Hôm nay,  

Thơ Cung Trầm Tưởng Qua Từng Giai Đoạn Cuộc Đời

09/09/201700:00:00(Xem: 9197)

 

Võ Ý

 Nhân dịp nhà thơ Cung Trầm Tưởng qua Cali để rải tro của hiền nội mình xuống biển Thái Bình, ông dành chút thì giờ để gặp gở các đồng đội KQ tại Trung Cali vào Chủ nhật, ngày 3 tháng 9/2017.tại Club House 10200 Bolsa Ave, Thành Phố Westminster, CA 92683

Buổi gặp gở mang tính gia đình, nhưng được nhiều chiến hữu và thân hữu đánh giá la …độc đáo bởi chương trình văn nghệ linh hoạt và ý nghĩa.

 KQ Nguyễn Việt Hùng (K72&73KQ) mở đầu chương trình bằng ca khúc “Tiễn Em” qua giọng ca thật nồng nàn làm tê tái cả hội trường. Khi lời ca vừa dứt, MC Lương Thế Hùng (K72&73KQ) khẳng định rằng, lời ca trong hoàn cảnh nầy không phải để  tiễn em tóc vàng sợi nhỏ (chữ của CTT) về xứ Mẹ của Paris ngày xưa mà BTC muốn gởi lời chia buồn cùng niên trưởng và tiễn biệt hương linh cụ bà Nguyễn Thị Tịnh, hiền nội của nhà thơ về với cõi Vĩnh Hằng.

 Cái chuyển ý tình nghĩa và bất ngờ đã không cầm được giọt lệ nghĩa tình của nhà thơ.

Cũng nhân dịp nầy, Niên trưởng Cầu Dupont, đại diện BTC Họp Mặt Bô Lão KQ hằng năm, kính tặng Lão trượng CTT một tấm plaque kỷ niêm sinh nhật 85 tuổi, Phúc như Đông hải, Thọ tỉ Nam sơn mà nhà thơ không về kịp nhân trong ngày Không Lực 1/07/2017 vừa qua. CTT được mời cắt bánh sinh nhật (do anh chị Cầu Dupont thực hiện) và cả hội trường cùng hát Happy Birth Day. Dù lão trượng đã 85 niên kỷ nhưng trông trẻ trung như thuở 58, tóc sương tuyết nhưng hồn xanh lá mạ. Búng một giây dao động cả đàn trời! (thơ CTT).

KQ Nguyễn Hữu Toản 528 (thủ diễn keyboard) trình diễn Miên Khúc (Ngô Thụy Miên), KQ Lâm Vĩnh Hiên (thủ diễn guitar) trình diễn Mãi Mãi Bên Em (Từ Công Phụng), Quỳnh Trâm, nàng dâu KQ, trình diễn Mùa Thu Paris, KQ Tôn Thất Kim PĐ 215, trình diễn nhạc Pháp Hey (Il Faut Toujour Un Perdant)…Các ca sĩ trong BTC đã trình diễn với tất cả rung cảm của mình để chào mừng và kính tặng niên trưởng CTT.

Một số nàng dâu KQ khác cùng các thân hữu vui vẻ tham gia đóng góp, giúp chương trình văn nghệ thêm phong phú và đầm ấm trong tình gia đình….

Sau cùng là chương trình diễn đọc thơ CTT qua các giai đoạn của cuộc đời, (gắn liền với vận mệnh của dân tộc, đất nước), được các anh chị trong BTC trình bày trang trọng, nhiệt tình và sáng tạo, đã cuốn hút cả hội trường lắng nghe.

Nhiều chiến hữu và thân hữu cho rằng, họ đã hiểu thêm phần nào thơ của CTT, chứ không phải chỉ bó rọ trong lên xe tiễn em đi, qua tiết mục mới lạ nầy!

Từ một thanh niên du học Pháp đến một “quan văn” tại Bộ Tư Lệnh KQ, từ một tù nhân chính trị sau 30/04/75, đến một người Việt lưu vong, tính chất thơ của Cung Trầm Tưởng  (CTT) cũng biến thiên theo năm tháng.

Trước 1975 và ngày nay hầu như ai ai cũng thuộc mấy câu “lên xe tiễn em đi chưa bao giờ buồn thế,” qua đó, nét tiêu biểu của thơ CTT trước 1975 là tính lãng mạn trữ tình và tính cách tân, hòa quyện với nhau:

Mùa thu Paris/ Trời buốt ra đi/ Hẹn em quán nhỏ/ Rưng rưng rượu đỏ tràn ly. Hoặc:

Thôi em xanh mắt bồ câu/ Vàng tơ sợi nhỏ xin hầu kiếp sau.

 Nét tiêu biểu “cách tân” được CTT mang về sau khi ông tốt nghiệp kỹ sư trường KQ Pháp. Dù vậy, CTT vẫn không quên những thành ngữ chữ Hán của người xưa như: “tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập di nhĩ  thuận, lục thập tri thiên mệnh, thất thập cổ lai hy”.

 Chúng ta thử điểm thơ của CTT sáng tác trong 6 thập niên, từ tuổi 30 đến tuổi 80, trong giai đoạn tù đày cho đến kiếp tha hương:

 Tuổi 30, tam thập nhi lâp, là sĩ quan không quân, đẹp trai, tây học lại là thi sĩ, nếu mỹ nữ không liếc mắt đưa tình thì cũng được chàng thi sĩ mê đắm tôn vinh:

 Từ ấy tôn vinh thần Vệ nữ/ Tóc vàng màu rạ, dáng mình dây.

Xin quỳ bốn vái và ba lạy/ Trả trọn mây mưa xuống vẹn đầy.



Cứ thế ngày đi và tháng tới/ Yêu người yêu đến cả tình yêu.

Sông sâu, nước rộng, dài nhung nhớ/ Em choán hồn anh đủ bốn chiều.


 .

Tuổi 40, tứ thập nhi bất hoặc, nghĩa là đã đầy đủ phù phép nên làm gì cũng chín chắn, kể cả khi mời “cháu gái” vào vũ trường:

 .

Tuổi dắt mây đi, dìu nắng tới/ Cái nhi bất hoặc quấn lên đầu,

Tôi đi thu nghiệm thêm màu phép/ Níu giữ mặt trờ đứng ngọ lâu.



Hãy giữ tình đi cho đúng bước/ Như hồng má phớt chút mưa qua

Như môi pha thoáng màu sầu lự/ Phảng phất hương ngâu trước thềm nhà.

 .

Tuổi 50, ngũ thập di nhĩ thuận, mọi việc bỏ ngoài tai, nhẫn nhịn cho yên chuyện. Nhưng với nhà thơ thì ở tuổi nầy, ông đâm nghiện, nghiện rượu vang và nghiện tình, 50 tuổi dấy lên tàn lửa, nhắp chút men tình, chuốc lấy say:

.

Cái tuổi ba giờ trưa vẫn nắng/ Có lời tâm sự gửi thời gian



Em có nghe rơi thầm dạ khúc/ Vui giờ mà rớm lệ ngày sau

Yêu nay nhớ để dành lưu luyến/ Chờ hứng cho hay cái kết sầu.



Đến nắm tay nhau truyền ấm áp/ Tôi làm chiếc ghế lót trăng đêm

Mời cô ngồi xuống nồng hơi lụa/ Để đá như da cũng biết mềm.

 .

Tháng 4 đen, nhà thơ và phần lớn đồng đội của ông bị đẩy vào nhà tù cộng sản. CTT bị tù khổ sai 10 năm, ra tù năm 53 tuổi.

Từ một quan văn làm việc tại văn phòng, nay nếm mùi tù đày và chính sách trả thù của cộng sản, CTT thấy rõ sự bạo tàn của chế độ đối với người dân miền Nam như bóc lột đổi tiền, phân biệt lý lịch, hà hiếp vợ con của Quân Cán Chính VNCH, thơ ông bắt đầu nhả đạn vào bè lũ vô đạo nầy:

 .

Có sông nhưng mà người không nước/ Nước bán son rồi, bán lấy chi?

Một núi hư vô lầm chủ thuyết/ Bốn bên mây phủ kín màu chì.



Nó cõng vua Lê và chúa Mác/ Về quê cha giết mẹ hiền lành

Tang sô bạc xóa đầu con trẻ/ Cỏ ngút sân trường, chợ vắng tanh.



Một bầy táng tận lương tâm/ Ăn hồ, ăn giẻ, ăn vần ngày công

Ăn tranh trẻ đói lọt lòng/ Ăn lường tiếng khóc khép vòng tử sinh



Ngón đòn lý lịch ly kỳ/ Cha là “ngụy”, phạm trường quy con rồi.

 .

Nộ Thi- Với 10 năm tôi luyện trong ngục tù của quỷ đã biến CTT thành một lão tướng trên trận địa quan điểm và chữ nghĩa. Giai đoạn nầy, thơ ông biểu hiện nỗi uất hận chế độ bạo ngược (Lời Viết Hai Tay, được đồng đội gọi là Nộ Thi), bằng cách vạch mặt sự tuyên truyền bịp bợm của cộng sản và Nộ Thi quyết một mất một còn với cái ác qua  lập trường quốc gia dân tộc:

 .

Bài học rút ra thật dứt khoát/ Nó, tôi chẳng thể đội chung trời.

Nó còn tôi mất, đơn sơ vậy/ Nó mất tôi còn, chỉ thế thôi.



Hãy chặt chặt sâu, tông phắt phắt/ Hãy phang phang gắt, quắm ào ào.

Mai về đạn nhảy ngay nòng súng/ Trực chỉ đầu thù nổ thật mau!



Mai sau thịt thắm da liền/ Cái yêu khác trước, cái nhìn khác xưa,

Cái tin vô cớ xin chừa/ Sống sao cho xứng lũy thừa thương đau.

 .

Lưu Vong-  CTT và gia đình định cư ở Mỹ năm 1993, năm ông 61 tuổi. Khi bước vào tuổi thất thập và bát tuần, lòng ông vẫn nồng nàn yêu thương và mong muốn trải rông yêu thương  khắp địa cầu:

 .

Nghe châu Mỹ, ngóng châu Âu/ Dưỡng nuôi nhân bản, đỡ đầu hành tinh.

…Khẳng khiu một nhánh xương rồng/ Giữa sa mạc cát vẫn nồng nhựa say.

 Ông trân trọng suốt đời một “luyến ái quan không tuổi”:

 Mỗi lần nói thương nhau/ Là cách tân ngôn ngữ.

Anh trẻ ra trăm tuổi/ Khi em nói yêu anh”.

 .

Kết Luận: Ở rừng núi Hoàng Liên Sơn có cây “Vầu”, cùng họ với tre, nứa và trúc, nhưng cao và to lớn uy nghi hơn tre nứa trúc cả chục lần. Hàng ngàn năm qua, Vầu sống âm thầm trong rừng già Việt Bắc, bỗng sau ngày 30/04/1975, Vầu đi vào thơ của CTT qua bài Biểu Tượng mà tôi vẫn thuộc lòng sau hơn 30 năm:



Cực hình thú ác gây nên/ May bằng nứa tép đứng bên Vầu già

Mỗi ngày Vầu mỗi cứng ra/ Đổi thay lá mới, đậm đà lóng tươi

Vầu đanh như thép sáng ngời/ Nắng mưa thì cũng chọn đời đứng ngay.

 Và đó là một trong những bóng dáng và nhân cách của thi nhân cũng là quân nhân Quân lực VNCH Cung Trầm Tưởng, trong giai đoạn lịch sử hiện đại của Việt Nam.

 Westminster 09/03/2017

Võ Ý

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.