Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Tường Tam

18/07/201700:01:00(Xem: 6845)
NGUYỄN TƯỜNG TAM 
(1905 - 1963)
 
     Nguyễn Tường Tam bút hiệu Nhất Linh, quê huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nguyên quán huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, ông học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học Trường Bưởi ở Hà Nội. Năm 16 tuổi ông làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn. Năm 1924, ông học ngành Y và Mỹ Thuật nhưng chỉ 1 năm thì thôi học. Năm 1926, ông vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di định cùng làm báo, nhưng sau đấy tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên cả hai người đều bị bắt, ông phải trốn sang Cao Miên (Campuchia), sống bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học.
 
     Năm 1927, Nguyễn Tường Tam du học ở Pháp, từ đó ông nghiên cứu về làm báo và xuất bản. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa) rồi trở về nước. Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam định sẽ ra tờ báo trào phúng "Tiếng Cười" nhưng thiếu tiền chưa ra được báo thì giấy phép quá hạn. Từ năm 1930 đến 1932, ông dạy học tại trường Thăng Long, nơi đây ông thân thiết với nhà giáo Việt văn Trần Khánh Giư tức Khái Hưng.
 
     Năm 1932, Nhất Linh cùng bằng hữu, mua lại tờ Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai; ông làm Giám đốc, chủ trương dùng tiếng cười trào phúng, đả kích một số tập tục phong kiến lỗi thời, kêu gọi "Âu hóa". 
    Năm 1932, Nhất Linh; Khái Hưng; Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu); Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) và 2 người em của Nhất Linh là: Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long); Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân) cùng toan tính thành lập “Tự Lực Văn Đoàn”. 
 
     Về sau, có thêm Xuân Diệu và Trần Tiêu (em Khái Hưng) và một số nhà văn khác cộng tác thường xuyên, như: Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ. Dù khởi xướng thành lập “Tự Lực Văn Đoàn” từ năm 1932. Thế mà mãi đến ngày 2-3-1934 mới chính thức tuyên bố ra mắt và hoạt động; báo Phong Hóa trở thành là cơ quan ngôn luận của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
     Năm 1936, tờ Phong Hóa bị đóng cửa vì Hoàng Đạo viết bài châm biếm Tổng đốc Hoàng Trọng Phu. Tờ Ngày Nay  còn tiếp tục lại có cùng lập trường với tờ Phong Hóa. Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, nhóm Tự Lực Văn Đoàn phát động phong trào “Ánh Sáng” là tổ chức từ thiện với mục đích cải tạo nếp sống tiến bộ ở thôn quê.
 
     Năm 1938, Nguyễn Tường Tam thành lập đảng Hưng Việt,  đến năm 1939, đổi tên là đảng Đại Việt Dân Chính, từ đấy Tự Lực Văn Đoàn tích cực hoạt động chống Pháp. Năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt và bị đày lên Sơn La, đến năm 1943 được trả tự do. Trong thời gian này, Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày Nay. Năm 1942, Thạch Lam mất, còn Nguyễn Tường Tam qua Quảng Châu, bị giam 4 tháng ở Liễu Châu, được Nguyễn Hải Thần bảo lãnh ra. 
 
     Cuối năm 1943, tờ Ngày Nay bị đóng cửa. Đầu năm 1946, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, xuất bản báo Việt Nam. Tháng 3 năm 1946, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, ông làm Trưởng đoàn Việt Nam dự Hội nghị Đà Lạt đàm phán với Pháp. Ông được cử đứng đầu Phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Fontainebleau nhưng không đi và bỏ trốn sang Trung Hoa. Tháng 5 năm 1946, ông tạm sống ở Hồng Kông cho tới 1951, sau sự kiện cơ sở Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh hội bị lực lượng Việt Minh tấn công và giết nhiều đảng viên cũng như bắt nhiều người khác, Việt Minh tố cáo ông đào nhiệm.
 
     Năm 1947, Nguyễn Tường Tam cùng Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Hải Thần, Lưu Đức Trung, thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất Việt Nam, nhằm ủng hộ Bảo Đại, Mặt trận chống cả Việt Minh lẫn Pháp, nhưng đến năm 1950 thì Mặt trận giải thể.
     Năm 1951, Nguyễn Tường Tam về nước mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản sách của Tự Lực Văn Đoàn và tuyên bố không tham gia hoạt động chính trị nữa. 
 
     Năm 1953, ông lên sống tại Đà Lạt. Năm 1958, ông rời Đà Lạt về Sài Gòn mở giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay, phát hành được 11 số thì bị đình bản. Năm 1960, ông lại thành lập Mặt trận Quốc dân Đoàn kết, ủng hộ cuộc đảo chính của đại tá Nguyễn Chánh Thi và trung tá Vương Văn Đông. Cuộc đảo chính thất bại, ông có liên hệ nên bị chính quyền Ngô Đình Diệm giam lỏng tại nhà riêng.
     Sau đấy, ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày 8-7-1963. Đêm 7-7-1963, tại nhà riêng, ông dùng rượu pha độc dược quyên sinh, để phản đối chính quyền của Ngô Đình Diệm, ông đã để lại câu nói bất hũ: “Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình... để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.” 
  
     Nhất Linh đã để lại nhiều tác phẩm giá trị: 
 1-Tiểu thuyết: - Đoạn tuyệt (1934-1935)
 - Gánh hàng hoa (viết cùng Khái Hưng, 1934) 
 - Đời mưa gió (viết cùng Khái Hưng, 1934) 
 - Nắng thu (1934); - Lạnh lùng (1935-1936) 
 - Đôi bạn (1936-1937); - Bướm trắng (1938-1939)
 2- Tiểu luận: Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961) 
 3- Dịch thuật: Đỉnh gió hú của Emily Bronte (xuất bản 1974)
 4- Hội họa: Nhất Linh đã để lại một số tranh vẽ trong đó có bức Scène de Marché de rue Indochinois (Cảnh Phố Chợ Đông Dương) vẽ trên lụa, khoảng năm 1926-1929. Bức tranh này năm 2010, được hãng Sotheby’s bán đấu giá ở Hương Cảng 596.000 đồng Hongkong, tương đương 75.000 Mỹ kim.
 
Cảm phục: Nhất Linh 
  
Nhất Linh khí khái, chí kiên cường  
Vùng vẫy trừ Tây, há nhịn nhường
Khôi phục giang sơn, nên lặn lội   
Mến yêu nòi giống, phải lo lường 
Truyện thơ, báo chí, luôn mài miệt
Tự Lực Văn Đoàn, mãi vấn vương
Quốc-Cộng tỵ hiềm, đành tuẫn tiết!
Sao băng, chói lọi khắp quê hương.   
  
Nguyễn Lộc Yên   

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.