Hôm nay,  

Đọc Kệ Trần Nhân Tông và Thơ Nguyễn Lương Vỵ

23/04/201700:00:00(Xem: 5987)
blank
Bìa sách “Thơ Trần Nhân Tông.”

Từ nhiều năm, qua những buổi gặp nhau nơi các tiệm cà phê vùng Quận Cam, những cuộc nói chuyện với thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ luôn luôn tạo cho tôi một cảm giác nhẹ nhàng, đạo vị. Có khi nói chuyện về một người bạn chung ở Việt Nam, có khi nói về những bản thảo Vỵ đang suy tính, đang viết, đang in hay sắp in. Tình thân không thuần túy là văn nghệ, vì có khi nói chuyện thơ ít, và nói chuyện đạo lại nhiều. Một trong những điểm chung giữa Nguyễn Lương Vỵ và người viết là cùng một tấm lòng kính ngưỡng Trần Nhân Tông -- một thiền sư, một nhà thơ, và là một nhà vua đã hai lần dẫn binh đẩy lui quân phương Bắc.

Tôi đã nghe Nguyễn Lương Vỵ nói từ nhiều năm nay về ước mơ dịch và viết về Trần Nhân Tông. Tôi đã đọc rải rác một số bài thơ dịch do Vỵ đưa lên một số trang web Phật học và văn nghệ trong khi làm công trình này. Ngôn ngữ của Vỵ chuyển ý của Ngài Trần Nhân Tông có khi rất dị thường.

Thí dụ, Nguyễn Lương Vỵ dịch là:

Câu Có câu Không,
Cây ngã dây héo.
Mấy vị sư ông,
Đầu sưng óc méo.

Từ nguyên bản của Ngài Trần Nhân Tông:

Hữu cú vô cú,
Đằng khô thụ đảo.
Kỷ cá nạp tăng,
Chàng đầu hạp não.

Tôi nghĩ, viết như thế và dịch như thế là hợp ý Thiền Tông. Bởi vì, bất cứ những gì qua nghĩ ngợi của bộ não đều cách xa đạo.

Đối với tôi, không có lời nào để nói đủ về Trần Nhân Tông, cho dù tôi đã viết cuốn "Tran Nhan Tong: The King who Founded a Zen School" -- trong đó dịch hầu hết tác phẩm của Ngài sang tiếng Anh. Nhưng để giữ được hồn thơ, để nêu lên sức công phá trong ngôn ngữ Thiền của Ngài Trần Nhân Tông, tôi không tìm được ngôn ngữ như Nguyễn Lương Vỵ.

Nếu chúng ta để ý, Ngài Trần Nhân Tông không khuyên chúng ta hãy ngồi thở, không khuyên chúng ta hãy tập Thiền Chỉ Quán, không dạy Tứ niệm xứ, và không nói bất kỳ một kỹ thuật luyện tâm nào -- Ngài chỉ nói pháp An Tâm.

Ngài Trần Nhân Tông đã để lại những bài thơ, và để lại những lời dạy qua đối thoại hoàn toàn đúng theo ý Đức Phật dạy trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời -- đó là những gì Kinh Tập trong Tiểu Bộ Kinh gọi đó là Chánh Pháp (Dhamma) mà chư tăng phải học thuộc, phải tụng hàng ngày trong những năm Đức Phật còn sinh tiền. Đó là khi Đức Phật yêu cầu nhà sư Sona, "Hãy tụng cho ta nghe Chánh Pháp," và nhà sư Sona đã vâng lời, đọc lên Kinh Nhật Tụng Sơ Thời đó (Responding, "As you say, lord," to the Blessed One, Ven. So?a chanted all sixteen parts of the A??haka Vagga... Kinh Sona Sutta Ud 5.6).

Trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, Đức Phật dạy gì? Chỉ là không lập bất kỳ kiến chấp nào, dù Hữu hay Vô, dù Có hay Không. Đó là đường vào đạo, đó là pháp tức khắc xa lìa mọi chấp thủ, là pháp buông tất cả mọi vướng mắc. Trong dòng Tào Động, gọi đây là pháp của "đường chim bay" -- tức là, không có dấu vết nào để dò, và không để dấu vết nào để trần gian nhìn thấy.

Nguyễn Lương Vỵ có ghi lại một đoạn vấn đáp của Trần Nhân Tông trong một buổi giảng kinh tại chùa Sùng Nghiêm, tháng 12 năm Giáp Thìn (1304), khi có một tăng chúng hỏi:

"Hữu cú vô cú / Như đằng ỷ thụ / Như hà?" (Câu Có câu Không, như dây bìm bám cây. Ý là như thế nào?)

Trần Nhân Tông đáp, trích, qua bản dịch Nguyễn Lương Vỵ:

"Câu Có câu Không,
Chẳng Không chẳng Có.
Khắc thuyền mò gươm,
So tranh tìm ngựa.

.

Câu Có câu Không,
Chẳng qua chẳng lại.
Nón tuyết giày bông,
Ôm cây đợi thỏ." (ngưng trích)

Và rồi sau đó, thi sĩ họ Nguyễn dịch mấy câu thơ khác của Thiền sư họ Trần:

"Hết thảy pháp không sinh,
Hết thảy pháp không diệt.
Nếu thấu suốt như vậy,
Chư Phật luôn hiện tiền,
Chốn nào đi đến nữa?"

Có cách nào để vượt qua Có và Không? Có cách nào để thấy hết thảy pháp không sinh, không diệt?

Thưa rằng, có lời dạy như thế. Có dạy trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, và trong rất nhiều kinh khác -- nơi đây, chúng ta sẽ dẫn lại từ Kinh Hoa Nghiêm, và từ bài thơ "Guhatthaka-suttaniddeso: Upon the Tip of a Neddle" của Ngài Sariputta (Xá Lợi Phất) trong luận thư Niddessa của Tạng Pali.

Diệu nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là pháp giới trùng trùng duyên khởi. Trong cái hiểu đơn giản, chúng ta nhìn pháp duyên khởi theo chiều dọc, tức là theo chiều thời gian, rằng cái này có, nên cái kia có. Nhưng bất kỳ ai nhìn thấy lý duyên khởi trong toàn cảnh sẽ thấy như người đứng trong ngôi nhà chung quanh đều là gương phản chiếu trùng trùng.

Chúng ta có thể lấy một thí dụ. Giả sử như chúng ta đang nghe một cô ca sĩ hát, trên sân khấu với trống, đàn, ánh sáng, và vân vân. Giải sử, chúng ta nghe cô hát câu “Tôi yêu tiếng nước tôi…” Chúng ta thấy riêng chữ “tiếng” là hợp âm mang giọng ca sĩ, cùng với tiếng đàn, tiếng trống. Tức là duyên khởi. Và trong tiếng đàn đệm đó cũng là từ nhiều duyên khởi: từ anh nhạc sĩ luyện đàn nhiều thập niên, là tiếng gỗ rừng thông, tiếng ván thông mang theo tiếng gió rừng cao nguyên, tiếng thợ mộc làm đàn. Rồi tiếng trống, tương tự… Tất cả cùng duyên khởi, theo một mô thức có thể mượn từ Khoa Khí Tượng Vật Lý: một tiếng vỗ cánh của con bươm bướm có thể sẽ dấy lên trận bão bên kia bờ đại dương.

Như thế, chúng ta thấy cả thế giới trùng trùng duyên khởi trước mắt. Chúng ta hễ mở lời, là tất cả các pháp trở thành quá khứ, vì hiện tại liên tục chảy xiết, không ngừng. Khi ngồi nghe và thấy cả pháp giới trùng trùng như thế, không có suy nghĩ hay nói gì được. Vì hễ nghĩ ngợi, là mất “cái hiện tiền” tức khắc, là tất cả chỉ còn là chạy theo cái vừa trôi qua.

Thấy cái khoảnh khắc trùng trùng duyên khởi đó là thấy Niết bàn tịch diệt, cho dù bên tai khoảnh khắc đó vẫn là tiếng hát, tiếng đàn, tiếng trống, tiếng gió rừng cao nguyên, tiếng cưa gỗ rừng, tiếng thợ mộc mài gỗ, căng dây đàn… Tất cả nghĩ ngợi của ý thức trong khoảnh khắc đó sẽ im bặt.

Làm sao nói được là Có hay Không? Thấy Pháp Duyên Khởi qua Kinh Hoa Nghiêm, là ngôn ngữ sẽ im bặt, sẽ không còn chấp kiến gì nữa, nói gì là tham sân si hiện ra nổi trong không gian đó.

Tương tự, bài thơ “Guhatthaka-suttaniddeso” của Ngài Sariputta nói rằng tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về thế giới này y hệt như điểm chạm đáy của hạt đậu nhỏ để trên đầu mũi kim. Nghĩa là, ý thức của chúng ta về cái hiện-tiền, về cái đang-là chỉ là chút xíu cực vi như hạt đậu chạm trên đầu mũi kim. Thời gian chảy xiết qua. Tất cả các pháp trong tâm, trong cảm thọ, và chung quanh ta đều là những khoảnh khắc cực vi trên đầu mũi kim, nơi đó không ai níu giữ được cái đang-là.

Hễ nghĩ tới cái gọi là hiện tại, tức thì niệm đó đã trở thành một pháp của quá khứ. Đó là chỗ các Thiền sư ưa nói: hễ mở miệng, là trễ rồi. Nơi đó, không còn thời gian nữa, và cũng không còn không gian nữa.

Vì bất kỳ ai thấy được cái kinh nghiệm thời gian chảy xiết như thế (như qua bài thơ của Ngài Sariputta), và bất kỳ ai thấy được cái không gian trùng trùng duyên khởi của Kinh Hoa Nghiêm là tức khắc tâm sẽ lặng lẽ, sẽ không thấy còn niệm Có hay niệm Không, sẽ không thấy cón niệm Sanh hay niệm Diệt… Chỉ có thể nói rằng, các pháp Như Thế là Như Thế. Đức Phật đã dạy như thế, rằng hãy để các pháp như thế là như thế, hãy thấy chỉ là cái được thấy, hãy nghe chỉ là cái được nghe…

Ngài Trần Nhân Tông đã nói rằng vướng vào Có với Không đều như vướng vào dây leo buộc người. Khi thấy các pháp bất sanh, các pháp bất diệt là xong, chẳng còn bận tâm.

Nguyễn Lương Vỵ đã để cho Kinh Phật và lời thơ Trần Nhân Tông ngấm vào thịt da xương tủy của anh, và rồi từng chữ của họ Nguyễn viết xuống đều mang sức nặng như núi đè lên giấy (như hai câu: Mấy vị sư ông, Đầu sưng óc méo…) nhưng cũng thơ của họ Nguyễn lại rất mực nhẹ nhàng bay bổng (như bốn câu: một hơi thở một đời thế thôi, gió cuốn đi thực mộng quên rồi, chùa làng lưu lại câu tâm bút, thơ bay đi theo mây rong chơi…).

Khi nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ viết xong các trang giấy này, chữ hốt nhiên trở thành những cánh chim bay rời trang giấy. Để biến vào thế giới duyên khởi trùng trùng của Kinh Hoa Nghiêm. Trân trọng chúc mừng.

GHI CHÚ: Bài này được dùng làm Lời Bạt cho tác phẩm “Thơ Trần Nhân Tông” – do thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ phỏng dịch và bình thơ, đang phát hành qua Amazon.com (tìm bằng cách gõ nhóm chữ “Vy Luong Nguyen” không cần dấu tiếng Việt).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.