Hôm nay,  

Nguyễn Hữu Liêm Đưa Ra "Một Triết Học Về Lịch Sử Việt"

07/11/201610:30:00(Xem: 15101)

NGUYỄN HỮU LIÊM ĐƯA RA "MỘT TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ VIỆT"

 

Lê Giang Trần

 

Nguyễn Hữu Liêm là một nhà văn triết học, tôi gọi vậy, vì từ khi ông xuất hiện trên văn đàn đã tuần tự xuất bản:

- Dân Chủ Pháp Trị: Luật pháp, Công lý, tự do và Trật tự Xã hội (1991)

- Tự Do và Đạo Lý: Đọc và Khai giải triết học Pháp quyền Hegel (1996)

- Thời Tính, Hữu Thể, Ý Chí: Một luận đề Siêu hình học (2014)

 

Và vào dịp lễ Tạ Ơn / Thanksgiving năm nay (2016), ông sẽ trình làng văn học một tác phẩm mới: Sử Tính và Ý Thức, được chua thêm tiểu tựa: Một triết học về lịch sử Việt. (Available at Amazon.com on Thanksgiving 2016)

 

Và, tôi may mắn được ông giao việc dàn trang cho quyển sách này, nhờ thế, trong việc làm, tôi được đọc qua đôi ba lần tác phẩm này; cảm nhận đây là một công trình công phu của ông và có lẽ ông đã cưu mang trong tâm tưởng từ lâu lắm, có thể theo tôi đoán, từ khi ông đi ra khỏi nước nhà, sống tại Hoa Kỳ và còn trở thành một giáo sư dạy môn Triết tại San Jose City College, California.

 

Có thể lắm. Với kiến thức chính yếu triết học, ông đã cưu mang một nỗi niềm “vong quốc”, để từ đó ông xét lại lịch sử của nước Việt Nam trải dài từ thời mới lập quốc, đến kiến quốc, sang "một ngàn năm nô lệ giặc Tàu", "một trăm năm đô hộ giặc Tây", "ba mươi năm nội chiến từng ngày" (như Trịnh Công Sơn đưa vào nhạc phẩm "Gia Tài Của Mẹ") với một lăng kính triết lý mà ông thừa khả năng lý luận, lập luận, ghi thành tác phẩm "Sử Tính và Ý Thức" và giới thiệu đến chúng ta, ít ra là những người Việt sống lưu vong ngoài thế giới, cũng như sẽ giúp cho thế hệ trẻ sau này qua tác phẩm giá trị này, có thêm cái nhìn mang tính triết học về lịch sử của Việt Nam quê mẹ, chứ không bị ám ảnh hay thu thập hiểu biết lịch sử về "Mother Land" của mình một cách thô thiển và đầy tính tuyên truyền của nhà cầm quyền Cộng sản VN sau khi chiếm đoạt trọn vẹn miền Nam nước Việt, với danh xưng của "Bên Thắng Cuộc", họ tha hồ  dựng lên một lịch sử hoàn toàn bằng lời lẽ của kẻ chiến thắng. Dù ngẫm cũng đúng, lịch sử lịch sử thường "nằm trong tay" kẻ thắng trận, Âu Tây cũng thế, không riêng gì trời Đông.

 

Tôi có một kiến thức hết sức giới hạn trong lãnh vực triết học, mặc dù tôi biết khuyết điểm của mình nên bỏ công sưu tầm và đọc được một sách Triết học; dù thế, vẫn tự biết mức độ hiểu biết của mình về chuyên môn này thật là ít ỏi. Tôi phải nêu ra như vậy, vì tôi muốn nói rằng, không vì thế mà tôi đọc những tác phẩm luận đề về triết lại không hiểu"trời trăng mây nước" gì cả. Hiểu theo tâm tính mình, hiểu theo tâm hồn mình, và hiểu theo tri thức chủ quan có giới hạn của mình, trong một tinh thần cởi mở chân tình đứng về phía tác giả, để biết lắng nghe những gì trình bày. Và tôi tin rằng độc giả đọc quyển sách "Sử Tính và Ý Thức" cũng sẽ như thế. Dẫn nhập trước khi dẫn độc giả đi vào nội dung khai triển, Nguyễn Hữu Liêm mở lời:

 

Đây là một hành trình Sử Lý qua cái Ta của Việt tộc trong tiến trình khai mở năng lực tự ý thức. Như là một nhân thể, quốc gia Việt Nam được thụ thai từ đời Hồng Bàng, qua các vua Hùng và suốt 10 thế kỷ cưu mang, chính thức khai sinh chào đời với nhà Đinh, đến thời kỳ lớn dậy trong ý thức thân xác / lãnh thổ, nuôi dưỡng sinh mệnh qua các thời Lý, Trần, Lê, đến những thời kỳ tự phân thể, nội chiến, khủng hoảng để hồi sinh và trưởng thành.

 

Trên hành trình 20 thế kỷ nầy, trong ý chí của một dân tộc bị nô lệ, cái Ta dân tộc đã trải qua những chặng đường trên trường biện chứng chủ-nô giữa cái Ta của Việt chống đối cái Ta nhà Hán, nhà Phật chống nhà Khổng, nhà Nho chống Thực dân, Đế quốc, Cá nhân chống Đại thể, Đạo đức (Morality) đối nghịch Luân lý (Ethics), cái Sẽ Là đối với cái Đã Là. Đây là một thiên trường sử của một năng lực tự-Ngã trên con đường tranh đấu để được công nhận đồng lúc tự soi sáng chính mình. Khi biện chứng chủ-nô đối với ngoại lực được hoàn tất năm 1975,thì cái Ta dân tộc phải đang trải qua một vòng biện chứng nội tại khác, trong một bản sắc tự ý thức mới, khi vai trò chủ-nô trở nên một cuộc nội chiến âm ỉ nhằm kiến lập một căn cước tính Sẽ Phải Là cho quốc gia.

......

Trên cơ sở triết học của chữ Thời, chúng ta hãy cùng nhau bước lên một tầm cao hơn nhằm nhìn lại lịch sử của chính mình, để không bị vướng mắc và giam hãm trong ý thức và tâm lý chính trị giới hạn, để thông hiểu cái logic đằng sau những biến cố thăng trầm trên chuyến tàu lịch sử của cái Ta dân tộc hiện nay vẫn còn đang nỗ lực khai sáng năng lực tự ý thức cho mình." (tr. 15)

 

Rồi bước vào Chương thứ nhất, ông khéo mời gọi:

 

Đã đến lúc chúng ta, người Việt Nam, hay cho những ai quan tâm đến Việt Nam, hãy nhìn lại lịch sử Việt từ góc độ triết học. Thế nào là góc độ triết học? Lịch sử, hay bất cứ một đối thể nào mà tri thức con người cần thông hiểu, đều là sản phẩm của kiến tạo và phiên giải. Khi nhìn lịch sử trên cơ sở triết học, chúng ta nhìn quá khứ Đã Là qua các phạm trù siêu hình khi mà sự kiện và sử liệu từ thời gian đã được chuyển hóa và nâng lên tầm mức khái niệm.

 

Từ đó, dần theo chiều dài của tác phẩm, tác giả nêu lên những giai đoạn lịch sử mà những mấu chốt này đã khiến cho ông tư duy nhìn ra "tính triết học", nhìn ra "bản chất" của vấn đề, hoặc nhẹ nhàng hơn, là những "nguyên nhân" để từ đó đột phát, hoặc kéo dài trì trệ, hoặc là "sự lặp lại" của lịch sử v.v... Những điều mang tính triết lý cao thâm này, được tác giả giải thích cũng như định nghĩa qua một số danh từ, chủ yếu như "Sử Tính", như sau:

 

"Con người là sinh vật Sử Tính, và họ là nạn nhân của Lịch sử khi họ đứng quá gần với biến cố thuần trên căn bản của sự kiện và những yếu tố thực nghiệm để rồi bị đắm chìm trong chuyện đã xảy ra, nhận diện chính mình trên một bình diện biến cố, tự cho mình một quan điểm về sự thật sự kiện, vững cứ trên một số nguyên tắc đạo đức, hay niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, mang một lập trường thiên vị về một góc độ tình cảm nào đó cho chuyện quá khứ.

 

Từ sự định hình tình cảm về Lịch sử, nhất là những chuyện vừa xảy ra khi mà cuộc đời của họ hay là gia đình, thân thuộc đã nhúng tay vào một phe phái thời cuộc, thì Lịch sử không còn nằm ở phạm trù khái niệm mà là của tình cảm và xúc động cá nhân. Trên cương vị bình thường là một con người trong một quốc gia hay thời đại, ít ai có thể vượt qua. Nhưng đó là điều mà người học triết cần bước qua. Đây là viễn kiến và chủ đích của triết học lịch sử: Vượt qua thiên kiến và những điều kiện tâm lý cá nhân nhằm thông hiểu Lịch sử trên cơ sở khái niệm từ một chiều cao vừa đủ." (tr.22)

 

Ở trang 29 vẫn còn trong chương I, cũng rất đáng lưu tâm độc giả khi ông nhấn mạnh:

 

Từ góc độ cá nhân là một con người Việt Nam, sinh ra và vướng vào nghiệp căn của dân tộc nầy, có thể chúng ta đã quá quan trọng hóa lịch sử Việt. Nhưng rất có thể, chuyện Đã Là của một hiện tượng quốc gia và dân tộc được biết đến là Việt Nam chỉ là một chuyện rất nhỏ, một chú thích không quan yếu, một biểu dấu không lớn lao gì trên quá trình tiến hóa của văn minh nhân loại toàn cầu. Chuyện Việt Nam không phải là một thiết yếu tính lịch sử. Quốc gia nầy có thể đã không sinh ra và phát triển, hay đã bị diệt vong chung cùng với số phận của hàng trăm hiện tượng quốc thể bị chết yểu suốt cả ngàn năm qua.

 

Ông viết tiếp,

 

Sử Tính là trình độ và bản sắc Thời Ý được hiện thân qua biến cố, anh hùng lịch sử, và muôn vàn thể trạng khác nhau, từ hình thái nhân văn, kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật – và cả cấu trúc vật thể và thiên nhiên. Khi ý chí quốc dân đã định hình thành một bản sắc, một cơ sở cố vị, một mẫu số chung, thì dù với bao nhiêu biến số thời cuộc, thì Sử Tính của một quốc gia vẫn chỉ thay đổi trong vòng chu vi giới hạn cho mức độ khả thể và khả thi của khối quần chúng và thời đại đó. Đó chính là Sử Mệnh của một nước. Ở đây, chúng ta sẽ cố gắng khai phá, thăm dò, truy cứu sử liệu Việt nhằm đưa ra một đề án suy lý về những yếu tố và điều kiện con người, địa lý, vị thế quốc tế trong vô vàn biến số liên hệ để tìm xem bản sắc Sử Tính Việt – với biên độ giới hạn cũng như tầm mức khả thể của nó. Đây là đề án triết học nhằm thử nắm được Thời mệnh của Sử Tính Việt trên các phạm trù khái niệm của chữ Thời.

(tr. 40)

 

Sử Tính Việt Nam khởi đi bằng ý chí vươn thoát Trung Hoa. Tuy nhiên, từ trong Sử Tính đầy bất khuất tích cực đó mà Sử Tính Việt đã được tô đậm bởi một tâm thức phủ định: tâm lý hận thù và nhục nhã. Đây là một tâm thức nô lệ. Mỗi lần bị đô hộ là một lần quốc thể đã bị chết – nhưng đó cũng là một cơ hội tái sinh cho một tổ quốc thực hữu tốt hơn, mạnh hơn, độc lập và tiến hóa cao hơn. Và vì vậy mà cho dù bao lần chết đi, sống lại, tâm ý Việt vẫn bị giam hãm bởi thực tế nghiệt ngã của một nước nhược tiểu bị kềm kẹp bởi người Tàu. Mặc cảm tự ty – cũng như hận thù – đối với Trung Hoa dần dần nô lệ hóa ý chí Việt.(tr. 87)

 

Chương IV với tiêu đề: "Sử Tính Việt Qua Các Thời Kỳ", tác giả không quên lưu ý chúng ta về cái tên của mảnh đất quê mẹ chúng ta, khởi thủy ra sao, rồi quốc hiệu được "tước phong" bởi đại quốc Trung Hoa với chủ ý miệt thị, sau một tiến trình lịch sử lâu dài gìn giữ đất nước, chống lại sự xăm lăng của nước Tàu, hãnh diện tuyên bố với đại quốc phương Bắc rằng "Nam đế sơn hà Nam đế cư", để từ sử-ý ấy, cái-ta-Việt tự khoác cho mình một ý nghĩa hãnh tiến:

 

"Việt" là "VƯỢT", Việt Nam là TIẾN VỀ PHƯƠNG NAM, VƯỢT BIÊN về Nam, rất phù hợp với dòng lịch sử của Bách Việt, di thoát xuống phương Nam trước sức ép chiến tranh trong lãnh địa rộng lớn nơi phương Bắc luôn bị xâu xé từ thời "Đông Châu Liệt Quốc"; rồi người Việt còn "mở mang bờ cõi" (danh từ hãnh diện tự hào của kẻ chiếm nước khác bằng hành động xâm lăng), nước Việt TẤN xuống phương Nam, tiêu diệt vài nước nhỏ, tạo thành một hình thể chữ S như nước Việt ngày nay. Và, trong quyển sách này, người Việt Nam lại một lần nữa VƯỢT ĐI, VƯỢT BIÊN đi ra ngoài thế giới, từ đó, nhìn lại SỬ TÍNH mà phát sinh Ý THỨC, một ý thức sẽ thực thi tạo nên một nước Việt xứng đáng, phục hồi lại mỹ danh từng được thế giới ca tụng là "Hòn Ngọc Viễn Đông".

 

Cũng theo Ngô Sĩ Liên thì Bách Việt là từ mà người Hán dùng để gọi chung các tộc người khác Hán sống ở miền Nam Trung quốc thời xưa. Theo đó, thì tên Việt (Yueh), Bách Việt, hay Lạc Việt,Việt Thường (Yueh Sang) lần đầu xuất hiện trong Sử Ký của Tư Mã Thiên (khoảng năm 91 trước CN). Cũng theo Keith Weller Taylor thì từ “Việt” (Yueh) là một tên gọi khinh thường mà người Hán dùng khi nói đến những dân mọi rợ, kém văn minh ở phía nam. Trong đó có từ Lạc (Lac Yueh) cũng là một tên gọi như thế khi nói về các dân tộc thoái hóa. Từ Âu (Ou) trong Âu Lạc, cũng vậy, là một từ nói về một phe cánh quân phiệt cực đoan của truyền thống Trung Hoa.

Vậy Ta đã thấy rằng từ khởi nguyên của ý chí lập quốc, trên bình diện ngôn ngữ, dân tộc Việt đã lấy một tên gọi về một định danh tiêu cực, hạ cấp để biến tên gọi nầy thành một căn cước tính đầy hãnh diện. Từ “Việt” dần dần mang một ý nghĩa tích cực trong tâm ý dân Việt: Việt là vượt, là vươn thoát, là giải phóng, là thoát ly. Ý chí lập quốc của dân Việt, trên bình diện ngôn ngữ, đã biến một thuộc tính của Trung Hoa, a Chinese predicate, thành nên một chủ thể lịch sử – a historical subject. Về Sử Tính thì đây chính là một năng ý phủ định và xác định trong biện chứng sáng thành của tâm thức dân tộc.(tr.102-103)

 

Với những dẫn chứng, dẫn giải lưu ý quan trọng như trên, đã buộc tôi phải đọc cẩn trọng những điều ông phân tích, lý luận, nhằm sáng tỏ mục đích của tác phẩm. Có một "nhận xét" về "con người Việt" trải qua xuyên suốt lịch sử của đất nước cho đến hiện thời, là điều khiến tôi thú vị vô cùng, vì dường như tôi cũng có nhìn thấy tương tựa như vậy (dĩ nhiên không qua lăng kính triết học), từ khi bản thân trải qua biến cố lịch sử mất miền Nam tự do rồi trở thành người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ, khi bước ra khỏi xứ Việt, bước ra ngoài thế giới, mở tầm nhìn về văn minh, nâng cao tư duy về nhân bản, bấy giờ tôi cảm thấy thật xấu hổ về con người lạc hậu của mình sống nơi một quốc gia chậm tiến; nhờ biết xấu hổ, tôi đã "trưởng thành", học hỏi những cái hay của xứ người, nếp văn minh của những dân tộc đã được quốc gia của họ cung cấp cho một nền tảng trí thức, rồi từ đó, có những con người tri thức thăng hoa hiến mình cho xã hội, nhân loại, hay ít ra đóng góp cho chính đất nước của họ, như ở nước Mỹ chẳng hạn, thu góp và sinh sôi nẩy nở biết bao nhân tài. Nhưng TÀI chưa đủ, còn đòi hỏi thêm ĐỨC, lấy điển hình từ một chức quan nhỏ nhẫn đến muốn ứng cử ngôi vị tổng thống, cá nhân người ấy phải có một lý lịch "sạch sẽ" và cộng thêm "đạo đức", đôi khi chỉ vì người hôn phối vợ hay chồng của họ có quá khứ không tốt lành sẽ làm cho cá nhân ra tranh cử bị loại khỏi danh sách ứng cử viên.

 

Tác giả nêu lên nhận thức về con người Việt mà ông gọi là: "Một lịch trình khôn lớn cho đứa trẻ Việt Nam" như sau:

 

"Nếu chúng ta coi Việt Nam qua hai ngàn năm lịch sử như là sự ra đời của một con người thì Ta sẽ có một biểu trình như sau. Chín thế kỷ đầu Công nguyên, từ khi hai Bà Trưng xưng vương đến khi Đinh Bộ Lĩnh thành hình nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ thứ X, đại diện cho chín tháng mang thai của bà mẹ Sử Tính Việt. Đứa bé Việt Nam ra đời và được nuôi dưỡng bởi ý thức Việt tộc trong đạo lý nhà Khổng và Phật giáo trong triều Lý. Ở cuối triều Lý, 1010-1225,thì đứa trẻ lên tám. Nhà Trần, 1225-1400, nuôi chú bé lên 10, và nhà Lê, 1428-1527, lên 12. Thời nội chiến Mạc, Trịnh, Nguyễn đến khi Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh, 1527-1789, thì chú em lên 13. Triều đại nhà Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại, 1802-1945, thì chú em nay là chàng ở cửa thiếu niên tuổi 14. Triều đại Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản, 1945-2010, đưa chú em lên 15 tuổi. Và ở thời điểm nầy, thập niên thứ nhì của thế kỷ XXI, chàng thiếu niên Việt Nam đang bước vào tuổi 16. Tức là, sau 20 thế kỷ, cái Ta dân tộc Việt đã đi được một đoạn đường khá xa và dài, nhiều gập ghềnh lên xuống và gãy đoạn, nhưng cũng chỉ được trưởng thành lên đến tuổi thiếu niên Ở đầu thế kỷ XXI, cái Ta dân tộc bước vào tuổi thanh-thiếu niên của 16 nhờ tiếp xúc học hỏi với văn minh Âu Mỹ. Chàng bắt đầu ý thức được chủ đích và ý nghĩa cuộc đời và ý thức đượcmình phải làm gì thực tế cho đời mình.

.....

Về mặt tích cực thì chàng thiếu niên Việt đã mang một năng lực ý chí sinh tồn, một truyền thống Khát Sống và Hiếu Thắng cao độ cộng với một bản sắc tự-Ngã đầy tự ái dân tộc. Anh

siêng năng học hỏi, khai phá – nhưng lại ít khi đào đến được chiều sâu cho đối tượng nghiên cứu. Cái Ta dân tộc ở giai đoạn hiện nay là vậy: Một thiếu niên 16 tuổi, nửa quê, nửa tỉnh, nhiều ý chí thành đạt và đầy tham vọng nhưng thiếu chiều sâu, ít kiên nhẫn, một mặt thì chân thành, nhưng cũng nhiều ảo tưởng. Bi kịch Sử Lý Việt Nam trong suốt thế kỷ qua là bi kịch của một anh thiếu thời ở tuổi 15 vừa từ quê lên tỉnh, đầy nhiệt huyết, bắt đầu có lý tưởng, biết

yêu đương, sinh lý và tâm lý đang phát huy cao độ – nhưng không có một nền văn hóa chủ đạo vững chắc nhằm điều hướng chọn lựa cho đại thể tính quốc gia. Từ đó, từng bước chân đi tới trên hành trình Sử Lý đã trở nên những mò mẫm thử nghiệm trong bóng tối vô minh. Thảm họa lịch sử cho dân tộc, do đó, là kết quả không thể tránh khỏi."(Ch. XV)

 

Tác phẩm này có tựa đề với hai đại danh từ, tiếp theo sau "Sử Tính" sẽ là "Ý Thức", nghĩa là sau khi chúng ta thu liễm được thế nào là sử tính, hẳn nhiên "nhận thức" ấy sẽ phát sinh ra "ý thức". Từ đây, chúng ta đã biết NÊN làm gì và PHẢI làm gì, vấn đề còn lại đòi hỏi là HOW? /

LÀM THẾ NÀO? và WHO? / AI ĐỨNG LÊN LÀM?; dĩ nhiên, THỜI TÍNH ẤY (WHEN?) phải chín muồi, khi dữ kiện chín muồi thì LỊCH SỬ xảy ra. Cũng trong chương XV là chương

khép lại tác phẩm, Nguyễn Hữu Liêm lập luận rằng:

 

Đối với ý chí Sử Tính, con người mang hai nỗi sợ: Sợ chết và sợ sai lầm. Ở thế hệ cha ông và của những chiến sĩ đấu tranh dành độc lập, suốt chiều dài lịch sử Việt, từ các dân quân thời hai Bà Trưng đến các anh Việt Cộng của Mặt Trận GPMN, cái Ta dân tộc đã mang ý chí hy sinh thân mạng để họ không biết sợ chết, coi cái chết nhẹ như bông hồng, và là một phần cuộc sống. Chân lý Sử Tính được hiện thực từ cái chết. Nhưng họ đã không biết đến, không ý thức được cứu cánh đấu tranh trên khái niệm sai-đúng. Họ đã không biết sai lầm là gì. Tuy nhiên, ở chân trời tự ý thức của cái Ta dân tộc hôm nay, đang có một vài tín hiệu hy vọng.

Cái Ta chính trị quốc thể mới đang khai mở năng lực tự-Ngã trên các phạm trù khái niệm chính trị phổ quát - thay vì bằng ý chí hy sinh thân mạng như tổ tiên đã. Cái Ta hôm nay không còn đương đầu với cái chết, vì họ đấu tranh trên bình diện chính trị và tư tưởng. Nhưng Ta phải đối diện với khả thể đúng-sai trong hành động. Và chỉ có một nỗi lo sợ cần phải vượt qua – đó là sợ sai lầm.

...

Hiện nay, chúng ta phải biết là cái Ta dân tộc đang ở Thời Quán nào. Hãy nhìn vấn đề vượt qua mặt nổi hiện tượng để ta có thể có một nhận xét khách quan và bình thản hơn. Đất nước và con người Việt Nam ở Thời Quán hôm nay đang đi vào cơn thoái trào cách mạng của ý chí

lịch sử mà HCM đã khai mở. Khi đại thể tính quốc gia, mà hiện thân là Đảng Ta và nhà nước, cùng tập thể cán bộ đảng viên, đang đi vào trào lưu vong thân, thoái hóa và băng hoại,

thì tất cả đều chỉ đi theo quy luật tự nhiên của biện chứng tự ý thức. Cái gì cũng có cái Thời của nó. Cái gì lên càng cao thì nó càng xuống thấp. Đảng Ta và đất nước nầy cũng theo quy luật nầy. Bây giờ, vấn đề là cơn nước thủy triều còn rút xuống bao xa và bao lâu nữa? Cả dân tộc, và cả nhân loại trong cộng đồng thế giới, cùng đang chia sẻ con đường Sử Lý của cái Ta nầy.

 

Nơi chương cuối, trước khi kết luận, phần tiểu đề: "Cứu cánh Nhân thức", tác giả nhấn mạnh:

 

Lịch sử Việt Nam là một phần của lịch sử thế giới. Cái Ta dân tộc là một phần tử trong tổng thể cái Ta nhân loại. Cái Ta trong Sử Tính Việt mang cho nó một bản sắc tự ý thức riêng, một Sử Tính tiến hóa khác, nhưng đồng thời nó vẫn nằm trong nhịp độ và vận tốc tiến hóa cho cái

Ta nhân loại. Không có quốc gia, dân tộc nào thoát ra khỏi quy trình chuyển động nầy....

 

Vả ông kết luận:

 

Sử Tính mang một bản sắc cứu cánh nội tại phát huy và hiện thân theo logic của Thời Lý. Đó là mệnh đề cơ bản mà luận đề triết học Sử Lý nầy đưa ra. Xin hãy nhớ rằng hành trình còn xa, rất xa cho cái Ta dân tộc nầy vốn đang ở lứa tuổi 15, đi tới 16. Cho đến một ngày, ở tuối 21 đến 30, hay xa hơn nữa ở tuổi 50, – để cho cái Ta dân tộc lớn lên một tuổi thì phải cần đến một thế kỷ Sử Tính – khi mà “ngũ thập tri thiên mệnh” thì cái Ta của Việt Nam mới có cơ hội phát huy cao độ tiềm năng Nhân Thức cho mình. Đó mà lúc mà – xin nhắc lại thêm lần nữa – cá nhân lớn lên thành cá thể, cá thể dung thông với đại thể, ý thức hóa giải vô thức,

cái Đang Là nắm tay với Sẽ Là, quốc gia lớn lên thành quốc thể, để cá thể trở nên công dân. Đây là Thời Quán mà tổng thể sinh hiện từ chủ quan đến khách quan được đồng quy trên biện chứng tự ý thức, khi chủ và nô không còn nữa, và ý chí lịch sử sẽ là năng lực tinh thần mới cho một khả thể hạnh phúc từ thực tế khách quan đến đời sống nội tâm. Đó chính là lúc mà Ý Niệm Nhân Thức đã dung hợp với khái niệm và thực tại để cho chữ Thời và ý Sử sẽ không còn là mối bận tâm cho chúng ta.

Tác giả dùng từ ngữ "Nhân Thức", ý thức của con người, trong chiều hướng "nhân bản" triệt để, điều mà từ cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XI được các nước tự do hùng mạnh như Mỹ cổ súy, mong muốn các nước chậm tiến nên coi trọng CON NGƯỜI và nâng cao GIÁ TRỊ CON NGƯỜI, vì từ nghìn xưa chính con người đã tự đặt vị trí của sinh loại con người lên trên

tất cả sinh loại muôn loài; đến thời đại con người tự hào đã vươn lên tầm VĂN MINH tột độ như thời đại hôm nay, con người không thể còn bị con người bạc đãi nữa. Cho nên, thế giới tự

do lên tiếng đòi hỏi những quốc gia còn tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản đã lỗi thời, họ nên sớm sủa thay đổi phương thức cai trị, chấm dứt trò chà đạp NHÂN QUYỀN; đồng thời, những cá thể và tập thể ở những nước tự do dân chủ cũng góp tay TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN, can thiệp vào những hành động đàn áp nhân nhân quyền, điển hình như ở Tây Tạng vừa qua, bị Trung Cộng dẹp bỏ một khu làng tu học, đã đàn áp và đánh đập tàn nhẫn những nhà sư cùng dân làng can đảm đứng lên biểu tình chống lại sự việc vô nhân đạo này. Trong chiều hướng toàn thế giới tự do phát huy và cổ võ về nhân quyền như thế, đối với chúng ta là những con người Việt Nam được sống ngoài thế giới tự do, ắt chúng ta khi nhìn vào xã hội trong nước Việt Nam đang-là như thế, sao chúng ta không khỏi bất nhẫn, một dân tộc tự hào có "4,000 năm văn hiến" lẽ nào lại mãi chịu nhu nhược bởi một chế độ Cộng sản cai trị người dân đầy bạo lực bạo tàn? Nói theo danh từ triết học, không lẽ "Sử Tính" của đất nước Việt hiện tại không đánh động gì đến NHÂN TÂM để phát sinh được một "Ý Thức", một "Nhân Thức" cứu nước hay sao?

lê giang trần

(11/06, 2016)

 

 



Ý kiến bạn đọc
08/11/201618:23:46
Khách
N-H-Liêm dạy ở SAN JOSE là niềm hãnh diện của người Việt.Nhưng Trí mà Thức chưa thì không rõ ? Bài còi hụ Lê Giang Trần đọc chưa?
Thời kỳ kinh tế US slow down,sẵn dịp GET JOB ,phần lớn về VN nói là để thăm người thân, và khoe luôn .
Đó là thực tại .
LÊ GIANG TRẦN "open mind" giúp đọc gỉa.
08/11/201612:19:02
Khách
Đáng khinh bỉ một tên "trí thức" có tư tưởng chính trị thay đổi như con tắc kè này.
08/11/201607:50:41
Khách
Đừng mất thời gian và tiền bạc để đọc Nguyễn Hữu Liêm !
Viết cái gì rườm rà , trên mây , không thấy thực tế đất nước từ 1975 đến nay đang đứng trên bờ phá sản lần thứ hai .
Cất công đi giới thiệu một tác giả kém nhận thức , ngụy tín ( và về tư cách đạo đức, ông Liêm cũng chẳng trung thành với vợ của ông ) để trình bầy những vấn đề cao xa hơn khả năng , cũng là việc làm thật đáng tiếc :-(

Hết ý !
08/11/201600:31:56
Khách
Khỏi đọc bài chủ vì tôi đã biết Nguyễn hữu Liêm là ai.

Nguyễn hữu Liêm là một trong số những người từ Mỹ bay về Hà Nội tham dự “Đại hội người Việt ở nước ngoài” do Cộng Sản Hà Nội tổ chức năm 2009. Sau đó, Nguyễn Hữu Liêm viết bài “Nơi giữa Đại Hội Việt Kiều: Một nỗi bình an”của mình “. Nguyễn hữu Liêm viết : "Trong hai mươi năm qua, tôi đã bao nhiêu lần về lại Việt Nam..."

Và rằng " Ngày thứ ba của Đại hội, ở cuối phần bế mạc, tôi cùng đứng dậy chào cờ. Bài “Tiến quân ca” được vang cao trong cả hội trường. Tôi nhìn qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và ngạc nhiên khi thấy hầu hết – kể cả những người mà tôi không ngờ – đang vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam! Hồ Chí Minh! Cả hội trường, và tôi, cùng hân hoan trong tất cả (vẫn là) cái hồn nhiên mà dân tộc ta đã bước vào từ hồi thế kỷ trước. Tôi thầm cảm thấy mình thật sự bình an khi đất nước này đã mở rộng vòng tay đón tôi trở về ..."

Và rằng : " Xin chân thành cảm ơn tất cả. Ôi hỡi quê hương Việt Nam. Lần này, tôi đã thực sự trở về! " .
07/11/201619:30:55
Khách
Trích NGUYỄN HỮU LIÊM – NƠI GIỮA ĐẠI HỘI VIỆT KIỀU: MỘT NỖI BÌNH AN, Talawas: "Ngày thứ ba của Đại hội, ở cuối phần bế mạc, tôi cùng đứng dậy chào cờ. Bài “Tiến quân ca” được vang cao trong cả hội trường. Lạ thật. Tôi chưa hề từng nghe Quốc ca Việt Nam (này) trong khung cảnh thể thức như thế. Từ ấu thơ đến bây giờ, tôi từng hát Quốc ca của miền Nam, trước năm 1963 thì cùng với bài hát buồn cười “Suy tôn Ngô Tổng thống.” Ba mươi bốn năm qua là Quốc ca Hoa Kỳ xa lạ, Star Spangled Banner. Nay thì tôi lại nghe và chào Quốc ca Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng. Con người là con vật của biểu tượng. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước. Tôi cảm nhận được một dòng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ trên đầu như là khoảnh khắc thức dậy và chuyển mình của năng lực Kundalini. Tôi nhìn lên phía trước, khi vừa hết bài Quốc ca, mấy chục cô và bà đại biểu từ Pháp đang chạy ùa lên sân khấu, vỗ tay đồng ca bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tôi nhìn qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và ngạc nhiên khi thấy hầu hết – kể cả những người mà tôi không ngờ – đang vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam! Hồ Chí Minh! Cả hội trường, và tôi, cùng hân hoan trong tất cả (vẫn là) cái hồn nhiên mà dân tộc ta đã bước vào từ hồi thế kỷ trước."

Nguyễn Hữu Liêm có taì đổi maù vàng-đỏ, trắng-đen nhanh vậy sao?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.