Vy Thanh.


Lam, một cô gái đóng tiền cho người tổ chức mua bãi để vượt biên. Bị giới chức quyền tráo trở đòi thêm tiền, gởi thêm người v…v.. rồi nhóm tổ chức cuối cùng cũng ra khơi được. Cực khổ ói mữa trên biển, Lam đến được trại Hồng Kông. Nơi đây Lam phát hiện là hồ sơ mình trục trặc không được đi định cư, đành phải ghép phom với một anh chệt già để được đi Úc châu. Trong thời gian chờ đợi lên đường Lam chịu trận hắn dày vò thân xác mình hằng đêm. Cúi đầu cắn răng chịu Lam coi như bị hãm hiếp trên đất liền tương tợ như những người khác xui xẻo bị hãm hiếp trên biển.

Sau khi đến Úc, sống với tên Tàu già một thời gian thì Lam bỏ trốn và lập gia đình mới. Ở quê hương thứ hai nầy trong 10 năm Lam giành giụm được một số tiền, nhớ ba người em còn lại chắc là cực khổ nơi quê nhà nên Lam xin phép chồng cho về VN thăm các em. Để giúp những người em máu mủ nghèo khó, để cứu con vịt chết chìm.

Và sự kiện đau lòng xảy ra. Cô em út xin chị một số tiền lớn không được bèn lập mưu giấu passport và giấy máy bay của chị rồi giả cách nói là công an lượm được đòi tiền chuộc. Số tiền cao ngất ngưỡng Lam không thể có. Con vịt đã quay lại cắn người vớt nó… Đau đớn là ở chỗ đó. Kết thúc chuyện của Vy Thanh còn có cái happy ending là Lam tình cờ thấy các giấy tờ nầy dưới chân đèn bàn thờ mẹ nên thoát nạn một vụ dàn cảnh tống tiền của chính người em ruột mình. Chuyện thật ở ngoài đời  còn nhiều trường hợp bi đát hơn, bị tống tiền phải lo nạp đủ, bị mất nhà vì em út sang đoạt, mất mạng vì bị té lầu tại nhà bà con sau khi cãi cọ về sở hữu nhà đất bị tiếm dụng do nhờ đứng tên trên giấy tờ… Cá lìm kìm cắn tay không tức bằng con vịt quay ra mổ cắn người cứu nó..

Cái hay của Vy Thanh là từ một câu ca dao, ông cho ta môt mẫu chuyện đời. Chuyện đời sau  cơn hồng thủy. Chuyện đời khiến ta thở dài não nuột, buột miệng than trời. Chẳng hạn như câu ca dao ai cũng biết:

Chim quyên ăn trái nhãn lồng,

Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi.

Vợ chồng quen hơi nên con Mai Đầm Dơi chờ chồng 20 năm sẵn sàng và vui vẻ ăn nằm với Bảy Rùa khi anh nầy trở về sau thời gian tập kết ngoài đó. Bi thương ở chỗ là Bảy Rùa đã nhiễm tánh xấu của những năm ở ngoài kia nên lập kế cho vợ làm giấy tờ sang hết tài sản nhà cửa lại cho anh và rồi đang tâm giết hại người vợ đã quen hơi chồng, đã ra công chờ chồng đăng đẳng  trong thời gian xa cách.

Ta có thể nói truyện nào của Vy Thanh cũng là một mẫu đời xấu của xã hội mới, cũng là tiếng than của sự suy đồi, cũng là tiếng nấc nghẹn của người thuộc phe thất trận… Và chuyện nào cũng cảm hứng từ sản phẩm địa phương Miền Nam hay từ một câu ca dao Miền Nam.

Những sản phẩm địa phương đó ngày nay đã gần tuyệt vì nhiều lý do trong đó có nguyên nhân đào kinh thủy lợi không khoa học, sự nghèo khổ của người dân nên ăn tận giết tuyệt, quơ quào chút nào hay chút nấy, được con nào dầu nhỏ lớn gì cũng ham, thòi lòi cũng được, lòng tong cũng xong để cải thiện bữa cơm. Những con chim chìa vôi, cá bãi trầu, chim tu hú, chim áo dà… đương tuyệt chủng nhưng những câu chuyện đời người khốn khổ lấy ý từ những con vật kia hình như càng ngày càng nhiều…

Vy Thanh than cho những con vật nho nhỏ tượng trưng cho môi trường đồng quê Miền Nam không còn nữa, đồng thời Vy Thanh cũng than cho nỗi khổ của dân Nam càng lúc càng nhiều.

Ông không kết tội nhưng người đọc sẽ buông tiếng thở dài.

Nguyễn Văn Sâm

(Tóm lược bài nói chuyện về quyển Trong Đồng Không Còn Nữa (nhà văn Vy Thanh), trong buổi RMS tại nhật báo Người Việt ngày chúa nhật 30 tháng 07  2017 lúc 3:00)

Tin văn nghệ:

Nhà văn Nguyễn Văn Sâm (714-332-9086) sẽ RMS quyển Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu  lúc 10:00 sáng ngày Chủ Nhựt 24 tháng 09, năm 2017, dưới sự tổ chức của NS Cao Minh Hưng (714-403-9315) và sự đóng góp của Ban Văn Nghệ CLB Tình Nghệ Sĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.