Hôm nay,  

Hoạt cảnh

01/06/201710:29:00(Xem: 6874)
Hoạt cảnh  

Truyện ký
TT Diệu Tâm

  blank

 
Chuyến bay Air France rà xuống, chạm mặt đất rồi dừng lại. Tôi đã trở về quê hương mình rồi. Chỉ chừng ấy suy nghĩ mà bồi hồi đến nỗi cứ mãi nhìn phía dưới mặt đất, chưa chịu đứng lên lấy hành lý trên ca-bin. Người khách bên cạnh nhắc khéo.

Mình trở về .                                                      
  

Bao nhiêu năm tưởng nhớ, bao nhiêu năm dài mộng mị với quê nhà. Bỗng nhiên quyết đinh trong chớp mắt, thực hiện ngay, nếu chần chừ e không có dịp khác. Đây là chuyến về thăm quê lần đầu, chuyến độc hành mạo hiểm và phiêu lưu. Sau khi nghỉ làm việc, thoát ra khỏi bận bịu cơm áo hằng ngày, thấy mình nhẹ như gió, muốn đi đâu thì đi, bay đâu thì bay.

Trước tiên đến Hà Nội, bốn ngàn năm lịch sử văn hóa. Tôi mua vé từ sáng sớm đi vịnh Hạ Long, trên cùng chuyến tàu ra vịnh, có một số du khách người nước ngoài.
 

Hạ Long hiện ra như một bức tranh thủy mặc bao la ẩn chìm trong sương mù dày đặc. Non nước này chắc hẳn xưa kia là chốn thiên thai, các tiên nữ sống trong các sơn động kia nay tuyệt tích vì không con cái. Hạ Long ? Theo truyền thuyết xưa, để ngăn chận giặc xâm lấn từ phương bắc theo đường biển, Trời sai một con Rồng lớn xuống giúp dân ta, sau khi chiến thắng, Rồng phun ra nhiều châu ngọc, nay là các thạch động, rồi bay về Trời. Từ đó dân gian đặt tên nơi này là Hạ Long.
 

Bầu trời bắt đầu sáng hơn, mây mù tan dần. Trên boong tàu ngồi  phía trước mặt, thấy một cặp đàn ông già cùng cô gái trẻ. Người đàn ông Á châu, tóc lấm tấm muối tiêu, cô gái đâu chừng rất nhỏ, da mặt trắng trẻo, đôi má tô phấn hồng đậm, tóc ngang vai, cài một chiếc cặp nhựa màu hồng ngộ nghĩnh. Cô mặc chiếc váy đầm bó sát ngắn cũn, cặp chân mập cong cong. Mặc váy ngắn, ngồi đong đưa chân, trông cô bé thơ ngây đáo để.

Mọi người trên du thuyền đang trầm mình vào cảnh giới u mặc huyền ảo, tôi nhìn xuống mặt nước trong xanh ngọc phỉ thúy, soi tận đáy trời. Bỗng nhiên, tôi nghe cô gái  nói " bỏ tay ra, thằng cha này! " .Té ra thằng cha đàn ông đang thò tay vào trong váy đầm cô bé. Có lẻ cha đàn ông không hiểu tiếng Việt nên lại cứ ởm ờ, lần này thấy ông ta đưa tiền cho con bé, rồi kéo đứng dậy. Không biết sao, con bé ngũng ngẵn, không lấy tiền, lại nhét thêm tiền, con bé cũng không chịu và phân bua  " nói đi ra vịnh ngắm cảnh mà cứ đòi vô phòng ngủ, ngủ gì mà ngủ lắm ".  Anh chạy dịch vụ trên tàu còn trẻ, thấy vậy đùa :" Thôi em cứ cầm tiền đi, em không cần thì lấy đưa anh, sao lại chê tiền thế, lá lành đùm lá rách mà em ". Con bé lần này cũng không vừa chi, chanh chua trả lời : " Lá này cũng rách bươm rồi  !" . Đối đáp xảy ra trong chớp mắt. Thiên thai đối mặt với trần ai tục lụy. Thiên thai đẹp, trần ai vui. 
 

  Tuy thế, chuyện vừa xảy ra không làm tôi vui. Đáng lẻ giờ này cô bé phải cắp sách đến lớp học. Sao lại đi theo một người đàn ông đáng tuổi bố, làm gái mua vui ? Trước mắt người khác, cô biết ngượng hay giả vờ ngượng ngùng, hoặc chống đối lại việc bắt ngủ nhiều lần. Tôi không biết, nhưng cách nói năng của cô bé nghe chừng đã dày dạn lắm rồi.

Tiếng máy tàu chạy xình xịch, vòng quanh vịnh. Nhìn qua, họ không ngồi ở đấy nữa.
 

 Một buổi sớm mai đến hẹn với cô bạn mới quen. Đứng trong căn phòng trên tầng gác nhà cô, qua khung cửa sổ hiện ra một bức tranh tuyệt đẹp: Mấy chiếc xe đạp chất đầy hoa từ một nẻo quê nào đó đang di động trên đường. Xe chở đầy hoa vàng, hoa tím, hoa hồng. Dòng xe hoa chầm chậm trẩy về phố chợ trong màn sương lam. Xe chất đầy hoa nên  không thấy người trên xe, tưởng chừng như những "Gánh Hàng Hoa" trong tiểu thuyết  hiện về, đang thức tỉnh thành phố cổ sau giấc ngủ muộn. Hàng hoa khuất tầm nhìn, bức tranh bị xóa, để lại khung cửa trống. Tôi quay vào, thấy cô bạn mời ăn chuối chín vàng, chấm với cốm Vòng ướp trong lá sen xanh . Căn phòng cô treo đầy tranh vẽ, bán cho người phương xa về. Tôi tìm trong đó có chăng một bức tranh vừa bất chợt nhìn thấy qua khung cửa sổ, giản dị mà vô cùng thơ mộng. Chủ nhân của căn phòng bán tranh là một phụ nữ yêu kiều, dáng dấp của Hà Nội còn thanh lịch.

Tôi bay về Huế.
 

Mưa như trút nước khi máy bay đáp xuống mặt đất . Xứ Huế là xứ của mưa mù. Mưa cả trăm năm, cả ngàn năm. Nếu không mưa, Huế không phải Huế. Mưa rơi, tôi không lạnh mà sao thấy ấm áp, có lẻ tiếng mưa ấp ủ chất đầy nhớ thương của mình. Mười ngày ở Huế trong khách sạn, tôi sống như người mộng du. Vì hay nhầm lẫn giữa hai miền biên giới mộng và thực, nên khi thực tan thì mộng đành vỡ.  Ngày đầu tiên tôi đi chợ Đông Ba như hằng ao ước của mình. Nhưng Đông Ba trước mắt giờ đây không phải là ngôi chợ  trong tưởng nhớ. Tôi thất thần như kẻ lạc hồn. Dấu vết ngày ấy không còn sót lại gì, giọng nói của người bán hàng cũng khác, nghe rất lạ tai. Có khi tôi không hiểu họ nói chi.
 

 May mắn sau cùng, tìm thấy một cô bạn gái còn sót lại, thật mừng . Nhà bạn có cây khế ngọt chi chít trái, bạn vẫn còn xinh đẹp. Chồng mất đã lâu, bạn ở vậy nuôi các con khôn lớn và phụng dưỡng người cha già nua . Ngôi nhà bạn như còn lưu giữ mùi hương trầm u mặc, hoang vắng xa xôi.

Dù biết với thời gian, mọi chuyện thay đổi. Nhưng người Việt xa quê, hình ảnh cố hương luôn cố định trong trí tưởng, mà nay người xưa bạn cũ mấy ai còn, lòng thấy trống vắng. Rồi những ngày ở Huế, tôi không muốn đi thăm một nơi nào khác ngoài thăm mộ gia đình, vài người họ hàng xa. Nơi đây không còn lay động những ước mơ, chỉ còn lại những ngôi mộ cổ đầy cỏ khô.
 

Từ trong khách sạn, một sáng thức dậy sớm nhìn xuống đường, một gánh cơm hến đang sửa soạn dọn hàng bán. Khách ăn đang kéo chiếc ghế thấp ngồi chờ, một con bé con đang phụ giúp lăng xăng . Tôi chú ý, nó mặc bộ áo quần cùng màu tươm tất, tóc cột túm ra phía sau gọn gàng. Trời bỗng đổ mưa, màn mưa làm mờ nhạt khung cảnh đang hiện ra dưới mắt. Con bé vội lấy tấm bạt che lên phía gánh hàng. Hai mẹ con di chuyển gánh vào phía bên mái hiên nhà của một công sở. Mấy người khách di chuyển theo. Khách ăn món  cơm hến bình dân này hẳn là dân đi làm việc sớm, giờ này có lẻ chưa có hàng quán nào khác mở cửa. Người ngồi ăn sì sụp ngon lành. Tôi định bụng chốc nữa mình sẽ xuống ngồi ăn như thế, mua một đoại cơm hến, món ăn bình dân rất khó tìm thấy ở quê người. Nhưng nhớ lại tô bún ốc thưởng thức ở một quán bên lề đường Hà Nội tuần trước, vẫn còn làm bụng mình râm ran khó chịu, mỗi ngày phải uống đến ba viên thuốc ngừa tiêu chảy, nên thôi. Đâu khoãng chín giờ, gánh hàng cơm chắc đã bán hết, con bé nhanh tay rửa tô đoại trong một chậu nước, lau khô, thu dọn mọi thứ. Nó còn chịu khó lượm những mảnh giấy trên mặt đất khách ăn vất bừa bãi . Người mẹ đứng dậy với đôi quang gánh nhẹ nhàng trên vai, có lẻ đi về chợ Đông Ba mua rau cỏ chuẩn bị cho sáng sớm mai . Trong màn mưa còn lất phất, con bé lúp xúp chạy theo phía sau. Huế vẫn còn cơ cực.
 

Buổi chiều tôi ngồi trong khách sạn uống cà phê, nhìn ra ngoài mong tìm thấy được một khung cảnh khác, một bức tranh khác. Đường phố bắt đầu xe cộ đông kín, tiếng  còi xe inh ỏi, ai ngồi xe cũng cần phải bóp còi, tiếng còi xe chính là sự tồn tại của họ. Đến giờ tan sở, dân chúng đi làm về. Tôi định ra phố mua một vài tấm lụa Thái Tuấn may áo dài , thấy đông người quá nên chần chừ. Từ ngoài, một đám đàn ông dựng xe máy, tiến vào khách sạn, gặp cô tiếp viên, họ trao đổi vài câu, rồi đi lên lầu theo hướng riêng không có thang máy. Chốc lát sau, một đám con gái môi son má phấn đi vào cũng theo hướng hồi nãy đi lên.

Đường bớt người, mưa tạnh hẳn. Tôi đứng dậy ra phố, nói với cô tiếp viên, tôi ra ngoài khoãng một giờ rồi về lại, có ai đến hỏi bảo ngồi chờ nghe. Luôn tiện hỏi luôn  :

" Hình như trên lầu có tổ chức ca hát hay sao, hồi nãy thấy người ta lên xem". Cô tiếp viên nhìn tôi thắc mắc không hiểu, như chợt nhớ ra, cô cười " Dạ không phải, mấy ông đó có hẹn vui vẻ với nhau". Tôi nhìn chiếc áo dài trắng ngà cô mặc, khen áo cô đẹp.
 

Buổi tối khi trở về phòng xem bảng giá dịch vụ giặt ủi áo quần, tôi chợt thấy giá biểu của dịch vụ "vui vẻ"  tùy thuộc vào số giờ khách hưởng lạc. Điều này cho biết giá cả dịch vụ mãi dâm trong khách sạn này được niêm yết công khai rõ ràng không cần giấu giếm. Hồi chiều đám đàn ông tan sở, chưa về nhà vội với vợ con đang chờ bữa cơm tối bên nhau đầm ấm, họ thích vui vẻ với các em gái , nếu về muộn, vợ lo lắng, có thể câu trả lời : Dạo này công việc cơ quan nhiều chuyện cần giải quyết gấp.

Khách sạn nằm trên con đường thơ mộng có lá me bay ngày xưa, con đường đưa về thôn Vỹ Dạ sương khói mờ nhân ảnh. Dân Huế than : dạo này khách sạn mọc lên như nấm sau mưa, chỗ mô ngỏ mô cũng khách sạn nhà ngủ nhà nghỉ, thiên hạ nhà nước chỉ lo đầu tư vô thứ đó, không thèm mở bệnh viện, trường học cho dân nhờ.
 

 Không còn chi Huế đá vàng.

Bay vào Sàigòn, lặng lẽ về căn nhà cũ trong ngỏ phố .
 

Một buổi chiều, chị bạn đầu ngỏ dẫn ra chợ ăn vặt, chị nói hàng quán ngon đều di cư qua Mỹ hết rồi, nhưng có quán nhỏ này bán đồ Huế ăn được. Trong vòm chợ, gánh hàng gồm hai ba cái bàn sạch sẽ với mươi cái ghế gỗ thấp lè tè, khách ăn chiều, đa số đàn bà. Hàng bán đủ thứ bánh Huế, bột lọc, bánh nậm, bánh ram, bánh ít và bún bò. Cô bán hàng mặt tròn trịa xinh xắn, bàn tay thoăn thoắt bóc lột bánh bỏ trên dĩa, xong quay qua làm tô bún cho khách chờ, luôn miệng hỏi khách muốn ăn như thế nào để cô làm theo ý cho vừa lòng. Tôi chợt thấy khuôn mặt cô quen thuộc đâu đó trong trí nhớ. Đúng rồi, cô bé ngày xưa theo mẹ bán hàng trong chợ chiều nơi đây từ hơn hai mươi năm trước.

  " Có phải em ngày xưa cùng bán với mẹ trong chợ này không ?" - Dạ phải.

" Bây giờ em lớn giỏi giang quá, mẹ em còn không ?" - Dạ, má em mất rồi, em đã có chồng con rồi.
 

Bàn tay tròn trĩnh, ngón tay đeo chiếc nhẫn vàng, lại thoăn thoắt bóc lá bánh cho khách. Tôi cúi xuống cầm đủa gắp bánh, thấy mình xúc động lạ. Miếng bánh bột lọc trong vắt, nổi bật con tôm đỏ co mình bên trong, mùi vị bánh như ngày xưa, dai mềm đậm đà. Hơn hai mươi năm trôi qua, bao đời người xung quanh đã đổi thay, biến động không ngừng, thế mà cô bé năm xưa vẫn ngồi nơi chợ này tiếp nối nghề bán hàng của mẹ mình. Dạo ấy tôi nghe người mẹ nói mới ở Huế chạy vô, chồng chết vì lạc đạn giữa đường, không còn tiền bạc chi, nên tạm làm gánh hàng chiều bán sống với con qua ngày. Con bé theo chân mẹ ngày ấy trông gầy ốm nhếch nhác. Gánh hàng dạo đó ngồi bên vạt đất trống không có bàn ghế chi, tôi thường mua về nhà. Nay cô bé thuê được một chổ tươm tất hơn, có mái che mưa nắng trong vòm chợ. Cô bé có chồng có con rồi.
 

Cô bé ơi, cô làm tôi xúc động quá, cô làm tôi hân hoan. Đa số người quen biết, đa số hàng quán ngon nổi tiếng năm xưa đều đã đi ra nước ngoài sinh sống. Tôi tìm thấy một gánh hàng còn sót lại trên miền đất cũ, con gái của gánh hàng năm xưa, nối tiếp công việc như bảo tồn truyền thống gia đình một cách tích cực và hữu hiệu. Chắc hẳn cô đã trải qua vất vả lắm mới có cuộc sống như thế, ngày hôm nay.
 

Cô nhìn có duyên, nói năng dịu dàng, cô có thể kiếm một công việc nhàn nhã hơn cho đỡ mệt nhọc chân tay, đỡ lo mưa lo nắng. Điều gì đã cầm giữ chân cô bé với nghề bán hàng này, có lẻ vì nghệ thuật nấu ăn chăng, hay đơn giản hơn chính là hình ảnh mẹ cô nấu nướng, luôn bên cạnh cô như một mẫu hình tượng mà cô mong thay thế . Cô muốn mình là người như mẹ. Có lẻ cô là người sau cùng, hậu duệ cuối của gánh hàng Huế này chăng. Rất nhiều năm qua rồi, trên xứ sở này, người nghèo lương thiện vẫn phải tần tảo mưu sinh.
 

 Các cô gái nhỏ bất chợt tôi nhìn thấy đây đó trong cảnh sống khác nhau, vẽ nên những hình ảnh sinh động. Hoạt cảnh nhìn vào có khi làm mình đau lòng, có khi lòng mình thấy êm đềm.  Mà niềm thương cảm nhiều hơn hết dành cho cô bé gặp trên vịnh Hạ Long. Con người như cây cỏ . Cỏ cây vươn lên tốt đẹp là nhờ ở đất và nước, đất sạch nước trong. /

                                               Paris, một ngày nhớ quê. TT Diệu Tâm

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.