Hôm nay,  

Người đàn bà trên tỉnh lộ 7

11/11/201612:37:00(Xem: 8846)

Người đàn bà trên tỉnh lộ 7
 

* Hoàng Thị Cỏ May 
 

(Viết cho những khốn khổ, những điêu linh của đất nước tôi và dân tộc tôi)

 

                                    C:\Users\Anmeldung\Downloads\DiTan 1975.jpg

Tôi gấp quyển sách đang đọc dở dang, đưa tay chùi vội những giọt nước mắt vừa lăn dài xuống má.

Quyển sách đó có tựa đề thật đơn giản “Những Người Tù Cuối Cùng” của tác giả Phạm Gia Đại và chính anh cũng là một trong hai mươi người tù cuối cùng được thả ra sau hơn mười bảy năm bị giam cầm, tù đày trong lao tù Cộng Sản. Anh và các bạn đã là nhân chứng sống của lịch sử. Những dòng chữ đó có hấp lực thật lạ lùng, càng đọc càng như bị kéo ngược về dĩ vãng – một dĩ vãng đau buồn và uất hận mà tôi đã cố chôn vùi thật sâu trong tận cùng của ký ức…

Sau biến cố tang thương của tháng 3 năm 1975 rút khỏi Ban Mê Thuột – là những đổ vỡ - những mất mát - những chia lìa  - những đọa đày - những uất hận của tập thể Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa, một quân đội hùng mạnh với những người con đã sống chết cho lý tưởng tự do và sự phồn vinh của dân tộc. Ba mươi sáu năm qua biết bao thăng trầm – nhưng mỗi lần nhớ về, lại là những lần nhói buốt, nó như vết thương lòng không thể nào lành. Tôi thầm cám ơn tác giả của quyển sách đó đã là động lực để tôi ngồi xuống ghi lại những hình ảnh mà tôi đã chứng kiến của buổi chiều hôm ấy…

Trong cái lũ lượt của đoàn người di tản từ Pleiku và Kontum qua con đường tỉnh lộ 7. Con đường này bỗng nhiên ồn ào, náo nhiệt trong hỗn loạn, rồi tiếng gọi nhau vang dội cả một góc rừng. Tiếng khóc than, tiếng xe, tiếng súng nổ rền vang, hệt như đàn ong vỡ tổ, người chạy ngược kẻ chạy xuôi, tìm kiếm người thân bị thất lạc, đồ đạc vất bừa bãi, những chiếc xe hư bỏ lại trên đường ngổn ngang. Tôi và Hùng người em trai nhỏ, cũng tất bật trong đoàn người gian truân đó, bây giờ chỉ còn hai chị em, ba mẹ và các em còn kẹt lại Ban Mê Thuột, mấy bữa nay tôi đã chạy đôn chạy đáo để dò la tin tức gia đình, nhưng biết hỏi ai bây giờ, bởi chẳng ai biết rõ điều gì đã xảy ra.

Trong tâm trạng rối bời đó, tôi chỉ còn nhớ một điều là khi đến lớp, điều làm tôi ngạc nhiên là sĩ số các em học sinh đến trường chỉ còn một nửa, tôi đang tìm câu trả lời thì có một em học sinh đến gần bên tôi nhỏ nhẹ lên tiếng hỏi: “Thưa cô, ba mẹ em muốn biết là cô có muốn chạy loạn cùng xe với gia đình em không?” Chạy loạn!!! Tôi nghe tiếng chạy loạn mà tim nhói đau, có nghĩa là tôi phải rời bỏ nơi chốn này, xa trường, xa học trò thân yêu của tôi, mà đi đâu kia chứ ?. Nhìn đứa học trò ngoan mà tôi thương nhất lớp chưa biết phải trả lời ra sao ?.

Tôi mới ra trường được vài tháng, nhận nhiệm sở ở đây, ngôi trường nằm trên ngọn đồi thoai thoải trông thật dễ thương, tuy mới về nhưng tôi được học sinh, phụ huynh học sinh và các đồng nghiệp thương mến chắc tại cái nhỏ nhoi, yếu đuối của tôi trong làn sương mù và cái se lạnh của Pleiku chăng ?l

Tôi nghĩ thế. “Thưa cô, cô quyết định như thế nào ạ?”, tiếng nhỏ nhẹ của người học trò lại cất lên, cắt ngang dòng suy tư của tôi, tôi lặng lẽ gật đầu. Thế là mọi chuyện cứ tuần tự đi qua như đã được sắp xếp tự bao giờ để giờ này đây tôi cũng có mặt trong đoàn người di tản. Khi chiếc xe bị kẹt cứng, không thể nhích thêm một chút xíu nào, tôi nhảy xuống xe để được thoải mái một lát và đi lần về phía trước, bỗng nghe một giọng ru con lanh lảnh vừa ru, vừa khóc nghe thật não lòng!…

“Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo, gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học, mẹ đi trường đời.”

Tôi lần theo tiếng ru hời đó, đến dưới gốc cây to thì thấy một người đàn bà, đầu tóc rối bù, quần áo xốc xếch, ôm chặt đứa con trong lòng mà ru, tò mò bước đến gần để hỏi thăm, chỉ vừa kịp nhìn thấy đứa bé có nước da xám sậm, tôi như muốn ngã quỵ xuống, không biết đứa bé đã chết tự bao giờ, vậy mà người mẹ vẫn cất tiếng ru não ruột để ôm ấp, để vỗ về con mình.

Tôi kêu thất thanh, “Xin giúp chị ấy, con chị đã chết rồi!”

Thấy tôi la lớn tiếng, mấy người đang ở gần đấy bèn chạy lại, nhưng không thể nào lấy được đứa bé ra khỏi vòng tay, chị cứ ghì chặt đứa con vào lòng, đứa bé như một bảo vật, một gia tài cuối cùng của chị, vừa khóc vừa ru, “Con đi trường học, mẹ đi trường đời.”

“Chị đã thi đậu trường đời rồi đó chị,” tôi thầm nhủ như thế định mệnh oan nghiệt đã cướp đi người con yêu dấu của chị, chị cứ thế mà than van, “Con ơi! con bú đi con…” Tôi đưa tay bịt tai lại để không còn nghe giọng ru hời thống thiết của một người mẹ vừa mất đi đứa con nhỏ thân yêu.

Tôi không thể chịu đựng thêm nữa, bèn quỳ gối, trước khoảng đất trống gần đó mà lạy mười phương tám hướng vừa khóc, vừa van vái. Xin tha cho dân tộc con, cho đất nước con… Tôi úp mặt vào đôi bàn tay nhỏ bé kêu lên “Chúa ơi !”…

Bỗng một bàn tay, đặt lên vai tôi, “Chị ơi, chạy mau đi, không kip nữa đâu,” tiếng người em trai hối thúc. Tôi vội vàng đứng lên như người vừa hoàn hồn, tôi chạy như bay để lại sau lưng người đàn bà đang ôm ghì xác đứa con đã chết với tiếng ru hời bi thảm…

Ba mươi sáu năm trôi qua, chẳng biết người đàn bà với tiếng hát ru hời ấy về đâu???

* Hoàng Thị Cỏ May (Cali, 2011)

 


.
.

Ý kiến bạn đọc
12/11/201603:25:28
Khách
Tôi là một nhân chứng trong cuộc triệt thoái đó.Dân chúng 3 tỉnh Kontum,Pleiku,Phú Bổn lũ lựơt rất đông CHẠY GIẶC đi theo quân đội dài hàng chúc cây số.Khi quá tỉnh lỵ Phú Bổn thì bị CS pháo kích dữ dội và bị chặn đánh.Thường dân chết rất nhiều vì toàn là người già,trẻ em và phụ nữ không chút kinh nghiệm nào về trận mạc.Là quân nhân nên tôi cũng bơi qua sông Ba chạy vào rừng và kiếm hướng đi về Phú Thọ.Trong rừng tôi đã gặp nhiều phụ nữ và trẻ em xin đồ ăn và nước uống tôi cũng khuyên họ là nên trở về vì khó mà sống sóy khi lạc trong rừng nhưnh họ không nghe nên rất nhiều người chết ở trong rừng.Sau 10 ngày mò mẫm trong rừng,tôi kiếm đường ra về hướng quốc lộ thì bị VC phục kích bắt sống.Điều làm tôi ám ảnh nhất là trên đường giải giao ra quốc lộ tôi thấy nhiều xác chết thường dân mà gần bìa rừng có hai xác mẹ con.người mẹ còn rất trẻ,ngực áo bà ba phanh ra với hai bầu ngực trắng căng tròn còn xác bé trai vài tháng tuối nằm trên bụng mẹ còn ngậm một bên vú.Trên đường giải giao ngược về Phú Bổn dọc đường thấy có quá nhiều xác thừơng dân ,xác phân hủy mùi hôi thối nồng nặc và ruồi thì bay như mây bụi không dám mở mồm vì nó sẽ lọt vào đầy miệng mình. Sau này hỏi tin tức là sao nỡ pháo kích và bắn vào thường dân thì họ giải thích là người dân mà chạy theo lính Ngụy mà không ở lại với quân giải phóng thì cũng là loại dân "phản động" mà thôi,sông chết không quan trọng.Thật là một cái địa ngục trần ai,có thể là "đại lộ kinh hoàng" năm 72 ở Quảng Trị chắc cũng không bằng .
11/11/201621:09:35
Khách
Tội ác Việt cộng Mậu Thân 68

" Giải Khăn Sô Cho Huế"- Nhã Ca :Từ dưới nền đất, cách chừng hai dãy ghế, một người đàn bà lồm cồm bò dậy. Chị đứng thẳng, tay vẫn ôm cái bọc khư khư. Lúc này trời sáng, tôi nhận ra được cái bọc bằng vải, bên trong là gì? Một đứa bé? Sao không thấy cựa quậy nhúc nhích? Ðứa bé bịnh nặng? Thiếu ăn? Hết hơi sức? Ðôi mắt của chị đàn bà không còn chút thần sắc. Chị liếc nhìn chúng tôi bằng ánh mắt khờ khạo rồi cúi xuống đung đưa cái bọc vải, giọng rền rĩ:
“À... ơi! Con ngủ đi con... À ơi... Ru hời ru hỡi là ru... Bên cạn thì chống, bên su (sâu) thì chèo... Ngủ đi con... Con ngoan... con ơi là con!”
Giọng chị rít lên:
“Con ơi là con. Con ơi!”
Chị đàn bà bật khóc. Tôi không hiểu tại sao chị ru con mà khóc? Chắc hôm qua nhà chị bị cháy, chồng chị chết rồi, chị bồng đứa con chạy thoát? Thái nằm day mặt về phía chị đàn bà, hỏi:
“Con chị đó há?”
Chị đàn bà gật đầu. Gật tới mấy cái liên tiếp.
“Nó mần răng mà chị khóc? Nó đau ốm chi không?”
Chị đàn bà ôm chặt cái bọc vải hơn, hơi quay người như sợ người ta giành mất:
“Không răng. Không răng hết.”
“Gia đình chị mô hết rồi?”
“Chết. Chết hết. Chết. Chết hết, còn mô nữa...”
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.