Hôm nay,  

Vy Thanh: Từ Ca Dao Miền Nam Đến Tiếng Thở Dài Của Tấm Lòng Với Quê Hương

13/09/201700:00:00(Xem: 5786)

Từ Ca Dao Miền Nam  Đến Tiếng Thở Dài Của Tấm Lòng Với Quê Hương
Nguyễn Văn Sâm
 

Tập truyện của Vy Thanh có bốn phần nằm chung khác biệt nhưng theo một trình tự hữu lý:

1.         Bắt đầu là một câu ca dao. Mà phải là câu ca dao có hương vị Miền Nam ngày xửa ngày xưa cách nay gần thế kỷ với tên một thổ sản đặc trưng như trái bần, bông bằng lăng, con cá thia thia, con cá bóng kèo, con tèng hen, con ốc bưu chẳng hạn.

Những thứ nầy làm nền cho một truyện ngắn kế đó.

2.         Truyện ngắn đơn giản chỉ chừng 5, 6 trang đổ lại, không hơn. Có thể là chuyện xưa kéo dài đến bây giờ. Có thể là chuyện mới đây bên quê nhà nhưng chuyện nào cũng làm người đọc thấm thía chắc lưỡi: Sao mà tệ như vậy, sao mà cảnh đời oái oăm như thế. Sao chuyện xấu hết biết tới thầy chạy  lại có thể xảy ra!

3.         Hình ảnh về những thổ sản nói trên. Chẳng hạn con tèng hen có hình rõ ràng nhiều khía cạnh, được mô tả hình dáng và tính chất để người không có cơ hội sống lâu ở vùng có nó nhận chân được khi gặp, hay ít ra cũng có một vài khái niệm chính xác trong kiến thức.

4.         Phần kế tiếp là thứ thổ sản đó được đưa ra chi tiết bằng Anh Ngữ mà tác giả nói là để cho người đọc thuộc thế hệ mới hiểu rõ hơn thứ thổ sản mà ông nhắc tới trong truyện.

Tuỳ theo cảm tính, ý thích, độc giả để ý đến phần nào trong bốn phần trên. Phần nào cũng quan trọng. Trogn 21 truyện ngắn có đầu đề là những con chim (con bù cắt, con cu gáy, chim áo dà, chim vịt, , tú hú, chim dòng dọc) con cá, cua tôm (con tèng hen, con ba khía, con ốc bươu, con cua đồng, cá lòng tong, cá mè rô, cá lia thia, cá lìm kìm, cá bóng kèo, cá rô đồng, cá bạc đầu, cá thòi lòi, cá bãi trầu) bông (bằng lăng) ta thấy ngay tính chất Nam Kỳ lục tỉnh trong sự lựa chọn đề tài và và tựa đề của mỗi truyện.

Là người sống 40 năm ở quê nhà, nhưng là người Sàigòn cho nên những thứ cá thứ chim nói trên tôi biết một cách mơ hồ, các câu ca dao  có tên những thứ đó tôi từng nghe qua, thậm chí còn có thể đưa vào truyện của mình nhưng thiệt sự biết rành rọt thì không thể.

Chẳng hạn như câu:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều.

Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.

Thú thiệt là tôi, và chắc chắn nhiều độc giả của quyển sách, không biết nhiều về con chim vịt. Tại sao gọi là chim vịt, hình dáng và sở thích của nó, sự sinh hoạt của giống chim nầy ra sao, có gì lạ? Chúng ta lâu nay đi phớt qua câu ca dao đó. Bỏ qua cái khía cạnh cụ thể, câu ca dao trình ra trước mặt là con chim vịt, chúng ta luôn luôn nghĩ về khía cạnh trừu tượng là nhớ bạn nên buồn da diết, quên rằng sự buồn đó được gợi lên nhờ hình ảnh và tiếng kêu buổi chiều của con chim vịt. Con chim vịt được tác giả đem vào câu ca dao nhờ nó đã sống trong ruộng đồng Miền Nam, tác giả cảm hứng trước những gì đã thấy nên có tâm trạng bâng khuâng nhớ bạn tình. Cách cấu tạo nầy người ta gọi là hứng: thấy cảnh sanh tình… biết là ý nhớ bạn nhưng cũng phải biết ít nhiều về con chim vịt. Tương tợ khi học câu thơ của Bà Huyện Thanh Quang: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, học trò ngày xưa đã được thầy giảng ít nhiều về con chim quốc với tiếng kêu buồn thảm của nó.

Câu khác:

Mẹ ơi con vịt chết chìm,

Con thò tay vớt nó con cá lìm kìm nó cắn tay con.

Cá lìm kìm như cá thòi lòi, ai cũng chê, không ăn, chúng hiện diện ở bờ sông nước cạn, bùn lầy, có thể nói là chúng sống khá an toàn… Ai đó thọc tay xuống nước không bị con nầy cắn thì bị con kia cắn thôi. Cá lìm kìm cắn là chuyện nhỏ, giựt mình chút đỉnh rồi cũng xong. Điều hơi giận là mình đương làm ơn, làm phước: vớt con vịt chết chìm. Vậy mà  bị cá lìm lìm cắn tay.

Nếu cô thiếu nữ kia vớt con vịt chết chìm. Nó được vớt lên rồi thì quay lại cắn thì ta nghĩ sao? Đau đớn tức tối? Đó là câu chuyện tiếp theo hai câu ca dao kia theo lời kể chuyện- truyện ngắn- của Vy Thanh.


Lam, một cô gái đóng tiền cho người tổ chức mua bãi để vượt biên. Bị giới chức quyền tráo trở đòi thêm tiền, gởi thêm người v…v.. rồi nhóm tổ chức cuối cùng cũng ra khơi được. Cực khổ ói mữa trên biển, Lam đến được trại Hồng Kông. Nơi đây Lam phát hiện là hồ sơ mình trục trặc không được đi định cư, đành phải ghép phom với một anh chệt già để được đi Úc châu. Trong thời gian chờ đợi lên đường Lam chịu trận hắn dày vò thân xác mình hằng đêm. Cúi đầu cắn răng chịu Lam coi như bị hãm hiếp trên đất liền tương tợ như những người khác xui xẻo bị hãm hiếp trên biển.

Sau khi đến Úc, sống với tên Tàu già một thời gian thì Lam bỏ trốn và lập gia đình mới. Ở quê hương thứ hai nầy trong 10 năm Lam giành giụm được một số tiền, nhớ ba người em còn lại chắc là cực khổ nơi quê nhà nên Lam xin phép chồng cho về VN thăm các em. Để giúp những người em máu mủ nghèo khó, để cứu con vịt chết chìm.

Và sự kiện đau lòng xảy ra. Cô em út xin chị một số tiền lớn không được bèn lập mưu giấu passport và giấy máy bay của chị rồi giả cách nói là công an lượm được đòi tiền chuộc. Số tiền cao ngất ngưỡng Lam không thể có. Con vịt đã quay lại cắn người vớt nó… Đau đớn là ở chỗ đó. Kết thúc chuyện của Vy Thanh còn có cái happy ending là Lam tình cờ thấy các giấy tờ nầy dưới chân đèn bàn thờ mẹ nên thoát nạn một vụ dàn cảnh tống tiền của chính người em ruột mình. Chuyện thật ở ngoài đời  còn nhiều trường hợp bi đát hơn, bị tống tiền phải lo nạp đủ, bị mất nhà vì em út sang đoạt, mất mạng vì bị té lầu tại nhà bà con sau khi cãi cọ về sở hữu nhà đất bị tiếm dụng do nhờ đứng tên trên giấy tờ… Cá lìm kìm cắn tay không tức bằng con vịt quay ra mổ cắn người cứu nó..

Cái hay của Vy Thanh là từ một câu ca dao, ông cho ta môt mẫu chuyện đời. Chuyện đời sau  cơn hồng thủy. Chuyện đời khiến ta thở dài não nuột, buột miệng than trời. Chẳng hạn như câu ca dao ai cũng biết:

Chim quyên ăn trái nhãn lồng,

Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi.

Vợ chồng quen hơi nên con Mai Đầm Dơi chờ chồng 20 năm sẵn sàng và vui vẻ ăn nằm với Bảy Rùa khi anh nầy trở về sau thời gian tập kết ngoài đó. Bi thương ở chỗ là Bảy Rùa đã nhiễm tánh xấu của những năm ở ngoài kia nên lập kế cho vợ làm giấy tờ sang hết tài sản nhà cửa lại cho anh và rồi đang tâm giết hại người vợ đã quen hơi chồng, đã ra công chờ chồng đăng đẳng  trong thời gian xa cách.

Ta có thể nói truyện nào của Vy Thanh cũng là một mẫu đời xấu của xã hội mới, cũng là tiếng than của sự suy đồi, cũng là tiếng nấc nghẹn của người thuộc phe thất trận… Và chuyện nào cũng cảm hứng từ sản phẩm địa phương Miền Nam hay từ một câu ca dao Miền Nam.

Những sản phẩm địa phương đó ngày nay đã gần tuyệt vì nhiều lý do trong đó có nguyên nhân đào kinh thủy lợi không khoa học, sự nghèo khổ của người dân nên ăn tận giết tuyệt, quơ quào chút nào hay chút nấy, được con nào dầu nhỏ lớn gì cũng ham, thòi lòi cũng được, lòng tong cũng xong để cải thiện bữa cơm. Những con chim chìa vôi, cá bãi trầu, chim tu hú, chim áo dà… đương tuyệt chủng nhưng những câu chuyện đời người khốn khổ lấy ý từ những con vật kia hình như càng ngày càng nhiều…

Vy Thanh than cho những con vật nho nhỏ tượng trưng cho môi trường đồng quê Miền Nam không còn nữa, đồng thời Vy Thanh cũng than cho nỗi khổ của dân Nam càng lúc càng nhiều.

Ông không kết tội nhưng người đọc sẽ buông tiếng thở dài.

Nguyễn Văn Sâm

(Tóm lược bài nói chuyện về quyển Trong Đồng Không Còn Nữa (nhà văn Vy Thanh), trong buổi RMS tại nhật báo Người Việt ngày chúa nhật 30 tháng 07  2017 lúc 3:00)

Tin văn nghệ:

Nhà văn Nguyễn Văn Sâm (714-332-9086) sẽ RMS quyển Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu  lúc 10:00 sáng ngày Chủ Nhựt 24 tháng 09, năm 2017, dưới sự tổ chức của NS Cao Minh Hưng (714-403-9315) và sự đóng góp của Ban Văn Nghệ CLB Tình Nghệ Sĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.