Hôm nay,  

Những anh hùng thấm mệt

20/01/201706:25:00(Xem: 8872)
Câu chuyện cuối năm. LES HEROS SONT FATIGUES
 
Những anh hùng thấm mệt
 
Giao Chỉ, San Jose
 

Câu chuyện thứ nhất "Trung tướng Ngô Quang Trưởng"

                          C:\Users\Giao Chi\Desktop\5.jpg

 
Cuối năm Bính Thân, đọc trên Net có những lời sau đây, chợt thấy buồn phiền.
 

1)  Nguyên văn như sau.

-Trong Tập San Y Sĩ Canada (nổi tiếng chống CS), số 154, trang 12, BS Nguyễn Lưu Viên, 1 trí thức người Nam, cựu Tổng Trưởng đă có nhận xét về Ngô Quang Trưởng như sau :  
Trưởng thúc thủ, bỏ thuộc hạ, lội chập chũm ra tầu biển." Danh Tướng này bị Thiệu giam ở bộ Tổng Tham Mưu "" Ranh Tướng này đă bỏ hết thuộc hạ, lội bì bõm ra biển, ngửa tay xin nhờ tầu Mỹ vớt. Trưởng đă được Tướng Kỳ cứu tử, ngưng y quên ơn cứu tử ngay.  
 

Đối với anh em cựu chiến binh cao niên chúng tôi, ông Trưởng vừa là sĩ quan cao cấp, vừa là niên trưởng, cùng khóa Cương Quyết , chúng tôi vẫn có phần kính trọng. Nay nghe bác sĩ Nguyễn Lưu Viên phê phán như thế, xem ra cũng buồn phiền. Sở dĩ phải quan tâm vì Bác sĩ Viên vốn là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng văn hóa giáo dục thập niên 60. Bèn gửi thư hỏi thăm bác sĩ Thân Trọng An bên Canada, hiện đang phụ trách tờ báo liên hệ.  
 

2) Bác sĩ An gửi qua bài viết nguyên văn của bác sĩ Viên như sau:

"Nhơn dịp này tôi cũng muốn kiểm lại một việc mà tôi đã viết về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng: Một danh tướng quốc tế là tướng Norman Schwarzkopf,  (Người anh hùng đã chiến thắng "The Golf War dưới thời tổng thống Bush bố) mà ca tụng cái tài của một tướng VNCH như vậy là hết lời, Thế mà rồi, rốt cuộc, binh nghiệp của tướng VNCH ấy đã phải kết thúc trong cảnh thúc thủ khóc hận, bỏ thuộc hạ lội chập chũm ra tàu biển, chỉ vì một lệnh rút lui bỏ Quảng trị, bỏ Huế" Rồi khi triệt binh được nửa chừng thì một phản lệnh phải giữ Huế với bất cứ giá nào của ông tổng thống VNCH."
 

3) Đọc được nguyên văn nhận xét của bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, tôi hiểu rằng cá nhân bác sĩ Viên biết chuyện và có phần thông cảm về hoàn cảnh của tướng Ngô Quang Trưởng. Phần bình luận viết thêm về ông Trưởng là do vị bác sĩ ở bên Pháp. Vị này có lẽ cũng chỉ nghe nói nên viết ra những lời cay đắng. Xin nhắc lại như sau.  " Danh Tướng này bị Thiệu giam ở bộ Tổng Tham Mưu " Ranh Tướng này đã bỏ hết thuộc hạ, lội bì bõm ra biển, ngửa tay xin nhờ tầu Mỹ vớt. Trưởng đã được Tướng Kỳ cứu tử, nhưng y quên ơn cứu tử ngay.
 

4)Tôi xin có ý kiến: Huyền thoại anh hùng của tướng Ngô Quang Trưởng là chuyện có thực. Suốt một đời chinh chiến, ông Trưởng hết sức kín tiếng. Bài báo nói về chuyện bỏ Huế, bỏ vùng 1 cũng không phải ông Trưởng là tác giả. Ông nhà báo gốc hải quân cùng với Nguyên Sa ngồi hỏi chuyện ông Trưởng rồi phóng tác. Năm xưa Asia thu hình trên DC tôi hỏi chuyện ông Truởng, ông chỉ cười và nói rằng chẳng cần mình xác làm gì. Những giờ phút đau thương nghiệt ngã của mặt trận Vùng 1 và vùng 2 là thảm kịch của các vị tư lệnh quân đoàn, của toàn quân và của cả đất nước. Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Vùng 2 và trung tướng Ngô Quang Trưởng, Vùng 1 vào năm 75 nếu nói thẳng với vị tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu xin từ chức. Nếu thưa rằng, tổng thống chỉ thị cho chúng tôi quyết tâm ở lại chiến đấu, xin nhận lệnh thi hành. Nếu ra lệnh triệt thoái trong hoàn cảnh này xin giao cho người khác. Nhưng với trên 20 năm quân vụ, sống trong quân kỷ, các vị chiến binh đeo sao đã không biết nói không với thượng cấp. Ông Phú tự vẫn trước khi tướng Minh tuyên bố đầu hàng. Ông Trưởng hoàn toàn im lặng suốt cuộc đời di tản lưu vong. Dù quê ở Bạc Liêu nhưng ông sống chết cả đời chinh chiến với miền Trung. Khi ông ra đi, di hài được phu nhân trải tro trên đèo Hải Vân. Trên đỉnh núi cao của giữa miền đất Quảng, nhìn về phương Bắc năm 1972 nơi ông chỉ huy hàng ngàn lính Dù và Thủy quân Lục chiến hy sinh để cắm lại ngọn cờ trên Cổ Thành Quảng Trị. Nhìn về phương Nam, năm 1975 nơi thảm kịch xảy ra trên bãi biển Đà Nẵng, đưa đến ngày chấm dứt cuộc chiến tranh.
 blank

 
Khi tôi viết lại những hàng chữ này, ngồi trên lầu hai của Việt Museum. Trước mặt là bản đồ quân sự hành quân của Vùng 1 và trên bàn có lá cờ phủ quan tài ông Trưởng. Hoàng hôn xuống dần vào một buổi chiều giông bão cuối năm âm lịch. San Jose History Park bắt đầu chuẩn bị đóng cửa. Tôi nhớ lại 42 năm trước những kỷ niệm đau thương ở Cam Ranh. Phụ tá cho tướng Trang, chúng tôi từ Tổng Tham Mưu ra đón và tái tổ chức quân đoàn 1 và 2. Nhưng lúc đó tướng Trang đã bay vào miền Nam.Tướng Diệp Quang Thủy qua bên Hải Quân. Đại tá Huy, của sư đoàn Nhảy Dù về lại Sài Gòn với lính Mũ đỏ. Đại tá Mai Duy Thưởng chỉ huy bán đảo Cam Ranh cũng suôi Nam bằng đường biển. Quay đi quay lại chỉ còn tôi và đại tá Trường ở lại Cam Ranh.Tướng Nhựt, sự đoàn 2 trên đoàn tàu di tàn từ miến Trung ghé Cam Ranh cho biết ông Trưởng đang nằm dưới tàu hải quân. Máy bay C47 của đại tướng Cao Văn Viên từ mây trời hải đảo liên lạc xuống có lệnh đón vị tư lệnh vùng 1. Ông Trưởng từ chối xin ở lại tàu hải quân về cùng lính Thủy quân Lục chiến.Tôi báo cho C47 bay về Sài Gòn. Sau đó chúng tôi gần như là người cuối cùng di chuyển qua bên hải quân để theo tàu về Phú Quốc.
 
Tiếp theo vào những ngày Sài Gòn bị vây hãm, trung tướng Đôn lên nhận chức vụ tổng trưởng quốc phòng đã ra lệnh phạt một số các vị tướng lãnh trách nhiệm tại Vùng 1 và 2. Các vị này phải tập trung tại câu lạc bộ Tổng tham Mưu để viết báo cáo. Nhưng riêng tướng Phú và tướng Trưởng nằm tại Tổng y Viện Cộng Hỏa. Ngày 29 tháng tư-1975 quý vị tổng thống, thủ tướng và tổng tham mưu trường đã ra đi. Phía Hoa Kỳ hết sức lưu tâm muốn các vị tướng lãnh còn lại sau đây được di tản. Tướng Kỳ có trực thăng riêng và đã biết rõ lộ trình. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, vị tham mưu tưởng liên quân cuối cùng, và 2 vị tư lệnh quân đoàn là tướng Ngô Quang Trưởng và tướng Phạm Văn Phú. Ông Phú từ tổng y viện về nhà uống thuốc độc tự vẫn. Từ những ngày trước, trung tá Nguyễn Đình Bá chánh văn phòng ông Khuyên đã được lệnh đưa gia đình ông Khuyên và ông Trưởng qua bên Dao để di tản.Trưa ngày 29 tháng tư, ông Kỳ bay vào Tổng Tham Mưu để hỏi thăm tin tức. Tướng Khuyên cho biết hoàn toàn hết hy vọng. Trước khi rời tổng tham mưu bay đi, ông Kỳ kéo theo ông Trưởng. Nếu tướng Trưởng không lên trực thăng của ông Kỳ thì chắc chắn phía bên Dao sẽ cho người hối thúc ông Khuyên và ông Trưởng ra đi bằng được nội trong đêm 29 tháng tư. Nếu ông Phú không tự vẫn thì chắc chắn cũng được phía Hoa Kỳ cho người đến tận nhà để yêu cầu di tản.
 
Chúng tôi là những người nhân chứng còn lại để ghi những sự kiện chính xác nhất đặc biệt về tướng Ngô Quang Trưởng. Không có chuyện ông Trưởng xin tàu Mỹ vớt tại Đà Nẵng. Ông không bị giam tại TTM và không có chuyện ông Kỳ cứu ông Trưởng nên phải mang ơn. Ngoài sự hiểu biết cá nhân, hiện nay vị phi công trực thăng của ông Kỳ ở cùng khu mobil home với chúng tôi. Các chánh văn phòng và sỹ quan tùy viên của tướng Khuyên vẫn còn liên lạc, Những trang quân sử chúng tôi ghi lại về những ngày 30 tháng tư và toàn bộ cuộc chiến sẽ     là những tin tức chính xác để quý vị quan tâm được biết. Bao nhiên chiến hữu cao niên của chúng tôi biết chuyện phải quấy trong chiến tranh đều đã ra đi.


 

Câu chuyện thứ hai. Khóa Cương Quyết.

Năm 1953 và 1954 là những năm quân trường Thủ Đức và Đà Lạt đào tạo các khóa sĩ quan trừ bị được mang tên Cương Quyết. Khóa Cương Quyết chính có 2 người mà chiến hữu thường biết tiếng.Trung tá Nguyễn Mộng Hùng tức Hùng xùi, Bắc Kỳ vẫn còn sống tại San Jose. Ông ở lại đi tù cộng sản trên 10 năm và vẫn nổi tiếng là người nói rất nhiều chuyện hấp dẫn. Nói đến Ngô Quang Trưởng ông luôn luôn ghi nhớ. Trưởng ngủ giường trên, moi nằm dưới. Người thứ hai của khóa chính là trung tướng Ngô Quang Trưởng. Ông Trưởng di tản 1975, góc Nam Kỳ, rất ít nói và ngày nay đã qua đời. Sau khóa Cương Quyết chính là đến khóa của chúng tôi. Khóa Cương Quyết phụ. Năm 1972 ông Trưởng là tư lệnh quân đoàn 1 chỉ huy trận tái chiếm Quảng Trị. Một sự tình cờ đặc biệt có 3 đại tá chỉ huy 3 lữ đoàn TQLC và Nhảy dù đánh trận Quảng Trị. Cả 3 đều là SVSQ khóa Cương Quyết 2 của trường Đà Lạt. Trần Quốc Lịch, nhảy dù. Ngô Văn Định và Phạm Văn Chung của TQLC. Ông Trưởng đã ra đi nhưng các anh em Cương Quyết đánh trận Quảng Trị may mắn thay vẫn còn đang đợi chờ. Tất cả đều là anh hùng thấm mệt. Hàng ngày lên Net toàn thấy chuyện trời ơi đất hỡi. Các vị tổng thống đã ra đi. Tư lệnh quân đoàn thời kỳ 75 chẳng còn ai. Người biết không nói. Người nói không biết. Đất tự do sinh ra một đám  người chuyên chụp mũ chửi bậy. Ca dao có câu rằng. Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay. Các cậu viết tin tức thường phong thần quân ta quá mức. Rồi thì các tay chửi bới cũng toàn chụp mũ bá láp. Không đâu vào đâu. Riêng anh em chúng tôi vẫn nắm tay nhau trong tình chiến hữu. Năm 2004 Khóa Cương Quyết số 2 tổ chức 50 năm họp khóa ngậm ngùi, Giao Chỉ làm được bài thơ kỷ niệm. Tưởng rằng 10 năm sau họp mặt 2014 ghi dấu 60 năm còn khả quan hơn, sẽ làm thêm bài thơ ngon lành. Bây giờ đã quá 60 năm dài mới biết ngày mai không hơn được hôm qua. Xin gửi đến các bạn bè bốn phương bài thơ cũ kỹ cuối cùng của một thời oanh liệt. Xin tưởng niệm bạn cùng khóa chính và khóa phụ Cương Quyết Thủ Đức Đà Lạt 1953-1954. Những liệt sĩ đã ra đi và các anh hùng mỏi mệt còn ở lại...
 

C:\Users\Giao Chi\Desktop\Hoi truong Dan sinh.jpg


Bài ca họp khóa.
 
Giao Chỉ, San Jose.
 

Lời nói đầu: Tác giả là đại tá Vũ Văn Lộc, sinh viên sỹ quan khóa Cương Quyết 2 Võ Bị Liên quân Đà Lạt 1954. Sáng tác nhân dịp 50 Năm Họp Khóa Ngậm Ngùi (1954-2004) vào tháng 3-2004 tại Orange County, California.
 

Thưa chư liệt vị.
Khóa chúng tôi đây. Dở giăng , dở đèn. Môn chẳng ra môn, khoai chẳng ra khoai. Cầm giấy khai sinh Thủ Đức, chẳng phải đấng sinh thành. Công ơn dưỡng dục mẹ nuôi, đàn con nhớ về Đà Lạt.
 
Năm hai mươi tuổi, anh đi quân đội. Ngày vào trường, năm Năm Mươi bốn. Tổ quốc còn đủ hai đầu Sài Gòn-Hà Nội. Khi mãn khóa ngày Một Tháng Mười. Genève cưa đôi đất nước, chia ra hai mảnh Bắc Nam.  
Đang thụ huấn, Điện Biên Phủ, Tây kéo cờ hàng. Trong quân trường, điểm trung bình, đôn lên hai nấc. Lúc quỳ xuống, vẫn còn là sinh viên sĩ quan. Khi đứng lên, có anh chỉ còn cặp lon trung sĩ. Chân dậm đất, tay đấm ngực, miệng kêu trời.

Rồi sau cùng, Dù lính dù quan, cũng chia nhau mà về đủ các vùng chiến thuật. Anh đội mũ đỏ nhảy dù, tôi về mũ xanh lính thủy. Đi tới đi lui cũng quanh quẩn Cà Mâu-Bến Hải. Sáu mười phần trăm lấy vợ Nam Kỳ… Bỏ lại nửa mối tình đầu Hà Nội.
 
 Hai mươi mốt năm, chinh chiến ngược suôi. Anh đi tàu suốt, tôi ốm yếu xanh xao…Nhận sổ quân y ba mươi ngày tái khám.  Người lên lon lá huy hoàng, ngực đỏ huân chương cứu quốc. Có cậu lả lướt dăm bảy mảnh tình. Có anh hiền lành, giữ mãi tơ duyên một chỗ.
 
Vào cuộc chiến, tôi đánh Bình Xuyên…Xuống miền Tây, ông vây Hòa Hảo. Vào trận Mậu Thân, bị đánh phủ đầu, Quân ta đã huy hoàng đứng dậy. Mùa Hè đỏ lửa, bị địch quân đập trúng ngang lưng, Mà sao lính Cộng Hòa vẫn còn gân mạnh mẽ phi thường. Từ Bình Long anh dũng, Nguyễn Kiếm Diệm gan lỳ ngồi trên nóc hầm, đội pháo, ăn cơm. Cho đến khi vào Hạ Lào gian khổ, Ngô Lê Tĩnh đái một bãi trên đất Tchepone, theo đúng lệnh quân hành ông Thiệu.
Nhưng chiến tranh đâu phải chuyện đùa. Nhất tướng công danh thành vạn cốt khô. Giữa chốn sa trường Quảng Trị, Xuân Phan đền xong nợ nước. Trong hầm hành quân Hạ Lào,  Văn Hiền tự sát hiển linh.
Rồi có lệnh hạ thành Quảng Trị. Nhảy dù Quốc Lịch thay quân cho mũ xanh Ngô Định lên phiên. Hào khí ngất trời.
Cho đến ngày trời sầu đất thảm tháng Tư Đen. Đỗ Đình Vượng dẫn trung đoàn về đồn trại thân yêu. Ngước nhìn trời Lai Khê thấy cay cay khóe mắt. Người ngậm tăm, súng đeo vai buồn bã. Ngồi ăn trưa với ông Tư Lệnh cơm nuốt không vô. Miếng vải trắng ai đã treo trên nóc ngọn cờ. Lê Nguyên Vỹ đi một đường tự sát. Đỗ Vượng bèn cho quân lính hồi hương để sĩ quan Cương Quyết xếp hàng, vào tù cải tạo. Riêng mình Nguyễn Đình Duy tự kết liểu cuộc đời cùng với thành Sài Gòn sụp đổ.
 
Kính thưa chư liệt vị, Khóa chúng tôi đây, Khóa di cư chạy loạn, từ Bắc vào Nam…cùng với nhân dân đã kiến tạo hai nền Cộng Hòa…và hai mươi mốt năm xây nhà, dựng nước. Paris ký Hiệp Ước Hòa Bình, Nguyễn Thế Nhã đón tù binh Nghiêm Kế trở về bến sông Thạch Hãn.Tưởng rằng phen này trong ấm ngoài êm. Chẳng hiểu vì sao, chỉ một tháng trời oan nghiệt, quân cán chánh chạy dài từ dọc xuống ngang…để anh em chúng tôi cũng phải chia phần, làm tan đàn xẩy gánh. Đám nhanh chân chạy thoát khá nhiều, người ở lại chịu đọa đày cũng lắm. Bước chân đi mặt còn ngoảnh lại, phía chân trời xiềng xích trông theo. HO qua Mỹ, tổn thất quá phần ba. Gặp lại anh em vừa yếu lại vừa già. Hai mươi mốt năm chinh chiến đã trôi qua. Thêm hai mươi chín năm cải tạo cộng với lưu đày. Là vừa đủ năm chục năm tròn gian khổ. Vì vậy nên mới có hôm nay, tháng Ba năm Lẻ Bốn. Chúng tôi về đây, dành lại một ngày cho Năm Mươi Năm Họp Khóa Ngậm Ngùi. Để đếm đầu người, xem anh em, ai còn, ai mất. Ba trăm chàng trai đất Bắc, giờ đây chỉ còn lại bảy chục bác cao niên. Già thật là già. Lão ơi là lão. Nước mắt đã khô rồi. Gặp nhau chỉ cười thôi. Chẳng phải lần đầu, nhưng biết đâu đây sẽ là lần cuối. Sợ thì ông đếch sợ, nhưng buồn thật là buồn.
 
Thưa quý vị.
Bầy ong thợ về già sẽ bay đi bốn phương trời trong cuộc hành trình vĩnh biệt. Nhưng con cá Hồi suốt đời vùng vẫy biển khơi vẫn phải trở về họp bạn ở nơi nguồn gốc. Khóa chúng tôi không phải lũ ong chơi xong rồi bỏ cuộc. Chúng tôi là những con cá Hồi lương thiện, năm mươi năm trở về tìm lại anh em.
 

Vì vậy nên có thơ rằng

Hai mươi năm tuổi trẻ, hai mươi năm chiến chinh. Hai mươi năm tù ngục. Hai mươi năm điêu linh.
Năm bảy lăm tiền kiếp. Tháng tư đuổi sau lưng. Mang tuổi đời chồng chất, cùng vượt thác băng ngàn.
Tuổi hoa niên cắt ngắn. mái tóc bạc dài thêm. Tay nắm tay cằn cỗi. Lòng mở rộng tấm lòng.
 Năm mươi năm hội ngộ. Một thế kỷ vừa qua. Hoa mai vàng nở sớm. Gặp nhau những muộn màng..

Giao Chỉ San Jose.. C:\Users\Giao Chi\Desktop\_TVL4561small.png






Ý kiến bạn đọc
21/01/201716:00:34
Khách
Các Bác đừng buồn ! Quá khứ Việt nam đau lòng bao nhiêu thì trong tương lai sẽ tăng gấp bội vì tuổi trẻ bây giờ được đào tạo phải biết tự lâp! Sống hôm nay không cần ngày mai, sống cho ta mà thôi, hai chữ (Quê Hương và Tổ Quốc nghe sao lạ quắt và xa vời) Chỉ cầu mong Thưọng Đế thương tặng cho tuổi trẻ Việt trái tim yêu Quê Hương Dân Tộc là hạnh phúc cả đời người !
21/01/201715:27:53
Khách
Xin tiếp lời ông Nguyễn Huân, ông Lộc nên viết thế này thì mới có thể đúng hơn: "Les Héros sont fatigués" vì từ Fatigue ông viết là danh từ . Xin ông đại tá sửa lại cho. Cám ơn ông.
21/01/201715:09:43
Khách
Ông Lộc thân mến,
Như ông đã viết: "Khóa chúng tôi đây. Dở giăng , dở đèn. Môn chẳng ra môn, khoai chẳng ra khoai..." Ông viết rất đúng vì trong bài viết này ông thích dùng tiếng Pháp và tiếng Anh (thay vì tiếng Việt) để nói lên cái biết "dở giăng, dở đèn " của ông, nhưng cả hai ông đều viết sai (Héros chứ không phải Heros, Gulf chứ không phải Golf). Lần sau ông nên viết toàn tiếng Việt thì hay và dễ đọc hơn. Xin cám ơn ông cựu đại....tá..
21/01/201702:41:08
Khách
Kính trọng các bác, các chú đã hy sinh nhiều cho đất nước VN.
21/01/201702:22:47
Khách
Chỉ cần thực hiện " cú nhứ " chứ Cố Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu không cần phải đi đâu cả , ngài cứ ngồi uống rượu ở BTTM thì " Bắc Việt " cũng chẳng dám xuất quân. Còn nếu BTTM và Tổng thống cho phép Cố Trung Tướng ra tay thì phe Võ Nguyên Giáp sẽ quy phụng Cờ Vàng đồng nghĩa với VNCH đã là một cường quốc!...
21/01/201701:03:38
Khách
Chiến dịch Linebacker chỉ thắng về mặt quân sự nhưng hoàn toàn thất bại về mặt binh pháp . Binh pháp " Cây gậy và củ cà rốt " kém xa binh pháp " khổ nhục kế " và " hồi mã thương " . Lúc ấy, các sỹ quan " tập kết " chỉ huy pháo cao xạ đã hiểu rõ là họ phải đầu hàng , còn các " Sỹ quan Nam Việt " thì chở bom trút hết xuống Quãng Trị nơi đồng không nhà trống - Sự kiện này không có gì là bí mật.

Nhìn vào cuộc chiến Triều Tiên, cuối 1953 Khrushchyov được lệnh phải tiến vào biển Đông qua lá bài " Chủ nghĩa xét lại " . Năm 1956 , Mao tiến chiếm đảo Phú Lâm . Nội các của cố TT Nguyễn Văn Thiệu chắc chắn sẽ đặt nhiều dấu hỏi là điều dễ hiểu... Nhưng Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là người thích nghiền ngẫm bản đồ Thế giới nên việc xử lý " cuộc chiến Hoàng Sa " là một điều.... vô cùng đáng tiếc khi trong binh pháp cũng có câu " Một cú nhứ bằng ba cú đấm " ...." Bắc Việt" đã không dám tấn công miền Nam nếu " Cuộc chiến Hoàng Sa " được xử lý tốt.
20/01/201723:56:23
Khách
" ...Quyết định cuối cùng " đang ở trước mắt ...Ai phạm SAI LẦM lần này sẽ phải " gánh đủ và trả đủ " ! ....
20/01/201723:46:29
Khách
Kính gửi Bác Lộc ,
" Cuộc chiến Hoàng Sa " đã quyết định ...số phận miền Nam hết rồi ! Các Chú Bác có trung thành với Tổ Quốc , cùng lý tưởng với Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng không thể kiềm nổi ....Xa hơn nữa ,ám sát được Cố TT Ngô Đình Diệm và hạ bệ Võ Nguyên Giáp thì " họ " đã cầm chắc " thắng lợi phản quốc " ! ...
20/01/201717:21:59
Khách
Nguyễn lưu Viên. " Viên bi" này có lẽ giỏi nịnh bợ , chạy chọt nên nội các nào cũng có mặt - từ nội các Trần Văn Hương, nội các Nguyễn Cao Kỳ đến nội các Trần Thiện Khiêm .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.