Hôm nay,  

Nước Mỹ: Cộng Hòa Chuối Chiên?

28/02/201700:00:00(Xem: 11756)

Tiếp theo cuộc đình công bãi thị trên cả nước để ủng hộ di dân, tuần qua, trên cả nước, cũng lại tổ chức những cuộc biểu tình chống TT Trump trong ngày President Day –Lễ Các Tổng Thống-, bị biến thành ngày “Not My President Day”.

Nước Mỹ theo thể chế dân chủ, nghiã là lãnh đạo chính trị do dân bầu sau khi họ bỏ thời giờ, công sức đi vận động tranh cử, giải thích cho dân biết họ muốn làm gì, sẽ làm gì. Người dân dựa theo đó lựa chọn người lãnh đạo. Đa số thắng thiểu số, và thiểu số phải chấp nhận ý đa số. Đó là nguyên tắc nền tảng. Nước Mỹ hiện nay có theo đúng thể thức dân chủ này không? Bài này sẽ xét lại.

Để mở đầu, tác giả xin cống hiến quý độc giả câu chuyện xứ Miến Điện, một bài học về dân chủ đáng để ý.

Xứ Miến bị mấy ông tướng nắm quyền tuyệt đối hơn nửa thế kỷ, cả thế giới cấm vận, cô lập. Thế rồi có một bà nữ lưu oai phong như Hai Bà Trưng của ta, đứng lên phất cờ khởi nghiã, dằng dai chống mấy ông tướng đến cùng, được sự hậu thuẫn tuyệt đối của dân cả nước, và cả thế giới luôn.

Trong cuộc bầu cử quốc hội 8 tháng 11 năm 2015 [đúng một năm trước cuộc bầu tổng thống Mỹ], đảng của bà đại thắng với 86% phiếu. Theo luật Miến, quốc hội bầu tổng thống, bà bảo đảm sẽ đắc cử tổng thống. Nhưng bà không làm tổng thống được vì Hiến Pháp không cho người có chồng và con quốc tịch nước ngoài làm quốc trưởng [chồng và con bà có quốc tịch Anh]. Bà đưa một đảng viên kỳ cựu lên làm tổng thống, ông này bổ nhiệm bà làm Cố Vấn Quốc Gia Tối Cao, State Supreme Counsellor, kiêm ngoại trưởng, trao hết quyền thực tế cho bà. Ông tướng tổng thống Miến chấp nhận kết quả bầu cử, ra lệnh toàn thể quân đội phục tòng bà. Quân đội chấp nhận sự xắp xếp của bà, ba ông tướng ngồi lại trong nội các của bà, hợp tác chặt chẽ với bà. Dân Miến hả hê vì có được bầu cử tự do và kết quả được tôn trọng. Báo chí hoan ngênh bà và ca tụng quân đội đã chấp nhận dân chủ. Cả nước vui vẻ, thanh bình.

Đây là lần thứ hai đảng của bà đại thắng trong cuộc bầu quốc hội. Lần trước, năm 1990, bà cũng thắng 81% nhưng bị các ông tướng hủy kết quả bầu cử, nhốt bà gần 20 năm.

Lần thứ hai bà đắc cử, các tướng bị áp lực quốc tế mạnh, nhất là từ phiá Mỹ, từ TT Obama và bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton. Miến Điện trong suốt thời gian bị cô lập đã phải dựa vào anh hàng xóm khổng lồ Trung Cộng. Sau mấy chục năm bị ức hiếp, bóc lột đủ kiểu, đành phải ngậm bổ hòn, bỏ TC, theo Mỹ để thoát cấm vận. Và cái giá phải trả do Mỹ đòi hỏi là tổ chức bầu cử tự do và chấp nhận kết quả bầu cử.

Nước Mỹ quá tốt, quá hay, người anh cả của thế giới tự do dân chủ, đại ân nhân của Miến Điện, công đức của TT Obama và bà Hillary phải ghi vào lịch sử Miến.

Bầu cử tự do và tôn trọng kết quả bầu cử là rường cột của chế độ dân chủ. Không có bầu cử hay không tôn trọng kết quả bầu cử thì biến ngay thành loại độc tài cộng hòa chuối chiên [dịch nôm na từ Banana Republic, là danh từ truyền thông Mỹ trước đây dùng để miệt thị các nước độc tài quân phiệt Nam Mỹ, là những xứ chuyên xuất cảng chuối] và chắc chắn sẽ không được Đại Cường Cờ Hoa yểm trợ hay viện trợ gì hết.

Đó là điều tất cả các chính khách, nhà ngoại giao, nhà báo Mỹ đi rao giảng cho cả thế giới. Tất cả những xứ đồng minh nhược tiểu, độc tài, đều bị giảng bài học này đến bùng đầu thôi. Có khi không nghe lời còn mất mạng nữa. Ngay cả VNCH chúng ta cũng không thoát, cứ hỏi hồn thiêng TT Diệm và TT Thiệu thì biết Mỹ đã áp lực hai vị này phải chấp nhận đối lập và bầu cử tự do như thế nào.

Câu chuyện đến đây nghe thật quá tuyệt. Đáng tiếc thay, chưa hết. Chẳng may là nước Mỹ cũng có tổ chức bầu cử chứ không phải chỉ là đi xúi dại các nước khác.

Cuộc bầu vừa qua, bà Hillary thua và ông Trump đắc cử như mọi người đều biết. Ông Trump lên làm tổng thống. Dân Mỹ có hả hê mừng rỡ vì có bầu bán tự do và kết quả được tôn trọng, tất cả phục tòng ý dân, không khác gì tại Miến không? Làm gương cho tất cả các nước độc tài nhược tiểu chăng? TT Obama đã không hủy kết quả bầu cử và bắt nhốt ông Trump mà, phải không?

Đáng tiếc thay, câu chuyện thần tiên của Miến hình như chỉ được áp dụng tại Miến thôi. Sự thật tại Mỹ hơi khác. Sự thật của chính trị Mỹ là... hãy nghe những gì tôi nói, đừng nhìn những gì tôi làm!

Ông Trump lên làm tổng thống thật. Nhưng trầy da tróc vẩy. Hết bị đếm phiếu lại, tới áp lực cử tri đoàn, rồi tố giác Nga giúp gian lận bầu cử, thông đồng với FBI,... Chưa hết. Bà ứng viên thất cử và cả tổng thống mãn nhiệm cổ võ cử tri chống đối, xuống đường biểu tình, đốt phá, tố cáo tổng thống không chính danh, “Not My President”,...

Nhớ lại, thời còn tranh cử, ông Trump tuyên bố nếu bị thua ông sẽ xét lại kết quả bầu cử trước khi chấp nhận. Cả thế giới cấp tiến, dẫn đầu bởi bà Hillary và TT Obama, phùng mang trợn mắt, lên cơn sốc nặng. Trời đất!!! Tay Trump này láo, dám chà đạp lên nền tảng của thể chế dân chủ, dám có ý đồ không chấp nhận kết quả bầu cử, dám phủ nhận lá phiếu của dân?!!! Phải chu di tam tộc! Chắc chắn là do Putin cài vào để phá thể chế dân chủ Mỹ!

Khi tất cả mọi nỗ lực cấm cửa Nhà Trắng thất bại, phe ta quay qua huy động tiêu thổ kháng chiến ngay từ lúc tân tổng thống còn đang tuyên thệ nhậm chức.

Thượng Viện chống đối, câu giờ việc phê chuẩn nội các, đến giờ này vẫn còn hơn nửa tá chưa được phê chuẩn. Cố tình ngăn cản. Nhưng mặt khác, lại hô hoán Trump không làm việc gì hết, vẫn còn cả ngàn chức vụ chưa được thay thế hay bổ xung, so sánh giờ này năm xưa TT Obama đã có đầy đủ nội các rồi. Đúng là chuyện vừa ăn cướp vừa la làng! Nếu phe DC cũng tôn trọng kết quả bầu cử, đối xử với tân TT Trump như CH đã đối xử với tân TT Obama năm xưa thì nội các Trump cũng đã có từ lâu rồi.

Phe ta ngụy biện cho rằng CH đang nắm 52 phiếu, nếu muốn, có thể phê chuẩn hết cả nội các trong hai ngày. Nói vậy là không hiểu gì về thủ tục quốc hội. Thượng Viện Mỹ có thủ tục nghiêm chỉnh, đặc biệt là phải tôn trọng khối thiểu số, cho phép họ có tiếng nói, không phải nắm đa số là có quyền xé hết thủ tục. Thượng Viện Mỹ có “hơi khác” quốc hội của mấy xứ “đỉnh cao”.

Phe ta bây giờ mới phát minh ra cách phá mới. Khi các dân biểu CH về địa phương mình nói chuyện trong các buổi họp gọi là town hall meeting với cử tri, thì phe DC cho cử tri của mình đổ xô đến phá, không cho các dân biểu nói chuyện, rồi chất vấn, rồi hò hét, hô khẩu hiệu, trương biểu ngữ trong khi CNN quay phim cho lên TV ngay, làm bằng chứng cả nớc đang chống CH.

Rồi căn bệnh chống phá lan qua cả các tòa án luôn. Quan tòa bác bỏ lệnh của TT Trump cấm cửa tỵ nạn Trung Đông dựa trên lý luận “pháp lệnh này không chứng minh là sẽ bảo vệ được nước Mỹ chống khủng bố, và cho đến nay, chưa thấy có triệu chứng gì là nước Mỹ sẽ bị khủng bố từ mấy nước bị cấm cửa này tấn công”. Chưa thấy 9/11, chưa đổ lệ. Lý luận của ông toà không che mắt được dân Mỹ. Một thăm dò của đai học cấp tiến số một Harvard cho biết 53% dân Mỹ ủng hộ pháp lệnh của TT Trump. Hiển nhiên là TT Trump đang có hậu thuẫn của... đa số thầm lặng!

Xác định có nguy cơ khủng bố hay không và phòng ngừa bằng cách nào là trách nhiệm và quyền hạn của Hành Pháp. Bây giờ Tư Pháp xiá vào việc Hành Pháp, bác bỏ sự phán xét và quyết định của Hành Pháp. Mai này khủng bố đánh thật thì sao? Tổng thống phải xin toà cho phép phản ứng như thế nào? Người ta có thể tin chắc nếu có khủng bố đánh, TT Trump sẽ nhắc lại tên của TP Robart ngay.

Cột báo này có đề cập chuyện nhân viên Tòa Bạch Ốc xì tin TT Trump cãi nhau với thủ tướng Úc. Bây giờ lại có tin tướng Michael Flynn, người được đề cử làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia đã bị áp lực phải từ chức cũng vì nhân viên an ninh còn sót lại của TT Obama phá, xì ra tin ông đã điện thoại nói chuyện gì đó với đại sứ Nga về vụ TT Obama trục xuất 35 viên chức ngoại giao Nga để trừng phạt việc Nga xiá vào bầu cử Mỹ. Phe DC thì tố tướng Flynn đã điều đình gì đó với Nga, do đó phạm luật vì khi đó ông chưa được chính thức bổ nhiệm. Phải điều tra trước khi Thượng Viện phê chuẩn. TT Trump thì cho biết ông “yêu cầu” tướng Flynn từ chức vì đã báo cáo cuộc điện đàm cho PTT Pence một cách “không đầy đủ”.


Trong vụ Flynn này, nhà báo kỳ cựu Bob Woodward, người đã khui vụ Watergate đánh rớt đài TT Nixon, đã nhận xét: “chúng ta chưa thấy hết toàn bộ câu chuyện”. Có nghiã đây là vụ đấu đô vật chính trị giữa TT Trump và những người chống như phe DC, và các viên chức an ninh tình báo còn lại từ thời TT Obama. Cũng có thể là một cuộc đấu tranh nội bộ trong khối người của TT Trump. Chúng ta chỉ thấy mỏm đá mà không thấy cả khối đá chìm dưới nước, tốt hơn hết không nên bàn thêm.

TT Trump đề cử tướng McMaster thay thế tướng Flynn. Chuyện lạ bốn phương, CNN viết bài tán dương tướng McMaster nức nở. Người đầu tiên trong nội các Trump được CNN ca tụng. Cả Washington Post cũng khen. Tướng McMaster là người được nhìn nhận như một trong các tướng lãnh trí thức và tài giỏi nhất quân lực Mỹ hiện nay. Nhưng đó không phải là lý do CNN và WaPo ca tụng. Thật ra, cái này gọi là TTDC chơi trò... móc giò lái, tặng viên thuốc độc bọc đường. Tướng McMaster cách đây 20 năm khi đó mới là thiếu tá, viết luận án tiến sĩ, dùng cuộc chiến VN làm đề tài. Quan điểm của ông trong luận án là đả kích cấp lãnh đạo Ngũ Giác Đài khi đó đã không chu toàn trách nhiệm, không dám nói khác ý, chống TT Johnson, để ông này lấy nhiều quyết định sai lầm. Một nửa bài viết của CNN là kể lại chuyện này. Thâm ý của CNN và WaPo chẳng tốt lành gì, chỉ là nhắc nhở tướng McMaster nên có can đảm chống lại TT Trump thôi. [Luận án của tướng McMaster được in thành sách tựa là Dereliction of Duty]

Tất cả những hô hào dân chủ, bầu cử tự do, tôn trọng ý dân, thượng tôn pháp luật... mà các chính quyền Mỹ, nhất là các chính quyền của đảng Dân Chủ, vỗ ngực hô hào, quảng bá cho cả thế giới, chỉ là những điều đại cường Mỹ thấy cần thiết và quan trọng, cần áp dụng cho các anh chậm tiến như Miến Điện thôi. Không áp dụng cho Mỹ. Ở Mỹ, tổng thống đắc cử là một chuyện, ta chấp nhận kết quả bầu cử hay không là chuyện khác.

Bây giờ ta nhìn qua truyền thông dòng chính, TTDC.

Toàn thể làng báo hầu như hăng hái đăng ký gia nhập đảng đối lập, đả kích, chống phá tất cả mọi quyết định lớn nhỏ của tổng thống mới, bôi bác tất cả mọi người trong nội các và ban tham mưu. Tới cả tài tử ca sĩ già cũng tham gia nhẩy vào chửi hôi để tên tuổi và hình ảnh lại được lên trang nhất của các báo.

Nhà báo cấp tiến kỳ cựu trước đây làm cho CNN, ông Piers Morgan, đã kể lại mới đây, ông thử đọc tất cả 11 trang bàn về thời sự chính trị Mỹ trên một tờ New York Times, không bỏ một dòng nào. Ông nhận thấy tất cả bài viết về tất cả mọi chuyện, không chừa một chuyện nào, một nhận định nào, tất cả đều công kích TT Trump hết. Ông Morgan xác nhận đó chính là định nghiã của thành kiến phe đảng. Mặc dù ngay sau khi ông Trump đắc cử, NYT đã công khai xin lỗi độc giả là đã quá phe đảng nên không nhìn thấy trước chiến thắng của ông Trump, không nhìn thấy khối cử tri của ông Trump. Hứa sẽ sửa sai. Xin lỗi để lừa độc giả, xong rồi thì đường ta, ta vẫn cứ đi thôi.

Truyền thông dòng chính chưa khi nào say sóng đánh tổng thống như ta đang thấy. Năm xưa, một dân biểu CH tố TT Obama “nói láo”. Cả truyền thnôg nhẩy dựng, đòi ông này xin lỗi vì phạm thượng, dám nói tổng thống là nói láo. Bây giờ thì... tất cả những danh từ kinh khủng nhất đều được mang ra sử dụng: khùng điên, bệnh tâm thần, độc tài, kỳ thị, ngu dốt, lừa đảo, dối trá, gian manh, vô tài bất tướng,...

Nhiều anh nhà báo lên giọng hỏi tại sao TT Trump hung hăng coi truyền thông như “kẻ thù” vậy? Họ quên không tự hỏi tại sao chính họ lại đánh TT Trump tàn bạo vậy? Quý độc giả muốn thử? Xin vào mạng, đọc CNN hay New York Times từ nửa năm nay xem. Quý độc giả nào may mắn tìm ra được một bài nào không đánh Trump, xin phổ biến để mọi người có dịp cùng đọc cho vui. Sẵn dịp, xin đố quý độc giả tìm được một bài đả kích TT Obama. Như vậy tại sao TT Trump lại phải coi báo chí như bạn tâm giao?

Về phiá cử tri của DC, câu chuyện còn lạ hơn nữa.

Phần lớn thành phần chống đối TT Trump là trí thức, sinh viên và giáo sư đại học. Họ đả kích TT Trump là độc tài, phát xít, nhưng nhìn vào các tin tức thời sự gần đây, có vẻ như giới trí thức này mới chính là khối có những hành động độc đoán, hung hãn nhất.

Tại đại học Berkeley cấp tiến hàng đầu, khối sinh viên thiểu số CH tổ chức một buổi nói chuyện cho nhà báo cực hữu, Milo Yiannopoulos. Sinh viên Berkeley phản đối, biểu tình, vác gậy sắt đuổi đánh đám sinh viên CH, đập phá, đốt luôn một lớp học. Đại học Berkeley hủy bỏ cuộc nói chuyện. Bị đả kích mạnh ngay từ các báo cấp tiến nhất nên phải xin lỗi.

Cựu bộ trưởng Lao Động của TT Clinton, Robert Reich, biện luận những người đập phá bịt mặt, mặc áo đen, có thể không phải là sinh viên của trường, mập mờ ám chỉ đây có thể là đám côn đồ do CH thuê đến phá. Câu hỏi là sao ban an ninh trật tự của trường và cảnh sát đứng nhìn, không ngăn cản, cũng chẳng bắt một ai. Tại sao không bắt? Không bắt một tên nào hết thì sao biết chúng không phải là sinh viên của trường? Tại sao chúng lại phải bịt mặt nếu không phải sợ bị nhận diện là sinh viên của trường? Nếu chúng là thành phần du thủ du thực do CH mướn ở bến tàu đến đập phá thì ai biết chúng là ai, cần gì bịt mặt? Mà có tới khoảng 150 tên. Du côn đâu ra nhiều thế?

Dù sao, ai muốn bênh vực sinh viên Berkeley thì bênh, nhưng không có kẻ này khi nhìn thấy các biểu ngữ hoan hô cộng sản của họ.

Những người theo khuynh hướng cấp tiến, tự cho là cởi mở, bao dung nhất, cuối cùng đã lộ mặt thật như những người với đầu óc chật hẹp nhất, chỉ dung túng được những gì nghe mát tai.

Ngay cả vài ông bà tỵ nạn cũng lây bệnh bạo miệng. Ai mà ủng hộ Trump thì được tặng ngay cái mũ “lão già VNCH đần độn”. Cũng tại mấy lão già đó lo đánh VC để giữ nước rồi bị nhốt cải tạo cả chục năm, không chịu học cao hiểu rộng nên đần độn thôi.

Chuyện hiển nhiên không cần bàn là chế độ dân chủ tự do của Mỹ chẳng những cho phép mà còn khuyến khích việc khác biệt quan điểm chính trị và quyền nói lên sự khác biệt đó, cũnh như quyền tranh đấu cho quan điểm khác biệt của mỗi người. Nhưng bất cứ trong chế độ tự do nào thì cũng có phải có những giới hạn. Khi mà một tổng thống được bầu lên, chưa kịp làm gì mà phe đối lập đã hô hào tiêu thổ kháng chiến, chống tất, chống hết, chống đến cùng bằng mọi cách, kể cả giả dối, gian dối, và bạo động thì những người chống đối đó quả là đã đi quá xa, không cần biết gì đến mấy chục triệu người đã bầu cho vị tổng thống này.

Cũng phải thưa với độc giả là kẻ này trước đây đã viết nhiều bài bình luận không nhất thiết là “có lợi” cho TT Trump, trái lại thì đúng hơn. Nhưng đó là khi còn tranh cử trước khi người dân chưa quyết định, tha hồ khen chê. Bây giờ thì đã có bầu cử, kết quả phải được tôn trọng. Cho dù không ưa, không cùng quan điểm, cũng phải tôn trọng ý dân, chấp nhận cho tổng thống mới có cơ hội làm việc. Rồi sau đó tha hồ khen chê tiếp. Chứ tổng thống chưa làm gì đã nhắm mắt đấm đá, e rằng quá mù quáng.

Nhìn xa, đây là những chuyển biến cực kỳ tai hại cho thể chế dân chủ của Mỹ. Khối cấp tiến đang vứt luật chơi dân chủ vào thùng rác để chơi luật rừng, mà không nghĩ đến tương lai nếu họ thắng và phe bảo thủ thua rồi cũng chơi luật rừng lại luôn thì sao.

Ra đến ngoài nước Mỹ, từ giờ về sau, mỗi lần ông Mỹ nào áp lực ông nhược tiểu độc tài tổ chức bầu cử, thì ông nhược tiểu sẽ có câu trả lời rất... vui tai: “Xin quý ông vui lòng tổ chức bầu cử và tôn trọng kết quả bầu cử tại ngay quý quốc, trước khi quý ông dạy bảo chúng tôi nhé!” (26-02-17)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.