Hôm nay,  

My Way, “Lối Riêng Đời Tôi”

7/18/201700:00:00(View: 7694)

Nếu bạn nào đã từng sống qua những thập niên sáu mươi và hâm mộ nhạc ngoại quốc chắc biết và từng nghe bài ca bất hủ “ My Way” được viết lời bởi danh ca Paul Anka và trở nên bất tử qua giọng ca của cố ca sĩ hàng đầu Mỹ là Frank Sinatra. Theo Tự điển trên net Wikipedia thì nguyên thủy đây là bản tình ca Pháp có tên là “Comme dhabitude” do Jacques Revaux viết và được diển ca bởi Claude Francois năm 1967. Xin được nói thêm về ca sĩ nổi danh từ hồi muời bảy tuổi là Paul Anka. Chàng là tác giả của bài về mối tình tình thời niên thiếu của mìnhlà Diana nổỉ danh thời đó do chính mình viết và diển ca và gần đây là bài ca rất cảm động nói về cha mình của chàng có tựa đề là Papa.

Khi đi nghỉ hè ở Pháp năm 1967, Paul tình cờ nghe Claude Francois ca bài Comme dhabitude. Cảm hứng bởi dòng nhạc của bài ca, chàng liền bay sang Paris để điều đình với tác gỉa để được dùng bài ca này để chuyển lời sang tiếng Anh. Thời gian sau, Paul,trong một bửa ăn tối với Frank Sinatra và bạn bè ở Florida, nghe Frank chán chường nói là mình qúa mệt mỏi muốn giải nghệ. Khi trở về lại New York, Paul viết lời Anh ngữ để nhắn nhủ cho Frank mục đích để khích lệ tinh thần của người bạn mình. Khi Paul viết lời cho bài ca lúc đó là một giờ sáng và mở đầu bằng câu: “And now the end is near” (Giờ đây lúc cuối gần kề) và tiếp ở một trong những đoạn sau của bài ca Paul dùng lại lời mà Frank thường nói cách bất cần đời là “I ate it up and spit it out”. Paul viết xong lời lúc năm giờ sáng gọi điện thoại liền cho Frank đang ở Las Vegas nói: “ Tôi có một thứ rất đặc biệt cho anh đây”. Frank Sinatra thu bài ca vaò dĩa ngày 30 tháng Mười hai, 1968 và phát hành năm 1969. Bài ca do Frank diẻn tả đứng vào danh sách 40 bài ca hàng đầu trong bình chọn của danh sách UK Top 40 trong 75 tuần và hiện vẫn còn giữ vững vị thứ này ở Anh quốc. Bài My Way còn được Vua Nhạc Rock là Elvis Presley trình diển trên show truyền hình Aloha from Hawaii năm 1973 một cách xuất thần cho cả khán giả Châu Âu xem và được truyền hình đi 43 xứ qua hệ thống Intelsat. Bạn có thể vào YouTube bấm: My Way, Elvis Presley để thưởng thức giọng ca ấm và đầy truyền cảm của chàng.


Có thể nói bài My Way trở nên bất hủ nữa phần là do lời ca mang đầy tính cách bộc trực của một người dầy dạn và trải qua bao sóng gió ở đời nhưng dám chấp nhận sai lầm của mình rồi giữ vững được cương vị và lòng tin ở bản lỉnh và dám sống với “con người thật” của mình. Paul Anka đưa vào lời ca hình ảnh của một “con người chịu chơi”, dám sống theo lý tưởng của mình dù bao lần bị vấp ngã nhưng vẫn đứng lên thẳng lưng để ngước mặt nhìn đời. Riêng mình thì rất ưng ý với đoạn cuối của bài là: “... For what is a man, what he has got? If not himself, then he has naught. To say the things, he truly feels and not the words of one who kneels.The record shows I took the blows and did it my way.” (Nếu một người không là chính mình thì anh ta chẳng nhận được gì. Dám nói những gì mình thực sự cảm nghỉ chứ không phải là lời của kẻ qụy luỵ. Sổ đời ghi lại cho thấy tôi chịu nhận cú đấm của thế gian và sống theo lối riêng của mình).

Chắc đã có nhiều phiên bản Việt ngữ nhưng mình cũng mạo muội cảm tác viết lời cho My Way với tựa đề là “Lối riêng đời tôi”:

Lối Riêng Đời Tôi

* * *

Đời tôi dù có chi nữa
Dù có cay đắng nhưng vẫn lối riêng mình
Thử thách đời vẫn đưa đến
Dù gió hay bão vẫn đi đường lối riêng
Đời ơi, kiếp ta là bao, sống còn biết đâu
Nhân sinh là bóng câu
Hãy tin đi, dù có ra sao
Hồn ta vẫn bay cao

***

Rồi ngày mai kia, sức không còn chi
Nhịp tim đã yếu, mắt không còn tinh
Lòng ta vẫn vững, dù chẳng còn lâu
Đời ta khuất bóng, giữa ngàn ánh sao
Về nới vĩnh cữu, từ giả trần gian
Mà không chút luyến lưu

***

Đời lắng, trầm những suy tưởng để thấy chân lý
ngay ở trong tâm mình
vật chất là những hư ảo, là những huyên náo
khiến đời hoá đa đoan
Mà ai có đem được theo, một khi nhắm mắt
trắng tay hoàn trắng tay
Rồi đâm hối tiếc, giờ phút vàng son
mà đã để trôi

... Và thưa đúng thế. It was my way. Đó là lối riêng của đời tôi.

* * Tiến trình hợp âm cho guitar bài My Way – viết ở cung C trưởng: C-Em Gm A7 Dm F G7 C / Gm-Gm Fm C Dm G C / G F Am G E7 Am / F G-G C.

Nếu có dịp mời bạn lên YouTube bấm: Myway, FrankSinatra để thưởng thức tuyệt phẩm âm nhạc này. ttt - Nov. 2906 /July 17

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau hơn một năm vất vả phòng chống Covid và kể từ khi có thuốc tiêm ngừa, nước Mỹ đang trở lại bình thường trong những điều kiện mới. Việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ trở thành những nét sinh hoạt trong đời sống. Bắt buộc cũng có mà tự nguyện cũng có. Từ mùa xuân năm nay nhiều tiểu bang đã bỏ những giới hạn sinh hoạt vì Covid. Riêng California, nơi có nhiều hạn chế gắt gao nhất trong công tác phòng chống, giới hạn được bỏ từ ngày 15/6 vừa qua.
Dan Rather là nhà bình luận kỳ cựu trên hệ thống CBS và là một ký giả tên tuổi của làng truyền thông Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Cùng với Peter Jennings của ABC và Tom Brokaw của NBC, ông thuộc về nhóm "Big Three" đầy ảnh hưởng này của nước Mỹ. Ở tuổi 89 hiện nay, ông vẫn tiếp tục dự phần vào các hoạt động truyền thông một cách thông tuệ, luôn gởi ra những thông điệp đáng suy nghĩ và lan truyền cảm hứng đến hàng triệu khán-thính-độc giả đang luôn theo dõi các bài viết, những cuộc nói chuyện cùng các cuộc phỏng vấn, trò chuyện của ông với một vài nhân vật nổi tiếng.
Trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ, Việt Nam là môt cưc tuy nhỏ nhưng quan trong trọng cô gắng tạo thế đa phương quyền lực (multipolarity) để phá thế đơn cưc (unipolarity) mà Trung Quốc muốn thực hiện đặt khu vực này dưới “luật chơi của Trung Quốc.” Cả đại sứ chỉ định của Hoa Kỳ Marc Evans Knapper, Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin, và có lẽ Phó Tổng Thống Kamala Harris, cũng đề cập đến triển vọng nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ từ mức “đối tác toàn diện” lên mức “đối tác chiến lược.”
Đặc biệt, Singapore và Việt Nam có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Singapore là một trung tâm tài chính khu vực, nơi đặt trụ sở châu Á của các doanh nghiệp của Hoa Kỳ bao gồm Microsoft và Google. Việt Nam đang trở nên chủ yếu hơn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả chuỗi cung ứng chất bán dẫn, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Xem lại “nguyên tắc thứ ba” của chúng ta, thấy ngay một cái định nghĩa bảnh hơn nhiều: “Di động là liên tục tiến về vùng chân không hoặc có áp lực thấp hơn áp lực hiện tại đang bao quanh mình”. Rõ ràng, đầy đủ, hàm chứa tất cả những yếu tố vật lý gây ra chuyển động. Vậy thì, khỏi cần trông cậy vào ai. Trong vườn chiều nay, ta vừa nhâm nhi cà phê vừa làm một vài thí nghiệm giản dị, dễ như trò chơi con trẻ, để khám phá thêm một huyền bí của đất trời.
Lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan không chỉ làm thay đổi triệt để hệ thống chính trị quốc nội mà còn tình hình an ninh khu vực và quốc tế.
Một gian thương trộn 10% đồng vào vàng rồi rao bán vàng nguyên chất sẽ bị bỏ tù về tội lừa đảo. Nhà nước in tờ giấy bạc 100 đồng nhưng giá trị chỉ còn lại 90 đồng nhưng lại gọi là 10% lạm phát (inflation, tức là tiền mất giá.) Nếu bạn đọc thay vì mua tivi 32 inch năm nay chờ thêm 2 năm mua tivi 50 inch lớn hơn, đẹp hơn mà giá lại rẻ hơn thì gọi là giảm phát (deflation, tức là hàng hóa mất giá.)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt. Đã có những cuộc ra đi rất lặng lẽ từ gần hai năm qua, không chỉ ở nơi đây, mà ở khắp toàn cầu. Ra đi bất ngờ, ra đi nhanh chóng. Không hoa tang. Không lễ nghi tôn giáo. Không lời ai điếu. Những túi bọc thi thể chất vội vào những thùng xe đông lạnh. Những thi hài quấn vải hoặc cuộn trong manh chiếu được chất trên những giàn củi, hỏa thiêu. Những chiếc quan tài được chôn lấp vội vàng trên đất công, với bia mộ đơn giản, không hình ảnh, ghi tên tuổi của một người già bệnh hay một người trẻ cường tráng, một người quyền quý hay một người bần cùng vô danh… Tất cả những người ra đi ấy, từ những nơi chốn khác nhau, thành thị hay
Hoá ra không phải chùm khế nào cũng ngọt. Quê hương, đôi khi, cũng thế. Cũng chua chát và đắng nghét đối với rất nhiều người mà tôi (chả may) là một. Cùng cả triệu dân Việt khác, tôi cũng đã có lúc hốt hoảng đâm sầm ra biển (dù không biết bơi) khi tóc hãy còn xanh. May mắn, tôi thoát chết. Lên lại được bờ, tôi đi lang thang tứ xứ cho mãi đến khi tóc đã đổi mầu nhưng vẫn chưa bao giờ trở về cố lý. Có kẻ tưởng là tôi chảnh, có mới nới cũ, có trăng quên đèn, quên cả cố hương. Không dám chảnh đâu. Tôi bị chúng “cấm cửa” mà!
Dù vậy, tôi vẫn cũng còn có đôi chút suy nghĩ lăn tăn. Hay nói theo ngôn ngữ của thi ca là vẫn (nghe) “sao có tiếng sóng ở trong lòng.” Chúng ta có nhất thiết phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để tạo nên một đống bùn bẩn thỉu nhầy nhụa như hiện tại không?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.