Hôm nay,  

Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền Ấn Hành “Chân Thật Nghĩa Của Bát Nhã Tâm Kinh”

07/01/201700:00:00(Xem: 7295)

Ni sư Chân Thiền ấn hành

“Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh”

 

Nguyên Giác Phan Tấn Hải

 

Có cách nào để hiểu được diệu nghĩa của bộ Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa nhiều tới 600 quyển, 25,000 câu và bốn triệu năm trăm ngàn chữ?

Phải chăng Đức Phật nói kinh dài như thế để chúng ta đọc hoài không hết, để khỏi phân tâm với chuyện đời? 

Không, không phải thế. Bởi vì Đức Phật cũng rút gọn 600 quyển trở về khoảng 260 chữ để chúng sinh dễ thuộc, dễ tụng.

Nhưng khi rút gọn, hóa ra lời cô đọng có khi lại khó hiểu... Thí dụ: sắc tức thị không...
 

Khi Đức Phật nói 4 triệu rưỡi chữ, đưa ra cả không gian ngữ-nghĩa mênh mang vĩ đại, chúng ta thấy hoang mang khó vào; khi Đức Phật nói ngắn gọn chưa tới một trang giấy, chúng ta thấy quá cô đọng khó vào.

May mắn, đã có tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” của Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền vừa xuất bản tuần này.
 

Tác giả Thích Nữ Chân Thiền cũng là viện chủ   Thiền viện Sùng Nghiêm (Sung Nghiem Zen Center) tại Garden Grove, California.

Ni sư Chân Thiền từ những năm cuối thập niên 1980s đã cùng với người chị là Ni Sư Chân Như, và người em là Ni Sư Chân Diệu tham học nhiều nơi, từ nhiều tông phong khác nhau, và rồi đại cơ duyên hiểu đạo là khi về theo học với Thiền sư Philip Kapleau tại New York.

Ba vị Ni sư sau đó đã trở về Nam California, thiết lập một thiền viện để dạy Thiền Tông -- nơi đang có những lớp hướng dẫn nhiều trình độ hàng ngày và hàng tuần.

Tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” chỉ thích nghi với những người muốn tham học với tấm lòng thiết tha thực tu, thực học.

Ni sư Chân Thiền tuy viết về Kinh Đại Bát Nhã, nhưng thực sự cũng trao chìa khóa để hiểu cốt tủy của Thiền Tông -- một phương pháp không lấy việc ngồi trụ tâm là chính, không lấy việc tụng niệm là cần thiết, không lấy việc tạo dựng phước đức nhân thiên là ưu tiên, không lấy việc nghi thức là đòi hỏi bắt buộc -- mà chỉ buộc phải tìm cầu Giác Ngộ. Tức là, hiểu rõ sự thực của tất cả các pháp.



blank

Bìa sách “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh”.

.

Tức là, nhìn vào tâm mình, thấy tánh là thành Phật.

Ni sư Chân Thiền tuy viết về Kinh Đại Bát Nhã, nhưng thực sự cũng trao chìa khóa để hiểu cốt tủy của tất cả các kinh Đại thừa -- như nơi các trang  32-36 của sách “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh,” Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền cho thấy:

“...là 8 Kinh cũng đồng một Diệu Nghĩa ấy như Bát Nhã Tính Không.” (trang 32)
 

Và Ni sư Chân Thiền cũng trích dẫn và ghi chú để chỉ diệu nghĩa trong Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Kim Cương, Kinh Lăng nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Pháp Bảo Đàn, Sách Ba Trụ Thiền (the Three Pillars of Zen của ngài Philip Kapleau)...

Tập biên khảo này của Ni sư Chân Thiền chia làm 2 Phần. Phần I là Bát Nhã Tính Không, chia làm 9 Kỳ. Phần II là 8 Bài Giảng Thêm.

Điểm đặc biệt là, trang nào trong tác phẩm  “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” cũng được Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền viết rõ, chỉ ra minh bạch, giảng giải rất sáng tỏ về Tâm, về hiện tướng của Tâm -- tức là, về Không và về Sắc.

Vì Tâm là Không, nên hóa hiện vô lượng. Vì Sắc (là các pháp trước mắt, bên tai...) là Không, nên biến chuyển không ngưng nghỉ, luôn luôn vô thường. Thấy được như thế, tức là Thấy Tánh.
 

Ni sư Chân Thiền viết minh bạch ở trang 39, trích:

“Vì Sắc/Không là do Bát Nhã Tính hóa hiện, là Tự Tính hóa hiện, cũng chính là Pháp Giới Tính trùng trùng duyên khởi nên Vạn Pháp; tất cả đều chẳng phải Một mà cũngc hẳng phải Nhiều! Tự nó đã ra ngoài số lượng và lý luận của Thức Tâm phân biệt.”(ngưng trích)
 

Đoạn văn Ni sư vừa viết rất là cốt tủy, nhưng cũng rất là khó hiểu với người học Phật trung bình.

Để làm sáng tỏ, xin lấy thí dụ, Tâm mình là tấm gương sáng (Ngài Huệ Năng đã dùng thí dụ Tâm như gương sáng), hiện lên tất cả cảnh sắc và không, trong đó vạn pháp trùng trùng duyên khởi cũng không gọi là Một, không gọi là nhiều được, vì trong gương sáng tự nó ra ngoài số lượng, và ra ngoài cả lý luận của Thức Tâm phân biệt...

Trong tâm gương sáng, các pháp là thế, chỉ là thế, là như thị, chỉ là như thị. Lời nào cũng chỉ là ngón tay, không hiển được  ánh trăng sáng...

Độc giả muốn tìm hiểu về Thiền Tông nên  tìm đọc tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” -- và muốn tham thiền, muốn ngấm mình trong diệu nghĩa an lạc, hãy tới Thiền viện Sùng Nghiêm để học Thiền.
 

Cũng nên nhắc về dòng truyền thừa của Thiền viện Sùng Nghiêm, rằng Cố Đại Lão Thiền Sư Philip Kapleau là người thầy truyền pháp môn Thiền Tông cho ba vị ni sư -- quý Ni sư Chân Như, Chân Thiền, và Chân Diệu - để sau này 3 vị về Quận Cam sáng lập Thiền Viện Sùng Nghiêm ở Quận Cam.

Thực ra, trước đó, quý ni sư đã cầu học rất mực gian nan: Quý sư cô đã đi tới nhiều thiền lâm nổi tiếng, sang tận Trung Quốc, nhập nhiều khóa thiền thất, và rồi dự các khóa sesshin ở nhiều tiểu bang, trước khi về học với Thiền Sư Kapleau.

Ngài Kapleau sinh năm 1912, viên tịch 2004. Năm 1953, xin xuất gia tu học, được lão sư Soen tiếp nhận Kapleau cho tu tại chùa Phát tâm (Hosshinji). Ba năm sau, theo giới thiệu của lão sư Soen, Kapleau đến cầu pháp với thiền sư Bạch Vân (Yasutani), Nhật Bản. Trong khóa tu thứ 20 (mùa hè năm 1958) với thiền sư Bạch Vân, Kapleau đã đạt ngộ được thiền sư Bạch Vân ấn chứng và ban cho danh hiệu "Roshi" (Lão sư một danh hiệu khó đạt được, chỉ ban cho những ai đã đạt ngộ chân lý). Ngài Kapleau biên soạn cuốn sách tựa đề là "Ba Trụ Thiền" (Three Pillards of Zen), in tại Nhật bản vào năm 1965.

Sau 13 năm tu học tại Nhật, năm 1965, ngài Kapleau trở về nước và bắt đầu sứ mệnh truyền pháp. Và nói theo kiểu văn chương Mỹ, rằng phần còn lại là của lịch sử. Từ đó, dòng Thiền của Ngài Kapleau đã phát triển mạnh mẽ tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới.

Và bây giờ, ngọn đèn pháp của Thiền Tông hiện đang được gìn giữ và trao truyền tại Thiền Viện Sùng Nghiêm, nơi đang tìm nhiều cách hoằng pháp lợi sanh với nhiều phương tiện, cho nhiều thành phần và nhiều lứa tuổi.
 

Thiền Viện Sùng Nghiêm cho biết tác phẩm “Chân Thật Nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh” sẽ là Quà Tết do Thiền Viện kính tặng tới quý Phật Tử và quý đồng hương, để, theo lời Ni Sư Chân Thiền:

“Để chúng ta cùng chia sẻ và xin quý độc giả hoan hỷ hỉ giáo thêm về Chân Lý Bát Nhã hầu lợi ích cho toàn thể:

-- Quý vị đang học về Kinh Bát Nhã, thì sẽ cùng hiểu Bát Nhã.

-- Quý vị đã học về Kinh Bát Nhã, thì sẽ cùng hiểu thâm sâu hơn về Bát Nhã.

-- Quý vị đã thậm thâm về Kinh Bát Nhã, thì sẽ cùng hiểu thấu đáo để vượt ngoài Có/Không của Bát Nhã và cùng thể hiện sự siêu việt Bát Nhã là: Xuất Thế mà vẫn Nhập Thế... vì Phật Pháp chưa hề rời Thế Gian Pháp bao giờ.”

 
Sách sẽ trao tặng ở:
 
Thiền Viện Sùng Nghiêm,
11561 Magnolia St., Garden Grove, CA 92841.
Tel: (714) 636-0118.
Email: sungnghiem@hotmail.com

Ý kiến bạn đọc
10/01/201702:10:59
Khách
@Le van Thanh:
Sach tang free cho moi nguoi . Xin gui bao thu day du dia chi va $5 tien cuoc phi buu dien de gui sach tang. Sung nghiem thien vien 11561 Magnolia st Garden grove CA 92841. Chan thanh cam ta
09/01/201705:23:42
Khách
Qui đạo hữu. Tôi la member của Thiền viện Sùng Nghiêm xin góp ý theo khả năng hạn chế của tôi về đề tài đạo hữu comments. https://en.wikipedia.org/wiki/Dark_matter
Khoa học vũ trụ ngày nay có thấy 70% năng lượng của bóng tối vật chất và lực của nó (dark field, dark master,dark energy..fluid..)còn lại cái mà chúng ta biết và nghiên cứu là 30 % ánh sáng vũ trụ.
Nhưng chưa ai kết luận được lực hay vật chất đó là Linh hồn. Cái mà bạn kết luận linh hồn do vật chất tối với proton và lực đẩy hút của nó.Khoa học cũng có thuyết là vật chất vũ trụ hai dạng Hạt và Sóng trong đó cái mà bạn gọi là linh hồn là dạng sóng = Không còn dạng hạt = Sắc là có proton của bạn nói.Như vậy không thể kết luận khoa học về linh hồn được ở bất cứ proton hay vật chất tối hay dạng sóng với frequency do nghiệp lực và Đạo lực tạo nên.... Tất cả đều là lý thuyết chưa đứng vững về khoa học và đạo phật. Chúng ta không nói được bát nhã tâm kinh để hiểu về sự sống và chết có linh hồn như bạn vừa comment. Mà kết luận của bát nhã là kg có sắc riêng rẻ để bị tiêu diệt hay Tánh không riêng rẻ để tồn tại sau khi chết.Mà Sắc với không đều nhập vào nhau không thể tách rời ra theo hình thức = tượng tục không ngừng như dòng nước chảy khong the ngung lai. Khi cái sắc chấm dứt thì cái không hiện ra để nói tiếp cái sắc tiếp theo cho thấy sinh tử tương tục luân phiên không ngừng nghỉ từng sắc na và như vậy ta kg có sự chết và cũng không có sự sống vì mọi sắc na ta đều có chết rồi có sống trong từng tế bào cơ thể ta theo hơi thở vô ra vô là sống ra là chết. Vậy linh hồn cố định bất biến đi về cõi vô tướng nào đây chỉ là một cái giải đáp tạm thời cho chúng sinh tùy theo trình độ đạo lực mà hiểu thấu. Tóm lại lý thuyết về linh hồn với proton dark field dark energy là chưa có dẫn chứng xác thực tin tưởng được. vì có lý thuyết là dạng sóng với tần số và tốc độ nhanh gọi là tốc độ tư tưởng.
Phần kế tiếp là đại thừa và nguyên thủy về Bát nhã tâm kinh.Hơn mấy trăm năm nay người ta nói nhiều là 262 chữ Bát Nhã là do TQ đại thừa đặt ra bày ra mà kg do đức Phật thuyết giảng.Bạn chưa nghiên cứu sau rộng về lịch sử nguyên thủy và Đại thừa nhiều nên chưa biết đi khất thực là gì?Đức Phật có nói cái ta nói cho các con là nắm lá trong bàn tay ta ngoài ra trong rừng này còn xung quanh ta đây lá ngoài bàn tay ta ra cũng là pháp của Phật.Cốt luỹ của đạo Phật là đi tu 84000 phép tu đều đến cuối cùng là gíac ngộ cả. Bạn đi con đường nào cũng vậy thôi tùy duyên mà thực hành. Cũng có đường tu tự hành hạ thân xác mình để diệt khổ???? đức Phật chống đối việc này .... Bát nhã là đại thừa với tánh Không là một cốt lỏi của giac ngộ mà hành giả phải dung tri tuệ bát nhã và thực hành mới Ngộ được đạo. Bất khả tương nghị là vậy. Mong cầu đạo hữu học hỏi thậm sau hơn mọi chiếc lá trong rừng để hiểu rằng nắm lá trong tay đức Phật cũng như lá trong rừng đều như nhau.Mong thay...
09/01/201703:30:54
Khách
Vô vô minh tận là nói cái không có terminate của vô minh hay là biện biệt cho hết cái vô minh ( chung lại còn chúng sanh là còn có chữ vô minh để nói) và câu hai vô vô minh diệt là để bổ sung cho hết cái ý nầy....chỉ có tự tại trọn vẹn thân, tâm tức là nắm rõ yếu chỉ của bản kinh rút ngắn nầy - một người khi phát nguyện hành Bồ-Tát là độ tha và tự độ nếu mà không tự tại thì khổ nạn cho mình và cho người không sai chạy như bóng với hình....tuy nhiên phải cần có thần thông để không bị hại......Như Đức Phật dùng thần thông để thấy biết ai cần độ thì ngày ấy theo hướng đi khất thực (khất thực là duyên để giáo hóa -độ tha- và tự độ là duyên nuôi thân mạng...không nợ nần chi của chúng sanh khi tự độ nuôi mạng mình....gặp thí chủ hay không thì sau đó vẫn thanh thản an lạc trong thiền định ) đấy là một cuộc sống quá ư hạnh phúc đúng nghĩa thế gian pháp.......Ngòai ra vì cứ cho đó là Ngài Quán-Âm Bồ-Tát nên thành thâm áo khó vào chứ nhìn đến một góc cạnh khác nghĩa là khi một vị phát nguyện tự độ-độ tha (nghĩa Bồ-Tát) thì quán (về) tự tại thâm sâu (chi ly) tức sẽ vượt khổ ách do ( mình tự tròng vào hay chúng sanh tròng...) (đây là nghĩa đen của chữ "ách" đó)
08/01/201707:26:15
Khách
Nói Chân Không chính là " Vật Chất Tối " thì chẳng sai nhưng chưa đủ . Vật Chất Tối cũng mang nhiều đặc tính mà có thể chia làm 2 là mất năng lượng hoặc thu năng lượng đối với photon , khi mất năng lượng thì chúng đẩy photon đi , còn khi thu năng lượng thì chúng " nhốt " photon lại và tuân thủ định luật bảo toàn năng lượng để tồn tại . Năng lượng mà Vật Chất Tối đẩy photon đi là năng lượng rất nhỏ và không đáng kể và khi " bỏ " ra năng lượng đó thì chúng lại được " bù đắp " năng lượng từ trường Vật Chất Tối xung quanh để tiếp tục tồn tại . Người ta có thể thu hẹp khái niệm Vật Chất Tối bằng cách nói nó cũng tồn tại cùng với thể rắn ,lỏng và khí - Điều đó cũng chẳng sai nhưng lại không đủ .
" Vô Vô Minh Diệt Vô Vô Minh Tận " diễn tả tổng năng lượng trong vũ trụ của chúng ta là hữu hạn và tuân thủ định luật Cân Bằng hay còn gọi là Bảo Toàn . Còn " vô tận " chỉ là một khái niệm tương đối vì đối với một con vi khuẩn trong một vũng nước mưa thì vũng nước ấy cũng là vô tận .
08/01/201705:59:21
Khách
Cố Nhạc sỹ Nhật Trường có câu : " Nàng Tiên giáng trần , mang đôi cánh trắng giờ đang ngắm mưa rơi ..." cho nên ông ấy theo đạo ....Tiên :)
08/01/201705:52:03
Khách
Phật Tổ hay Chúa Thánh Linh vốn từ bi tự tại nên mới có đạo tu Tiên và có Tiên Thiên . Các Vị Tiên thường thích ngao du qua " hằng hà sa số " các thế giới , các vũ trụ , các Vị ấy cũng được cấu tạo chỉ bởi liên kết giữa các photon . Có lần Việt Báo cho xem một tấm ảnh của Các Vị Tiên Thiên tề tựu chứng tỏ là địa cầu này cũng sẽ có cái phước nào đó mà ta chưa biết được :) .
08/01/201705:40:28
Khách
Đạo hạnh là Công Bằng ( khác công lực ) từ Tam Thế Chư Phật bù đắp .Sở dĩ ai cũng biết có Tam Thế Chư Phật là nhờ câu : " Vô Vô Minh Diệt Vô Vô Minh Tận " .
08/01/201704:35:43
Khách
Linh Hồn là sự kết hợp giao ước giữa " vật chất tối " tức chân không và photon thông qua Phật Tổ ( bên Công Giáo gọi là Chúa Thánh Linh ) . Photon không tự chuyển động mà do năng lượng của trường vật chất tối đẩy đi ( tuân thủ định luật bảo toàn năng lượng ) do đó vận tốc của photon tuỳ thuộc vào " độ đậm đặc " của trường vật chất tối/chân không , tức là nếu photon có thể xuyên qua " chân trời sự kiện " để đi vào vũ trụ khác thì vận tốc của photon sẽ có thể thay đổi ( vì photon không có khối lượng ) . Do đó Tu Thiền chính là " tự phá vỡ liên kết và ép vật chất tối ra khỏi linh hồn " ; khi đó linh hồn sẽ có năng lực di chuyển như vận tốc ánh sáng mà năng lượng đầu tiên cung cấp cho nó chính là đạo hạnh .
08/01/201704:10:11
Khách
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là nền tảng của tất cả các ngành khoa học tự nhiên và xã hội hiện tại và tương lai, đặc biệt là " cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ
4 " mà thật ra là cuộc cách mạng vô tận. Nếu loài người không theo kịp Bát Nhã Ba La Mật thì tương lai robot sẽ... lãnh đạo con người.
08/01/201700:46:51
Khách
Kính Tác giả !
Cho hỏi là theo tông phái Tiểu-Thừa có chấp nhận có kinh nầy không ? Nếu không thì nên đặt lại kết luận là do Đức Phật thuyết...còn nếu có thì hai tông phái nầy bài bác lẫn nhau về kinh điển.....
Tôi không là gì nhưng biết đâu hậu sinh làm cho lời Đức Phật thành khó hiểu và cũng theo truyền tích thì bộ kinh Bát-Nhã nầy được rút gọn....tuy nhiên sự rút gọn nầy không do Đức Phật xác chứng....mà sự xác chứng của Đức Phật mới gọi là liễu nghĩa như ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế những Đại-Đệ tử của Đức Phật sau khi giãng lại lời dạy của Đức Phật đều được sự xác chứng của Đức Phật và trong thời gian Đức Phật sẽ Đại-Niết-Bàn thì các phái ngọai đạo đương thời đều muốn tranh biện về giáo pháp với Đức Phật khi được Vua A-Xà-Thế miễm cưởng chấp thuận.....Trong khi tranh biện về giáo pháp Phật và những ngọai đạo nầy thấy rõ ra chánh pháp của Như-Lai và họ đều xin quy y. Tuy nhiên Đức Phật cũng vặn hỏi về sự tri của họ về Pháp Phật có đúng để xác chứng..... Kết luận ở đây là tác giả đừng nên phán rằng cuốn sách nầy là đã thâm sâu Bát-Nhã đúng tôn chỉ của Đức Phật....xin hỏi một việc nhỏ là người viết sách nầy có thực hành khất thực chăng ? nếu không thì cũng vẫn chưa thậm thâm bởi còn nợ ơn mà nợ ơn thì chưa tự tại thậm thâm....
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.