Hôm nay,  

Chiến Tranh Mậu Dịch?

16/11/201600:00:00(Xem: 6253)

...các chế độ độc tài hung bạo nên coi chừng...

Sau khi cử tri Hoa Kỳ bỏ phiếu cho ông Donald Trump làm Tổng thống thứ 45, các thị trường tài chính trên thế giới bắt đầu nghiền ngẫm kết quả bất ngờ. Họ suy đoán tương lai nền kinh tế số một thế giới, có tổng sản lượng gần bằng một phần tư của toàn cầu, với nhiều lo ngại về tình trạng chiến tranh mậu dịch giữa các nước. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về rủi ro đó….

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sau nửa ngày hốt hoảng bán tháo khi thấy tỷ phú Donald Trump bất ngờ đắc cử Tổng thống Mỹ, các thị trường tài chính thế giới đã hoàn hồn và vọt lên giá. Giới nghiên cứu kinh tế quốc tế bèn duyệt lại dự báo và đa số suy đoán là chính sách kinh tế của vị Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy tăng trưởng, nâng lãi suất và đẩy lui nguy cơ giảm phát nhưng cũng gây nguy cơ chiến tranh mậu dịch giữa các nước. Nguyên Lam xin đề nghị là ông phân tích cho những dự đoán này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói về dự đoán của thị trường là phản ứng tâm lý của cả triệu tác nhân kinh tế ở mọi nơi, tôi xin được nêu ý kiến như sau: từ gần 90 năm qua, các thị trường tài chính đều theo dõi diễn tiến bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và có thể thấy chỉ dấu tiên báo qua việc tăng giá hay sụt giá trong ba tháng trước bầu cử. Người ta nghiệm thấy là cổ phiếu thường lên giá khi ứng cử viên của đảng cầm quyền thắng cử và ngược lại, sụt giá khi ứng cử viên của đảng đối lập đắc cử. Qua 23 cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1928 cho tới nay, có hai chục lần mà thị trường đoán đúng. Năm nay, thị trường chứng khoán Mỹ sụt giá trong suốt ba tháng trước ngày bầu cử nên giới quan sát đã có thể đoán là ứng cử viên của đảng Cộng Hòa hy vọng đắc cử sau tám năm cầm quyền của một Tổng thống thuộc đảng Dân Chủ.

- Tuy nhiên, dù thị trường dự đoán như vậy đa số vẫn hoài nghi vì cá tánh của ứng cử viên Cộng Hòa là tỷ phú Donald Trump và vì không khí tranh cử lạ kỳ trước ưu thế của ứng cử viên đảng Dân Chủ là bà cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Cuối cùng thì ông Trump lại thắng cử, ngược với dự đoán của các trung tâm nghiên cứu chính trị hay các cuộc thăm dò ý kiến cử tri. Kết luận đầu tiên ở đây có lẽ là thị trường tiếp nhận và tiêu hóa nhiều thông tin chính xác hơn chính trường. Riêng tôi thì không quên được các biến động thị trường từ năm 2008 và chú ý đến những thay đổi lớn lao của trật tự cũ, từ lục địa Âu-Á tới Bắc Mỹ, nên cho là sẽ có những chuyển động lớn mà việc ông Trump đắc cử chỉ là một trong nhiều triệu chứng.

Nguyên Lam: Nếu cho rằng giới kinh tế có thể thẩm định chính xác hơn thì ông nghĩ sao về dự báo của nhiều kinh tế gia liên quan đến chính sách kinh tế của vị Tổng thống tân cử?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi lại xin nói ngược! Khi tranh cử tổng thống, mọi ứng cử viên đều muốn thuyết phục cử tri để đắc cử nên đề nghị các chương trình hành động có vẻ hấp dẫn nhất, vào lúc đó. Nhưng sau khi đắc cử thì vị Tổng thống của đệ nhất siêu cường mới khám phá ra vài sự thật. Thứ nhất, lãnh đạo một chế độ dân chủ không có toàn quyền như lãnh tụ một xứ độc tài, và trong số này, Tổng thống Hoa Kỳ là người có quyền lực hạn chế nhất so với lãnh đạo của các nước dân chủ vì phải dung hòa quan điểm với Quốc hội và các cơ chế độc lập như Tối cao Pháp viện hay Ngân hàng Trung ương, chưa nói tới biến cố bất ngờ hay phản ứng của các quốc gia khác. Đấy là một nghịch lý ít ai chú ý. Vì vậy, và đây là yếu tố quan trọng thứ hai, ít khi chương trình hành động của ứng cử viên tổng thống được thực hiện trong thực tế vì ảnh hưởng của các thế lực kia. Bây giờ ta mới nói đến chính sách kinh tế của ông Donald Trump.

Nguyên Lam: Về chính sách kinh tế hay chương trình hành động của ông Trump khi tranh cử thì người ta nói đến đề nghị tăng chi ngân sách và giảm thuế để kích thích sản xuất và giải tỏa kiểm soát để thúc đẩy đầu tư. Nhưng mọi người đều chú ý tới chủ trương bảo hộ mậu dịch và tới việc ông Trump hăm dọa nâng hàng rào quan thuế đánh trên hàng nhập nội nên mới e sợ những trận chiến mậu dịch sẽ bùng nổ sau này. Ông nghĩ sao về dự đoán bi quan ấy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là mọi yếu tố kinh tế hay chính trị đều đan kết với nhau cho nên khi dự đoán ngoại giao chính trị thì ta không quên thực tế kinh tế. Sau vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và nạn Tổng suy trầm 2008-2009, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi và hầu như quốc gia nào cũng tìm cách gia tăng xuất khẩu và tiết giảm nhập khẩu để thoát vòng trì trệ. Trong khi ấy, các biện pháp ngân sách như tăng chi đều đi hết sự vận hành mà không kích thích nổi sản xuất mà còn gây ra bội chi và nhu cầu đi vay. Thế rồi, vì hoàn cảnh khó khăn chung, ai ai cũng tìm cách tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn nên tài hóa càng ít lưu thông, sinh hoạt kinh tế vẫn đình đọng, thất nghiệp tăng trong thực tế.

- Kết quả sau cùng là định chế duy nhất còn có khả năng can thiệp và kích thích sản xuất là các ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất và bơm tiền vào thị trường. Nhưng vì không kết quả các nước đều cắt lãi suất tới sàn, là gần số không, thậm chí Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Âu Châu và nhiều quốc gia khác còn dìm lãi suất dưới số không, tức là áp dụng lãi suất âm. Điều ấy có nghĩa là gì? Là làm đồng bạc của mình sụt giá nhờ vậy mà hàng hóa của mình trở thành rẻ hơn, dễ xuất khẩu hơn, và làm cho nhập khẩu đắt hơn. Tức là biện pháp tiền tệ lại có hậu quả ngoại hối là phá giá đồng bạc, để tìm ưu thế mậu dịch là tăng xuất và giảm nhập. Nói cho phũ phàng mà dễ hiểu thì các nước đều lặng lẽ tiến vào trận chiến mậu dịch mà không tuyên chiến. Chính là vì vậy mà cả hai ứng cử viên tranh cử tại Hoa Kỳ đều bày tỏ sự hoài nghi về chế độ tự do mậu dịch và đề cao nhu cầu bảo hộ mậu dịch.


Nguyên Lam: Ông vừa nêu nhận xét đáng chú ý là “các nước đều lặng lẽ tiến vào trận chiến mậu dịch mà không tuyên chiến”. Có lẽ vì vậy mà cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều đòi xét lại lợi ích của các hiệp ước tự do mậu dịch Hoa Kỳ đã ký kết, rồi với việc ông Trump vừa đắc cử người ta mới lo sợ nguy cơ chiến tranh mậu dịch. Ông nghĩ sao về rủi ro ấy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong hai chục ứng cử viên của cả hai đảng ra tranh cử Tổng thống Mỹ năm nay, người duy nhất chưa hề tham gia sinh hoạt chính trị là ông Trump. Tôi nghĩ rằng ông có biệt tài diễn xuất khi cảm nhận được sự lầm than bất mãn của một thành phần đông đảo nên huy động được quần chúng và dưới dáng vẻ thô lỗ thật ra là nhân vật biết tính toán nên đã bất ngờ thắng cử. Lối phát biểu thô lỗ và cả chủ trương kinh tế có vẻ triệt để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ làm nhiều người lo ngại. Nhưng sự thật là trong hai chục ứng cử viên, ông Trump là doanh gia duy nhất và là doanh gia thì biết mọi sự đều có cái giá phải trả, chứ không thể duy ý chí nghĩ rằng ta cứ áp dụng chính sách này hoặc chương trình khác là được. Nói cách khác, ông là một nhân vật thực tiễn, như chính Tổng thống Barack Obama đã xác nhận sau 90 phút hội kiến vào tuần trước để đón nhận vị Tổng thống Tân cử của nước Mỹ.

Nguyên Lam: Phân tích như vậy thì ông kết luận là ông Trump sẽ không khai mở trận chiến mậu dịch bề nào cũng đã xảy ra rồi hay sao? Nhưng thưa ông, vị Tổng thống thứ 45 sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ, ít ra là về mặt kinh tế?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta không quên rằng sau mấy chục năm giao lưu buôn bán giữa các nước để tiến tới trạng thái toàn cầu hóa thì các nền kinh tế này đều đan kết với nhau trong một chuỗi cung ứng quốc tế. Cụ thể thì trong các mặt hàng ghi là “Chế tạo tại Trung Quốc” hay “Chế tạo tại Mexico” lại có nhiều phẩm vật của Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Canada, v.v… Khi đòi nâng thuế biểu lên 35% hay 45% để chặn nhập khẩu thì Hoa Kỳ cũng gây thiệt hại cho giới tiêu thụ và doanh nghiệp lẫn công nhân Mỹ. Có thể là ông Trump đang khám phá ra điều ấy và còn thấy Quốc hội cũng có thẩm quyền và tiếng nói trong nhiều quyết định của Hành pháp.

- Cụ thể thì biện pháp bảo hộ nhằm đem lại lợi ích cho thành phần này thì lại gây thiệt hại cho thành phần khác, mà trong nền dân chủ, các thành phần đó đều có quyền lên tiếng để tác động vào giới dân cử của họ tại địa phương. Vì vậy, trong môi trường đầy mâu thuẫn về quyền lợi với nhiều hậu quả về chính trị, người ta không thể có giải pháp tuyệt đối mà phải dung hòa. Tổng thống Tân cử Donald Trump là người dày kinh nghiệm thương thảo và ngã giá nên cũng sớm biết dung hòa quan điểm với Quốc hội, gồm có hai viện và các đại biểu của cả hai đảng. Tuần qua, chúng ta đã thấy ông xuất hiện với phong cách chững chạc và nêu ra nhiều ý kiến ôn hòa khác hẳn những gì ông đã gay gắt phát biểu khi tranh cử.

Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, chúng ta không quên bối cảnh tranh chấp mậu dịch sẵn có giữa các nước. Như vậy, làm sao Hoa Kỳ có thể bảo vệ quyền lợi riêng trong sự tranh đoạt ấy? Một cách cụ thể thì với viễn ảnh tăng trưởng cao hơn, lãi suất tại Mỹ sẽ tăng và đồng đô la lên giá so với các ngoại tệ khác làm cho hàng của Mỹ sẽ đắt giá hơn và khó cạnh tranh hơn. Như vậy, Chính quyền Donald Trump và Quốc hội khóa 115 của nước Mỹ sẽ làm gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Giới lãnh đạo Hoa Kỳ không thể không biết là đông đảo quần chúng ở dưới thất vọng và bất mãn vì nhiều vấn đề, trong đó có kinh tế. Cũng vì vậy mà Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà Chính quyền Obama cố hoàn thành lại bị gạt qua một bên và Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ gọi là NAFTA được ban hành từ năm 1994 lại bị xét lại. Trong khung cảnh đó, Chính quyền tân nhậm đầu năm 2017 không thể bỏ qua ý dân, mà cũng chẳng dễ gì xóa bỏ hệ thống hợp tác cũ, hoặc dựng chiến hào mậu dịch với các nước. Sau khi Tổng thống lập Nội các và Quốc hội khóa 115 bầu lại chức vụ đại biểu vào các ủy ban hữu trách, Hoa Kỳ sẽ tranh luận nội bộ về đối sách kinh tế với thế giới bên ngoài rồi từng bước thương thuyết lại khuôn khổ buôn bán với hai đối tác của Hiệp ước NAFTA và có khi đề nghị từng giải pháp song phương với 11 đối tác của Hiệp ước TPP. Tiến trình phức tạp ấy có thể mất nhiều năm chứ không kết thúc mau lẹ.

- Kinh nghiệm trước mắt là việc Anh quốc ra khỏi Liên Âu sau quyết định bất ngờ của người dân hồi Tháng Sáu. Khi ấy mọi người hốt hoảng rồi hoàn hồn theo dõi tiến trình thương thuyết giữa Anh quốc và cơ chế Liên Âu là điều nhiêu khê chậm rãi. Hoa Kỳ cũng sẽ đàm phán lại với các đối tác chứ không dại gì mà đốt sạch tất cả trong một trận chiến mậu dịch toàn cầu.

- Đấy cũng là lúc người ta thấy ra đặc tính của ông Trump là thực tiễn nhưng quyết liệt bảo vệ quyền lợi an ninh và kinh tế của Hoa Kỳ. Các đồng minh dân chủ sẽ không thể trông cậy vào sự nhượng bộ của nước Mỹ như trước, nhưng các chế độ độc tài hung bạo nên coi chừng và chẳng quên là kinh tế Hoa Kỳ không lệ thuộc quá nhiều vào xuất cảng và trong quan hệ ngoại thương, Hoa Kỳ vẫn giữ thế mạnh và hơn hẳn Trung Quốc vốn đang e sợ một nước Mỹ nổi giận.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông Nghĩa về bài phân tích này.

Ý kiến bạn đọc
19/11/201623:44:39
Khách
Donald Trump con nhà giàu ,tánh khí khác người và thông minh.biết người biết ta.Khi Trump ra tranh cử trong nội bộ đảng.Trump không dùng phương thức thông thường cũa một nhà chính trị thường thấy vì như thế Trump không thể hạ mười mấy đối thủ của nội bộ đảng.Trump dùng từ ngử của một tay gàn không nằm trong vòng kềm chế của đảng rồi từ đó đại diển đảng tranh cử với Hilary.
Củng với chiêu thức đó.Trump dùng thủ thuật củ đ63 đối phó với Hilary vì biết chắc rằng nếu mềm mỏng e sẽ bị đem đi nướng bánh cho Bll ăn.
Donald Trump đả phát minh ra một chiêu thức tranh cứ mới mà chắc chắn sẻ có nhiều vị dân cử theo sau này .
Bài bình luận kỳ này của Bác Nghỉa đúng với bình luận gia về kinh tế và mong rằng 8 năm sau Bác sẻ không mau chóng tuyên bố ai là Tổng Thống khi lá phiếu người dân chưa niêm.
17/11/201607:33:54
Khách
Bài này tác giả viết chuyên môn, đúng ,phải vậy !
Trump phải tính toán ! Trump rất giỏi về tiền !
Nhớ khi ông khánh kiệt phải vỡ nợ và tài sản xuống âm thì vẫn còn sòng bài ! Với Trump là con gà đẻ trứng vàng, từ con gà này Trump khơi dựng lại tất cả và giầu sụ cho tới hôm nay ! Tôi tin Trump và ban cố vấn Trump về kinh tế toàn là người giỏi !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.