Hôm nay,  

2 Con Giáp

1/19/201700:00:00(View: 6661)

Email trong nhóm ở sở của Hùng năm nào cũng rôm rả lời chúc tụng khi năm mới đang đến. Nhóm của Hùng cũng độ hơn 60 người. Tính theo màu da thì nhóm có 3 sắc dân chính: da trắng, Ấn Độ và Á Châu (nghĩa là Trung Hoa và Việt Nam).

Năm Tây thì chúc Happy New Year. Năm ta thì chúc Happy New Lunar Year. Cứ thế thì chẳng có gì để phải nói. Có lần vào dịp năm ta, có bạn đồng nghiệp da trắng gửi ra lời chúc “Happy Tet” đến mọi người trong nhóm. Thế là emails bắt đầu "xẹc" qua, "xẹc" lại.

Chẳng là vì các đồng nghiệp người Hoa, hoặc gốc Hoa, lúc nào cũng muốn toàn thế giới xem là ngoài lời chúc Happy Lunar New Year, thì chỉ có Happy Chinese New Year mới đúng là chính thống!

Gặp mấy anh bạn người Việt, hoặc gốc Việt, lại cứ tỉnh bơ vờ đi cái "chính thống" và cứ… “Happy Tet” với tất cả đồng nghiệp nam thanh, nữ tú trong sở.

Phải nói là trong tương quan Mỹ-Việt trong cái xui lại có cái may. Qua vụ Tết Mậu Thân 1968, sử sách và báo chí của Mỹ ghi là Tet Offensive, thì chữ Tet đã "tự động" dính liền với những ngày đầu năm âm lịch của người Việt.

Theo kiểu nói của phe ta, thì "xương máu lắm" chữ Tet (=Tết) mới đi vào lịch sử của xứ cờ hoa. Và mấy anh Chinese có muốn áp đặt cái Chinese New Year làm "mẫu mực" thay cái Tết của Việt Nam tại Mỹ thì cũng... No way, José!

Giữa những emails nhắc khéo các "ưu việt" của Trung Hoa lại có anh bạn trẻ Việt Nam “ngu ngơ” gửi email chào đón: Welcome to America, folks. This is the land of the free and the home of the brave!

Bằng một message giản dị, anh bạn trẻ đã "vỗ” nhẹ một cú vô mặt mấy người anh em nước lớn: Ở xứ Mỹ này, giá trị chẳng nằm nơi vài ngàn năm văn hiến hay nước lớn, nước bé gì cả. Mà nơi đây giá trị là tự do và can đảm, mấy bạn!

Message “chào mừng” kiểu này làm mấy anh bạn Chinese bị khựng. Các anh này nếu có bực mình và khiếu nại với human resources (phòng nhân viên) của sở thì cũng chẳng làm được cái thể… chế gì cả vì câu nói đó là một phần trong bài quốc ca của Hoa Kỳ.

Nhưng sure là các anh gốc Đại Hán, kiểu chauvinism nước lớn, thì dễ cảm thấy như bị móc họng. Thì… So, what? Bên Mỹ này, trong sở làm, mới nhìn thì xem ra như rất tự do, ai muốn làm gì thì làm. Nhưng "coi dzậy mà không phải dzậy" vì mạng nào làm bậy, thì được "dìu" (escort) ra khỏi sở ngay và... Do not come back!

Ở lục địa bên kia bờ Thái Bình Dương, có là con ông Tập, hay cháu ông Mao gì gì đi nữa, thời qua đến Mỹ này cũng phải vào khuôn vào phép "get in line"! Thành ra dần dần người Á Châu hay Ấn Độ vào đến Mỹ, và đi làm ở đây thì cũng đều phải "vô hàng ngay ngắn" cùng với dân bản xứ.

Làm việc bận rộn có quên đi, thì thời gian vẫn cứ trôi qua. Cứ hết một chu kỳ thời gian thì lại có năm mới. Và có… Tết! Rồi thì ai reo “Happy Tet”, hay ai réo “Happy Chinese New Year” thì trong một… “land of the free” đều được lắng nghe hết cả.

Nhưng lâu lâu cũng có trục trặc như lần Tết rơi vào năm "Mẹo". Lần đó có anh chàng da trắng nào đó tò mò hỏi: Năm nay là năm con gì vậy?

Trường phái Tết thì trả lời là Year of the Cat - Năm con Mèo.

Trường phái Chinese New Year thì Year of the Rabbit - Năm con Thỏ.

Lúc đó, mới đi lục tìm, thì thấy trong 12 con giáp, giữa Việt và Hoa có 2 con giáp khác nhau. Việt Nam gọi là Sửu/Trâu (Buffalo) và Mẹo/Mèo (Cat). Và Trung Hoa thì gọi là Bò (Ox) và Thỏ (Rabbit).

Emails qua lại một hồi về 2 con giáp này, tới lúc có một anh gốc Hoa giả ngây dự đoán rằng không chừng người Việt thời xưa không rành chữ Hán nên “đọc lộn” chữ Thỏ thành chữ Mèo, chữ Bò thành chữ Trâu?!

Phe “Happy Tet” bị khựng vì cũng không biết "trả đòn" như thế nào. Còn phe "Chinese New Year" thì được thể, xem chữ Hán chính gốc Tàu mới là tiêu chuẩn!


Xưa nay anh bạn Hùng vẫn hay im lìm ngồi làm việc trong góc. Vẫn đọc những emails này nhưng anh chưa bao giờ ý kiến. Có điều anh không khoái mấy màn nước lớn, ỉ đông bắt nạt người khác. Nên lần đó anh phá lệ lên tiếng:

"Guys, lúc xưa người Việt Nam dùng chữ Hán. Mọi liên lạc văn thư ngoại giao giữa Trung Hoa và Việt Nam đều dùng chữ Hán. Nên cho rằng người Việt thời đó hiểu sai chữ Thỏ thành chữ Mẹo thì đúng là chẳng biết gì cá!

Người Việt không chối cãi cái hay của văn minh Trung Hoa, và cần phải học hỏi, phải áp dụng. Nhưng, well, Việt Nam vẫn phải là Việt Nam và không thể hoàn toàn giống hệt Trung Hoa.

Nên, dù vẫn sử dụng hệ thống lịch của người Hoa sáng chế, người Việt xa xưa đã cố ý biến đổi 2 con giáp từ Bò (Ox) sang Sửu/Trâu (Buffalo) và Thỏ (Rabbit) sang Mẹo/Mèo (Cat) để khỏi hoàn toàn giống Tàu."

Anh bạn Hùng này còn đưa ra thêm một số sự kiện lịch sử: Thời xưa, người Trung Hoa thì để tóc bím (pigtail), người Việt quấn tóc quanh đầu. Người Trung Hoa có răng trắng. Thì người Việt nhuộm răng đen.

Không phải vì không biết đến mỹ thuật, không biết phân biệt đẹp hay xấu. Nhưng nhu cầu sống còn của người Việt để không bị Trung Hoa đồng hóa đã khiến người Việt phải thực hiện những biện pháp cực đoan này. Chỉ để người Việt K-h-ô-n-g G-i-ố-n-g người Trung Hoa!

Còn là bực thầy trong tuyên truyền, người Việt đã “tẩy não” con cháu qua nhiều thế hệ bằng những câu răn dậy: Thừa con mới gả cho phường trắng răng (Only allow “spare” daughters to get married with “white teeth thugs.”)

Khi nghe nói tới những biện pháp "dữ dằn" như trên, được áp dụng truyền đời từ thế hệ này qua thế hệ khác, thì có ngu nhất cũng phải hiểu là bằng mọi giá người Việt quyết tâm duy trì bản sắc (identity) của mình. Và Việt là phải khác với Tàu!

Theo như trình bày của bạn Hùng này thì rõ ràng là từ thời xa xưa mấy "brave men" người Việt biết rõ là họ muốn làm gì khi sửa 2 con giáp Bò (Ox) thành Sửu/Trâu (Buffalo) và Thỏ (Rabbit) thành Mẹo/Mèo (Cat).

Cho nên trận đấu võ mồm trong một không gian ảo về "2 con giáp" đã đi vào chung cuộc: Hey, mấy bạn, Tàu là nước lớn nhưng còn lâu mới "xóa xổ" được Việt Nam tụi tôi. Got it?!

Vì chuyện 2 con giáp này, cả nhóm Việt trong sở gọi đùa anh bạn Hùng này là "Vietnamologist"! Thực tình thì anh bạn Hùng cũng chỉ ghi lại những gì bạn ta nghe được từ người lớn tuổi.

Tưởng đâu sự việc này chỉ được quan tâm nhiều bởi 2 nhóm Việt-Hoa, ngờ đâu vài ngày sau, có một anh chàng tên James, tóc vàng, làm ở building khác tìm đến chỗ anh bạn Hùng và rủ đi ăn trưa. James cho biết anh đã forwarded những emails vừa qua đến người cha của anh. Cha của James đã từng tham chiến tại Việt Nam và vẫn quan tâm đến Việt Nam. Ông nhờ James nói lời cám ơn đến anh bạn Hùng vì đã giúp ông hiểu thêm chút ít về người Việt Nam.

***

Nhiều năm đi qua. Và anh bạn Hùng từ lâu cũng không còn làm việc tại sở cũ. Hùng cũng mất liên lạc với James và cha của James từ vài năm trước. Mất liên lạc với những người bạn dễ mến như thế cũng là điều không vui. Nhưng nhiều khi như thế cũng là một điều hay cho Hùng.

Vì nhân dịp xuân về, sau lời chúc Happy Tet, nếu như ông thân của James có hỏi Hùng tại sao Việt Nam ngày nay lại đang đánh mất bản sắc bất khuất của mình trước việc khấu tấu và tùng phục Bắc Kinh, một thứ Đại Hán tân thời, thì thực sự Hùng cũng không tìm được câu trả lời.

Trần Thi – Ngày 12, tháng 1, 2017

San Jose, trước thềm năm Đinh Dậu

NOTE: Tác giả Trần Thi cũng hay góp mặt trên đặc san Lâm Viên online tại www.dslamvien.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Khả năng “lịch sự” và “ảo luận” trong chữ nghĩa phê bình khiến cho tôi băn khoăn mỗi khi nghĩ đến văn học Việt nói chung và Văn học hải ngoại khoanh vùng.
Chỉ quá nửa đêm của ngày lịch sử 5 tháng 11, 2024, cựu tổng thống Trump đã giành chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với khả năng thắng hầu hết các tiểu bang chiến trường, đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên phụ nữ da màu - trở thành đảng viên Cộng hòa đầu tiên giành được số phiếu phổ thông toàn quốc sau 20 năm
“Vinh quang thay xã hội. Nhưng mà khốn nạn thay xã hội!”, tôi phải đi vay của Nguyễn Công Hoan rồi hoán vị “Kép Tư Bền” bằng “xã hội” là để cảm thán cho thân phận voi-chó của nó, như là một trong những ngôn từ / ý niệm bị khai thác chính trị nhiều nhất. Nhưng cũng có một sự nghịch pha, đến 180 độ. Mang ý nghĩa “cùng khổ / vô phước / bất hạnh” trong cách dùng của Nguyễn Công Hoan thì, đến thời của chúng ta, “khốn nạn”, như trong cách dùng nói trên, đã bị lột bỏ cái ý xót xa, thông cảm, chỉ có ý xấu, rất nặng, như một sự sỉ nhục
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
17 ngày nữa, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bước vào kết thúc. Ai thắng? Ai bại? Đời sống sẽ được trở lại bình thường không bị ám ảnh của truyền thông lôi kéo, không bị áp lực của đảng phái thuyết phục. Thật là đáng mừng.Không chắc. Nếu ông Trump thắng, cuộc giao chuyển quyền lực tuy không vừa ý, nhưng chắc sẽ xuôi qua bình yên. Nếu ông Trump thua, đây mới là vấn nạn. Đến giờ phút này, ai cũng biết, nếu ông Trump không được làm tổng thống thì sẽ ứng với câu: Được làm vua, thua làm giặc. Chuyện này đã xảy ra trong lịch sử: Ngày 6 tháng 1, 2021. Và căn cứ theo những lời ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Chính quyền Biden, FBI, nội an, cảnh sát, quân đội, có chuẩn bị gì chưa? Hay chỉ có ông Howard Stern tuyên bố: “Tôi không đồng ý với Trump về mặt chính trị, tôi không nghĩ ông ta nên đến gần Nhà Trắng. Tôi không ghét ông. Tôi ghét những người bỏ phiếu cho ông. Tôi nghĩ họ ngu ngốc. Tôi ghét. Tôi sẽ thành thật với bạn, tôi không tôn trọng bạn," (Fox News.)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.