Hôm nay,  

Pháp: Tựu Trường Năm Nay Có Gì Mới?

09/09/201700:00:00(Xem: 4954)
PhápTựu Trường Năm Nay Có Gì Mới
Nguyễn thị Cỏ May

 

Sáng Thứ Hai, 4 tháng 9, trên toàn nước Pháp, có 12,4 triệu trẻ con tới trường bắt đầu một năm học mới.

Nhìn trẻ con đi học, nghe chúng nó líu lo, vui mừng gặp lại bạn, làm cho người lớn cũng cảm thấy xúc động như hôm nay, chính mình cũng cắp sách tới trường.

Ông Jean-Michel Blanquer, Tổng trưởng Giáo dục, phối hợp với Françoise Nyssen, Tổng trường Văn hóa, đề nghị năm nay, khai trường phải đặc biệt hơn các năm trước là "khai trường bằng nhạc". Nhưng, hơn nữa, nhà trường năm nay cũng sẽ có nhiều thay đổi, thuận lợi cho việc học của học sanh. Nhứt là các lớp vỡ lòng.

"Khai trường bằng nhạc" để giúp các học sanh cũ đón nhận học sanh mới bằng tiếng nhạc, một cách ấm áp chúc mừng bạn mới tới.

Theo Bộ Giáo dục, mục tiêu của sáng kiến này là "đánh dấu một cách tích cực ngày khai giảng năm học mới ở Tìểu học và Trung học".

Trong một cuộc họp báo hôm 29/8/2017, ông Jean-Michel Blanquer loan báo vào niên khóa mới sẽ có nhiều thay đổi.

Lớp Dự bị cấp Tiểu học ở các thành phố có đông dân ngoại quốc như á-rặp, Phi châu sẽ chỉ còn phân nửa số học sanh của năm rồi, tức mỗi lớp năm nay chỉ có 12 học sanh. Chương trình cải tổ này được áp dụng cho 86% số lớp. Số lớp còn lại với học sanh đông hơn thì mỗi lớp sẽ có hai thấy cô phụ trách. Thí nghìệm này sẽ thực hiện trong 3 năm liền.

Sự thay đổi sẽ áp dụng trở lại cho mỗi tuần có 4 ngày rưỡi đi học. Ông Tổng trưởng nhấn mạnh "Đây không phải thụt lùi mà tiến hành một giai đoạn mới ".

Có thêm một biện pháp mới, quan trọng là bắt đầu năm Dự bị sẽ có sự đánh giá cấp quốc gia khả năng Pháp văn và toán pháp cho học sanh.

Ở Trung học Đệ I Cấp (Collège), các trường sẽ dạy trở lại cổ ngữ, lập chương trình song ngữ và Ban Âu châu. Cũng như Tiểu học, học sanh Trung học cũng sẽ được lượng giá về môn Pháp văn và toán cấp quốc gia.

Ông Blanquer nhắc lại chương trình học nghề từ Trung học như CAP (Certificat d'Aptitude Professionnelle) hay Tú Tài chuyên nghành (Baccalauréat Professionnel) sẽ là ưu tiên lớn của chánh phủ (Tin AFP).

Hoàng tử đi học có khác

Đầu tháng 9 là mùa tựu trường  ở Âu châu và cả các nước ở Bắc Bán cầu. Ở Pháp, từ năm 1981, chánh phủ xã hội đầu tiên, với ông Tổng thống Mitterrand, cắt bỏ trợ cấp cho các trường tư. Mà trường tư là của Công giáo. Ngày nay vẫn còn Đại học Công giáo dạy tới Đệ III Cấp, tuy từ trước tới giờ, bằng cấp vẫn không được chánh phủ công nhận nhưng vẫn có đông sanh viên theo học vì uy tín của trường. Bằng cấp được xí nghiệp, cả chánh phủ chấp nhận dành cho việc làm (Thông thường bằng cấp của trường tư, như phần nhiều các trường thương mại, kỹ thuật, phải được chánh phủ nhìn nhận, có chánh phủ đóng dấu bên cạnh dấu của Hiệu trưởng. Muốn vậy, trường phải được chánh phủ nhìn nhận).

Trường tư cấp Tiểu học và Trung học lấy học phí rất cao vì không được chánh phủ trợ cấp ngày càng mở ra nhiều vì trường công, thầy giáo cô giáo thường vắng mặt mà không dạy bù nên có khi chương trình không dạy hết. Vắng mặt vì nhiều lý do, miễn theo luật lao động cho phép, không cần nghĩ tới lương tâm và chức nghiệp nhà giáo. Và nhứt là nghỉ để đi biểu tình, đình công đòi đủ thứ do nghiệp đoàn tổ chức, xách động,..

Ở Anh, trường tư lấy học phí đắc vô cùng nhưng vẫn được cha mẹ chọn cho con em. Có cả trường tư dành cho con nhà quyền quí.

Ngày Thứ Năm, 7 tháng 9, Hoàng tử William và Công nương Kate Middle dẫn cậu con trai George vừa lên 4 tuổi vào một trường tư nổi tiếng nhứt của Luân-đôn, theo sách hướng dẫn Good School Guide. Hoàng tử con sẽ cấp sách tới trường như bao nhiêu trẻ con khác ở Anh. Nhưng đó là trường Thomas's  Battersea School ở Luân-đôn có 560 học sanh từ 4 tới 13 tuổi, dành cho cha mẹ, không riêng gì người Anh hay dân Luân-đôn, mà khắp thế giới.

Trường Battersea School là một trong nhóm 4 trường tư Thomas's London Day Schools tọa lạc trên ngôi trường cũ Sir Walter St Jhon Grammar School xây cất từ năm 1700, trên bờ Nam sông Tamise, ngày nay xây thêm nhiều tòa nhà phụ thuộc. Ở đây, ngoài những không gian dành cho những trò chơi, có phòng thí nghiệm khoa học, phòng computer, phòng chơi nhạc, hai xưởng vẽ, hai xưởng làm đồ gốm với cả lò nung, và một nơi dành cho trò chơi ảo tưởng.

Trẻ con sẽ học tiếng Pháp và cổ ngữ La-tinh trong 19 thứ tiếng dạy ở đây.

Học phí là 17604 bảng anh, bằng 19131 euros/ năm. Muốn vào học, phải ghi tên trước 1 năm và đứa trẻ phải qua một cuộc trắc nghiệm. Dĩ nhiên cậu bé Hoàng tử George cũng phải tuân theo thủ tục này.

Vài nét về lịch sử trường học Pháp

Có 5 mốc thời gian đã làm ra lịch sử trường học của Pháp. Về người, trước tiên là nhà hiền triết hi-lạp Aristote, vua xứ Pháp Charlemagne, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Jules Ferry. Tất cả đều có vai trò quyết định trong việc tạo dựng nền giáo dục Pháp. Trường học mà ngày nay, mọi người biết, đã được xây dựng dần dần từ cổ thời kéo dài tới thế kỷ XX.

Ý tưởng mở trường học bắt đầu cách đây hơn 2300 năm trong suy nghĩ của nhà hiền triết Aristote. Theo ông thấy cả trẻ con phải học tập thể thao, âm nhạc, đọc, viết và vẻ.

Năm 789, Vua Charlemagne quyết định cho mở trường ở khắp vương quốc. Trước đó chỉ có tu sĩ được đi học mà thôi. Nay nhờ sáng kiến của nhà vua mà trẻ con nhà giàu được đi học.

Tới năm 1816, sau Cách mạng Pháp, chánh quyền ban hành một đạo luật bắt buộc các làng xã phải mở trường Tiểu học. Nhưng trường học liên hệ chặc chẽ với chế độ giáo dục thuần tôn giáo theo Công giáo.

Mãi tới những năm 1881 và 1882, Jules Ferry, với tư cách chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, yêu cầu biểu quyết một loạt đạo luật quan trọng về gìáo dục. Đi học miễn phí, cưỡng bách và thế tục, tức tách giáo dục ra khỏi sự khống chế của Công giáo, độc lập với Giáo hội.

Tới năm 1959, giáo dục trở thành cưỡng bách trẻ con cho tới 16 tuổi. Việc học dạy ở trường hoặc ở nhà. Trên thế giới, cứ 10 đứa trẻ, có 9 đứa tới trường. Tuy vậy, vẫn còn không dưới 60 triệu đứa trẻ không đi học được.

Một trường hợp tựu trường đáng biết qua

Pháp năm nay tựu trường với âm nhạc để học sinh các lớp đàn anh, đàn chị đón mừng bạn mới được coi như một "phát minh " độc đáo của ông Tổng trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer của Chánh phủ Macron. Trong lúc đó, nước láng giềng, vẫn giữ một ngày tựu trường truyền thống tuyệt vời, rất đáng cho nhiều người lấy đó làm gương.

Ngày khai trường ở Đức không được ấn định thành lịch khai giảng như ở Pháp. Nó sẽ được chọn theo từng năm và từng tiểu bang. Chỉ có một điểm chung duy nhất là ngày khai trường thường được tổ chức vào Thứ 7 của tuần học đầu tiên, để nhà trường và học trò đều có thì giờ chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ.

Trẻ em mặc bộ quần áo đẹp nhất vừa được mẹ chọn mua cho dịp này, chiếc cặp mới, mặt mày háo hức bên cạnh cha mẹ hoặc ông bà. Sân trường vào ngày này cũng rực rỡ những màu sắc và gương mặt của cha mẹ cũng chan chứa niềm vui với một chút hồi hộp, mong đợi.

Học sanh mới lớp 1, sẽ được anh chị lớp trên,  vui vẻ chào đón, điều này chắc chắn sẽ đánh tan đi những bỡ ngỡ, rụt rè và cả sợ hãi của "ma mới" (thông thường ma cũ ăn hiếp ma mới).

Học sanh mới sẽ cùng cha mẹ dự buổi nhận lớp, cha mẹ nói chuyện với các thầy cô. Hôm nay dẫn con em tới trường đi học lần đầu tiên, có nhiều phụ huynh xúc động tưởng như chính mình đi học nên thỉnh thoảng kín đáo đưa khăn lau nhẹ nước mắt trên khóe mắt. Hẳn trong lòng mỗi người lúc này đều bất giác nhớ lại mình cũng đã trải qua ngày đầu tiên đến trường như vậy.

Ở Đức, giáo dục trẻ nhỏ không là trách nhiệm của riêng nhà trường hay gia đình, mà là sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai bên vì người lớn đều có trách nhiệm chung và tình thương dành cho con em mình.

Chào đón học sanh mới, ở Đức cũng có nhạc vậy nhưng không giống như ở Pháp  hôm Thứ Hai vừa rồi. Khi cha mẹ và con em nhận lớp xong, không khí nhà trường trở thành náo nhiệt, vui nhộn. Đúng là một ngày lễ hội. Một lần nữa, các anh chị lớp trên sẽ dành tặng cho các em lớp 1 những bài hát ngọt ngào, vui vẻ.

Tới đây là lúc trao quà ngày tựu trường cho học sanh mới nhập học. Đó là những chiếc túi hình nón, màu sắc tươi đẹp, với kẹo ngon, mà cha mẹ đã chuẩn bị cho dịp này. Nhà trường cũng sẽ dành một món quà cho mỗi học sanh của mình, đó là một bông hoa hướng dương thật lớn với ý chúc tốt đẹp "Bông luôn hướng về phía mặt Trời, các em nhỏ sẽ hướng về những điều mới mẻ, rực rỡ".

Vì hôm nay là ngày lễ hội nên sau lễ khai giảng ở trường là tới lễ ở nhà. Gia đình có con em đi học đều giữ truyền thống tổ chức một tiệc trà nho nhỏ để cùng nhau chúc mừng sự kiện này. Những chiếc bánh ngọt sẽ được mẹ chuẩn bị sẵn, để nhơn vật chánh của buổi tiệc cắt ra, đem mời những người đã cho quà hoặc thiệp chúc mừng.

Tiệc trà còn là dịp để cả nhà ôn lại những buổi khai trường của mỗi người trong gia đình khi cùng nhau xem lại những bức ảnh chụp ngày khai trường mà mình lần đầu tìên tới trường. Có cả hình của cha mẹ đi học ngày đó. Dĩ nhiên, y phục, dáng điệu của cha mẹ sẽ làm cho trẻ con ngày nay không khỏi không cười. Phải chăng vì vậy mà buổi tiệc trà không chỉ dành riêng cho các học sinh mới, mà nó giúp mỗi người trong gia đình sống lại những kỷ niệm đẹp của mình. Cùng cảm thấy thương yêu nhau hơn.

Cô cậu hôm nay nhập học tự nhiên cảm thấy mình đã lớn. Sẽ thay đổi, từ bỏ những thói quen xấu trước đây. Bởi mình nay không còn là em bé nữa!

Ngày khai trường thật sự là một ngày lễ hội vô cùng đẹp chắc chắn nó sẽ làm cho cô cậu mới đi học lần đầu cảm thấy đi học là điều thú vị, không phải là khổ sở vì xa nhà, xa cha mẹ, một thân một mình cả ngày lạc lõng giữa chỗ xa lạ.

Trẻ con Việt nam ở hải ngoại ngày nay cũng chia sẻ hoàn toàn niềm hạnh phúc này với trẻ con bản xứ, cũng hưởng được chế độ giáo dục khoa học khai phóng để giúp trẻ con mai này lớn lên, trở thành con người hoàn toàn nhơn bản, ghê tởm những vi phạm nhơn quyền như ở quê hương của cha ông chúng nó.

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.