Hôm nay,  

Đọc Kệ Trần Nhân Tông và Thơ Nguyễn Lương Vỵ

23/04/201700:00:00(Xem: 5976)
blank
Bìa sách “Thơ Trần Nhân Tông.”

Từ nhiều năm, qua những buổi gặp nhau nơi các tiệm cà phê vùng Quận Cam, những cuộc nói chuyện với thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ luôn luôn tạo cho tôi một cảm giác nhẹ nhàng, đạo vị. Có khi nói chuyện về một người bạn chung ở Việt Nam, có khi nói về những bản thảo Vỵ đang suy tính, đang viết, đang in hay sắp in. Tình thân không thuần túy là văn nghệ, vì có khi nói chuyện thơ ít, và nói chuyện đạo lại nhiều. Một trong những điểm chung giữa Nguyễn Lương Vỵ và người viết là cùng một tấm lòng kính ngưỡng Trần Nhân Tông -- một thiền sư, một nhà thơ, và là một nhà vua đã hai lần dẫn binh đẩy lui quân phương Bắc.

Tôi đã nghe Nguyễn Lương Vỵ nói từ nhiều năm nay về ước mơ dịch và viết về Trần Nhân Tông. Tôi đã đọc rải rác một số bài thơ dịch do Vỵ đưa lên một số trang web Phật học và văn nghệ trong khi làm công trình này. Ngôn ngữ của Vỵ chuyển ý của Ngài Trần Nhân Tông có khi rất dị thường.

Thí dụ, Nguyễn Lương Vỵ dịch là:

Câu Có câu Không,
Cây ngã dây héo.
Mấy vị sư ông,
Đầu sưng óc méo.

Từ nguyên bản của Ngài Trần Nhân Tông:

Hữu cú vô cú,
Đằng khô thụ đảo.
Kỷ cá nạp tăng,
Chàng đầu hạp não.

Tôi nghĩ, viết như thế và dịch như thế là hợp ý Thiền Tông. Bởi vì, bất cứ những gì qua nghĩ ngợi của bộ não đều cách xa đạo.

Đối với tôi, không có lời nào để nói đủ về Trần Nhân Tông, cho dù tôi đã viết cuốn "Tran Nhan Tong: The King who Founded a Zen School" -- trong đó dịch hầu hết tác phẩm của Ngài sang tiếng Anh. Nhưng để giữ được hồn thơ, để nêu lên sức công phá trong ngôn ngữ Thiền của Ngài Trần Nhân Tông, tôi không tìm được ngôn ngữ như Nguyễn Lương Vỵ.

Nếu chúng ta để ý, Ngài Trần Nhân Tông không khuyên chúng ta hãy ngồi thở, không khuyên chúng ta hãy tập Thiền Chỉ Quán, không dạy Tứ niệm xứ, và không nói bất kỳ một kỹ thuật luyện tâm nào -- Ngài chỉ nói pháp An Tâm.

Ngài Trần Nhân Tông đã để lại những bài thơ, và để lại những lời dạy qua đối thoại hoàn toàn đúng theo ý Đức Phật dạy trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời -- đó là những gì Kinh Tập trong Tiểu Bộ Kinh gọi đó là Chánh Pháp (Dhamma) mà chư tăng phải học thuộc, phải tụng hàng ngày trong những năm Đức Phật còn sinh tiền. Đó là khi Đức Phật yêu cầu nhà sư Sona, "Hãy tụng cho ta nghe Chánh Pháp," và nhà sư Sona đã vâng lời, đọc lên Kinh Nhật Tụng Sơ Thời đó (Responding, "As you say, lord," to the Blessed One, Ven. So?a chanted all sixteen parts of the A??haka Vagga... Kinh Sona Sutta Ud 5.6).

Trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, Đức Phật dạy gì? Chỉ là không lập bất kỳ kiến chấp nào, dù Hữu hay Vô, dù Có hay Không. Đó là đường vào đạo, đó là pháp tức khắc xa lìa mọi chấp thủ, là pháp buông tất cả mọi vướng mắc. Trong dòng Tào Động, gọi đây là pháp của "đường chim bay" -- tức là, không có dấu vết nào để dò, và không để dấu vết nào để trần gian nhìn thấy.

Nguyễn Lương Vỵ có ghi lại một đoạn vấn đáp của Trần Nhân Tông trong một buổi giảng kinh tại chùa Sùng Nghiêm, tháng 12 năm Giáp Thìn (1304), khi có một tăng chúng hỏi:

"Hữu cú vô cú / Như đằng ỷ thụ / Như hà?" (Câu Có câu Không, như dây bìm bám cây. Ý là như thế nào?)

Trần Nhân Tông đáp, trích, qua bản dịch Nguyễn Lương Vỵ:

"Câu Có câu Không,
Chẳng Không chẳng Có.
Khắc thuyền mò gươm,
So tranh tìm ngựa.

.

Câu Có câu Không,
Chẳng qua chẳng lại.
Nón tuyết giày bông,
Ôm cây đợi thỏ." (ngưng trích)

Và rồi sau đó, thi sĩ họ Nguyễn dịch mấy câu thơ khác của Thiền sư họ Trần:

"Hết thảy pháp không sinh,
Hết thảy pháp không diệt.
Nếu thấu suốt như vậy,
Chư Phật luôn hiện tiền,
Chốn nào đi đến nữa?"

Có cách nào để vượt qua Có và Không? Có cách nào để thấy hết thảy pháp không sinh, không diệt?

Thưa rằng, có lời dạy như thế. Có dạy trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, và trong rất nhiều kinh khác -- nơi đây, chúng ta sẽ dẫn lại từ Kinh Hoa Nghiêm, và từ bài thơ "Guhatthaka-suttaniddeso: Upon the Tip of a Neddle" của Ngài Sariputta (Xá Lợi Phất) trong luận thư Niddessa của Tạng Pali.

Diệu nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là pháp giới trùng trùng duyên khởi. Trong cái hiểu đơn giản, chúng ta nhìn pháp duyên khởi theo chiều dọc, tức là theo chiều thời gian, rằng cái này có, nên cái kia có. Nhưng bất kỳ ai nhìn thấy lý duyên khởi trong toàn cảnh sẽ thấy như người đứng trong ngôi nhà chung quanh đều là gương phản chiếu trùng trùng.

Chúng ta có thể lấy một thí dụ. Giả sử như chúng ta đang nghe một cô ca sĩ hát, trên sân khấu với trống, đàn, ánh sáng, và vân vân. Giải sử, chúng ta nghe cô hát câu “Tôi yêu tiếng nước tôi…” Chúng ta thấy riêng chữ “tiếng” là hợp âm mang giọng ca sĩ, cùng với tiếng đàn, tiếng trống. Tức là duyên khởi. Và trong tiếng đàn đệm đó cũng là từ nhiều duyên khởi: từ anh nhạc sĩ luyện đàn nhiều thập niên, là tiếng gỗ rừng thông, tiếng ván thông mang theo tiếng gió rừng cao nguyên, tiếng thợ mộc làm đàn. Rồi tiếng trống, tương tự… Tất cả cùng duyên khởi, theo một mô thức có thể mượn từ Khoa Khí Tượng Vật Lý: một tiếng vỗ cánh của con bươm bướm có thể sẽ dấy lên trận bão bên kia bờ đại dương.

Như thế, chúng ta thấy cả thế giới trùng trùng duyên khởi trước mắt. Chúng ta hễ mở lời, là tất cả các pháp trở thành quá khứ, vì hiện tại liên tục chảy xiết, không ngừng. Khi ngồi nghe và thấy cả pháp giới trùng trùng như thế, không có suy nghĩ hay nói gì được. Vì hễ nghĩ ngợi, là mất “cái hiện tiền” tức khắc, là tất cả chỉ còn là chạy theo cái vừa trôi qua.

Thấy cái khoảnh khắc trùng trùng duyên khởi đó là thấy Niết bàn tịch diệt, cho dù bên tai khoảnh khắc đó vẫn là tiếng hát, tiếng đàn, tiếng trống, tiếng gió rừng cao nguyên, tiếng cưa gỗ rừng, tiếng thợ mộc mài gỗ, căng dây đàn… Tất cả nghĩ ngợi của ý thức trong khoảnh khắc đó sẽ im bặt.

Làm sao nói được là Có hay Không? Thấy Pháp Duyên Khởi qua Kinh Hoa Nghiêm, là ngôn ngữ sẽ im bặt, sẽ không còn chấp kiến gì nữa, nói gì là tham sân si hiện ra nổi trong không gian đó.

Tương tự, bài thơ “Guhatthaka-suttaniddeso” của Ngài Sariputta nói rằng tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về thế giới này y hệt như điểm chạm đáy của hạt đậu nhỏ để trên đầu mũi kim. Nghĩa là, ý thức của chúng ta về cái hiện-tiền, về cái đang-là chỉ là chút xíu cực vi như hạt đậu chạm trên đầu mũi kim. Thời gian chảy xiết qua. Tất cả các pháp trong tâm, trong cảm thọ, và chung quanh ta đều là những khoảnh khắc cực vi trên đầu mũi kim, nơi đó không ai níu giữ được cái đang-là.

Hễ nghĩ tới cái gọi là hiện tại, tức thì niệm đó đã trở thành một pháp của quá khứ. Đó là chỗ các Thiền sư ưa nói: hễ mở miệng, là trễ rồi. Nơi đó, không còn thời gian nữa, và cũng không còn không gian nữa.

Vì bất kỳ ai thấy được cái kinh nghiệm thời gian chảy xiết như thế (như qua bài thơ của Ngài Sariputta), và bất kỳ ai thấy được cái không gian trùng trùng duyên khởi của Kinh Hoa Nghiêm là tức khắc tâm sẽ lặng lẽ, sẽ không thấy còn niệm Có hay niệm Không, sẽ không thấy cón niệm Sanh hay niệm Diệt… Chỉ có thể nói rằng, các pháp Như Thế là Như Thế. Đức Phật đã dạy như thế, rằng hãy để các pháp như thế là như thế, hãy thấy chỉ là cái được thấy, hãy nghe chỉ là cái được nghe…

Ngài Trần Nhân Tông đã nói rằng vướng vào Có với Không đều như vướng vào dây leo buộc người. Khi thấy các pháp bất sanh, các pháp bất diệt là xong, chẳng còn bận tâm.

Nguyễn Lương Vỵ đã để cho Kinh Phật và lời thơ Trần Nhân Tông ngấm vào thịt da xương tủy của anh, và rồi từng chữ của họ Nguyễn viết xuống đều mang sức nặng như núi đè lên giấy (như hai câu: Mấy vị sư ông, Đầu sưng óc méo…) nhưng cũng thơ của họ Nguyễn lại rất mực nhẹ nhàng bay bổng (như bốn câu: một hơi thở một đời thế thôi, gió cuốn đi thực mộng quên rồi, chùa làng lưu lại câu tâm bút, thơ bay đi theo mây rong chơi…).

Khi nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ viết xong các trang giấy này, chữ hốt nhiên trở thành những cánh chim bay rời trang giấy. Để biến vào thế giới duyên khởi trùng trùng của Kinh Hoa Nghiêm. Trân trọng chúc mừng.

GHI CHÚ: Bài này được dùng làm Lời Bạt cho tác phẩm “Thơ Trần Nhân Tông” – do thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ phỏng dịch và bình thơ, đang phát hành qua Amazon.com (tìm bằng cách gõ nhóm chữ “Vy Luong Nguyen” không cần dấu tiếng Việt).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.