Hôm nay,  

Đảng và nỗ lực quảng bá Phản Động

2/12/201700:02:00(View: 7671)
Đảng và nỗ lực quảng bá Phản Động
 
Vũ Thạch@S:

 

"Ngày hôm nay tôi tốt nghiệp loại ưu của trường đào tạo những người đấu tranh do nhà cầm quyền Cộng sản tổ chức!" là lời chị Bùi Thị Minh Hằng tuyên bố sau 3 năm bị bỏ tù vì đòi bảo vệ đất nước. Đây là một bước tiến dài kể từ ngày người phụ nữ yêu nước Trần Thị Hài vạch lằn ranh tiêu chuẩn: "9 tháng tù như một giấc ngủ trưa."

 

Thật vậy, hình ảnh ra tù của chị Bùi Hằng hiên ngang đến độ khiến nhiều người bật lên sự so sánh: Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn thị Kim Ngân, ai hơn ai?

  
blank 
Dĩ nhiên, đầu tiên phải thừa nhận cả 2 đều từng có những tà áo dài rất đẹp! Nhưng sự tương đồng chỉ dừng tại đó. Còn lại là sự khác biệt quá lớn về tâm và tầm.

 

Bên cạnh hình ảnh Bùi Hằng trong nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược bất chấp các trò đàn áp trên đường phố, tại các trại giam, trại tù; người ta chỉ nhớ và còn cười sặc sụa cảnh Kim Ngân hùng hục ném cá trước mặt Tổng thống Mỹ, hay cực kỳ trịnh trọng bái lậy hình Fidel Castro bên cạnh các cô cậu du khách mặc quần đùi, áo thun.

 

Cũng vậy, bên cạnh những câu nói vị tha "Chúng tôi chấp nhận nằm xuống để đất nước đứng lên" của Bùi Hằng, người ta chỉ nhớ những lời hạch hỏi hống hách "Thử hỏi họ đã làm gì cho đất nước?" của Kim Ngân. Trên căn bản cả tâm và tầm, kết quả so sánh đã quá rõ.

 

Nhưng điều đáng hỏi là ai đã cung cấp cho dân chúng nhiều dữ kiện để so sánh như vậy? Ai đã kích động  người dân tìm hiểu về những người mà trước đó ít ai biết đến? Câu trả lời khó chối cãi là chính bàn tay tuyên giáo của đảng, đặc biệt từ khi báo đài chính thức dán nhãn "phản động" cho họ và bắt họ bỏ tù.

 

Chúng ta có nhiều thí dụ tương tự về những "vĩ nhân đời thường" qua cánh cửa tù tội như các chị Cấn Thị Thêu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Thị Thu Hà, hay các anh Lê Văn Sơn, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, .... . Còn những người đã được biết tới về tài năng chuyên môn trước ngày vào tù, thì càng nhận thêm lòng ưu ái, thán phục của nhân dân từ lúc họ bước chân vào tù như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Hữu Vinh, Lê Công Định, Phạm Minh Hoàng, .... 

 

Bên cạnh tác động ngược của đòn bỏ tù đó, các đòn phép khác cũng đang trở thành nỗ lực vinh danh, quảng bá, hay huấn luyện Phản Động:

 

- Trò "mời" lên công an trước đây từng gieo nhiều sợ hãi nay đã trở thành cơ hội. Nhiều người truyền lại kinh nghiệm bản thân: "Hãy để cho công an bắt hay hãy thử qua một lần đối đáp với công an ở đồn là sẽ chia tay dứt khoát với nỗi sợ". Ngược lại, công an tại đồn thì lại kẻ lảng đi nơi khác, kẻ giấu bảng tên, kẻ lấy điện thoại ra vờ gọi để che mặt vì sợ bị Phản Động chụp hình.

 

- Trò len lén gởi giấy phạt hành chính đến nhà cũng có tác động tương tự khi tên tuổi kẻ ký giấy phạt bị cả làng Phản Động đưa tên mạng để vĩnh viễn nằm trong sổ sách cho mai sau.

 

- Trò cho công an bịt mặt đánh lén nơi hoang vắng chỉ làm vô số người "xa lạ trước đó", trên mạng lẫn ngoài đời, đổ xô vào giúp đỡ những người đấu tranh bị hại và gia đình họ, đưa hình ảnh đầy máu me của họ lên mạng, và tô đậm hơn nữa trước quốc tế "Đảng LÀ côn đồ".

 

- Đặc biệt đòn canh cửa nhà (tức đòn "bánh canh") không chỉ trở thành chuyện diễu mà còn là giấy chứng nhận một người hoạt động đã ĐẠT TIÊU CHUẨN, đủ để đảng phải lo ngại. Ai chưa bị ăn bánh canh thì chưa được xem là "tốt nghiệp" hay chỉ mới thuộc loại "nghiệp dư".   

 

Ngay cả mối lợi mà lãnh đạo đảng vẫn thường khai dụng - dùng các tù nhân Việt làm đồ mặc cả trong các thương lượng quốc tế - đều đang trở thành thuốc độc cho đảng. Ngay tại chỗ, màn dùng chính dân mình làm hàng đổi chác chắc chắn chứa đựng sự khinh bỉ cùng cực của chính phủ các nước đối với lãnh đạo Việt Nam. Nó chính là lời thú nhận: lãnh đạo đảng giam cầm tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm vì không dám đấu lý với họ để toàn dân lựa chọn. Sự thú nhận này sẽ tích lũy vào hồ sơ tội ác của đảng nói chung và của từng nhân vật lãnh đạo CSVN nói riêng, cho các tòa án dân tộc và quốc tế trong tương lai.

 

Tại điểm này, không ai nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng còn đủ sáng suốt để nhìn ra vấn đề. Nhưng không lẽ ông Đinh Thế Huynh, người sắp thay thế ông Trọng, cũng chỉ biết cắm đầu làm theo bài bản chỉ dạy của Bắc Kinh? Vẫn không thấy giới hạn và mức tai hại của những trò bạo hành - tai hại cho chính đảng CSVN?



Reader's Comment
2/13/201701:11:28
Guest
Một ngày gần đây đất nước ta sẽ cùng nhau hiên ngang bước vào nhà tù vế nếu ngày đó đến thì toàn dân ta sẽ được giải thoát.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngược lại, những biến cố dồn dập đủ loại trong COVID-19 mở ra cuộc đấu tranh chính trị mới: đòi quyền được sống còn, có thuốc trị cho tất cả, đi lại an toàn, đó là một cái gì thiết thực trong đời sống hằng ngày và không còn chờ đợi được chính quyền ban phát ân huệ; nó khiến cho người dân có ý thức là trong các vấn đề nội chính, cải tổ chế độ là cần ưu tiên giải quyết. Người dân không còn muốn thấy vết nhơ của Đồng Tâm hay tiếp tục qùy lạy van xin, thì không còn cách nào khác hơn là phải có ý thức phản tỉnh để so sánh về các giá trị tự do cơ bản này và hành động trong gạn lọc. Tình hình chung trong việc chống dịch là bi quan và triển vọng phục hồi còn đấy bất trắc. Nhưng đó là một khởi đầu cho các nỗ lực kế tiếp. Trong lâu dài, dân chủ hoá là xu thế mà Việt Nam không thể tránh khỏi. Cải cách định chế chính trị và đào tạo cho con người để thích nghi không là một ý thức riêng cho những người quan tâm chính sự mà là của toàn dân muốn bảo vệ sức khoẻ, công ăn việc làm
Trong vài thập niên vừa qua, giải Nobel Hòa Bình và Văn Chương được xem là một tuyên ngôn của ủy ban giải Nobel về các vấn đề thời cuộc quan trọng trong (những) năm trước và năm 2021 này cũng không là ngoại lệ. Giải Nobel Văn Chương năm nay được trao cho nhà văn lưu vong gốc Tazania - một quốc gia Châu Phi, là Abdulrazak Gurnah "vì sự thẩm thấu kiên định và bác ái của ông đối với những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong vực sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa". Cũng vậy, giải Nobel Hoà Bình đã dành cho hai ký giả Maria Ressa của Phi Luật Tân và Dmitry Muratov của Nga "vì những nỗ lực bảo vệ sự tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và sự hòa bình lâu dài". Ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy còn nói thêm rằng, "họ đại diện cho tất cả các ký giả đang tranh đấu cho lý tưởng này, trong một thế giới mà nền dân chủ và tự do báo chí đang đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi" và cho "nền báo chí tự do, độc lập
Sau đó, sau khi “phát khóc” và lau nước mắt/nước mũi xong, bác Hồ liền thỉnh ngay bác Lê về thờ nên mới có Suối Lê Nin (với Núi Các Mác) cùng hình ảnh – cũng như tượng đài – của cả hai ông trưng bầy khắp mọi nơi, để lập ra một tôn giáo mới, thay thế cho Phật/Chúa/Thánh Thần/Ông Bà/Tiên Tổ ... các thứ.
Sự nghiệp chính trị của đại đế Nã-Phá-Luân chẳng liên hệ gì nhiều đến Trung Quốc nên không biết tại sao ông nổi hứng tuyên bố một câu bất hủ mà giờ này có giá trị của một lời tiên tri “Hãy để Trung Hoa ngủ yên bởi vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.” Vào tháng 03/1978 có một sự kiện ít được biết đến nhưng bắt đầu lay thức gã khổng lồ Trung Quốc khi một hợp tác xã nông nghiệp ở Phúc Kiến xin phép được giữ lại phần sản xuất vượt chỉ tiêu để khuyến khích nông dân hăng hái làm việc. Đây là giai đoạn trước Đổi Mới nên viên thư ký đảng bộ của hợp tác xã bị phê bình kiểm điểm. Chỉ 8 tháng sau đó vào cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải tổ và mở cửa nền kinh tế. Đề nghị nói trên của hợp tác xã được mang ra thử nghiệm với kết quả sáng chói nên viên thư ký đảng được ban khen.
Sau 10 năm ra sức Xây dựng, chỉnh đốn hàng ngũ để bảo vệ đảng không tan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thừa nhận: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, thì người Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đã được một lá bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hãi hay niềm tin vào sự suy tàn của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một lá bài tốt cũng có thể thua, nếu chơi tệ. Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh đại cường với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các phép ẩn dụ trong lịch sử để giải thích tình trạng cạnh tranh ngày càng sâu sắc. Nhưng trong khi nhiều người dựa vào sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một ẩn dụ lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Thế chiến thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong rằng cuộc chiến Balkan lần thứ ba là ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra rằng, các cường quốc bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người.
“Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân chúng ta và cho cả hành tinh này là lật ngược lại toàn bộ suy nghĩ ấy. Pema Chodron đã chỉ cho chúng ta thấy mặt cấp tiến của đạo Phật.”
Năm 1964, anh Phạm Công Thiện được mời vào Sài Gòn để dạy triết Tây tại Viện cao đẳng Phật học vừa được mở tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh sau này), tôi được anh cho đi theo. Tôi nhớ anh đã dẫn tôi đến thăm Bùi Giáng vào một buổi chiều, trong một căn nhà ở hẻm Trương Minh Giảng, căn nhà rất ẩm thấp, chật hẹp, gần như không có chỗ cho khách ngồi.
Cố nhớ kỹ lại, tôi vẫn không nghĩ ra là tôi đã gặp thầy Phước An lần đầu vào dịp nào (dĩ nhiên là ở Vạn Hạnh, trong năm 1972, nhưng trong hoàn cảnh nào?). Chỉ nhớ rằng quen nhiều và thân với thầy lắm. Phòng 317 Nội Xá Vạn Hạnh là phòng ở của quý thầy trẻ, là những người tôi rất thân, và đây là một phòng mà tôi có thể ra vào bất cứ lúc nào.
Ba bà Mai kể trên thuộc hai thế hệ. Cả ba đều đã trải qua một kiếp nhân sinh mà “phẩm giá” người dân bị chà đạp một cách rất tự nhiên.” Nếu may mắn mà “CNXH có thể hoàn thiện ở Việt Nam” vào cuối thế kỷ này, như kỳ vọng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chả hiểu sẽ cần thêm bao nhiêu bà Mai phải (tiếp tục) sống “với tâm thức khốn cùng” như thế nữa?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.