Hôm nay,  

Lê Thành Phương (1825-1887)

29/07/201600:00:00(Xem: 5323)

Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).

LÊ THÀNH PHƯƠNG (1825 - 1887)

Lê Thành Phương quê huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ông đỗ Tú tài năm 1855, nên thường gọi là Tú Phương. Cụ thân sinh của ông là Lê Thành Cao, làm quan đốc học ở kinh đô Huế, tính ngay thẳng, sống thanh bạch. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Minh, người cùng tỉnh Phú Yên. Bà là người hiểu biết lễ giáo, cần cù, thương chồng lo con.

Năm 1885, hưởng ứng dụ Cần Vương, Lê Thành Phương mộ quân chống Pháp, với lòng yêu nước nồng nàn của người Phú Yên, chỉ trong tháng đầu cả 1.000 thanh niên địa phương cùng về tề tựu dưới lá cờ đại nghĩa. Họ cùng nguyền cắt máu ăn thề, quyết tâm chống giặc Pháp. Ngày 15-8-1885, ông cùng các sĩ phu dựng cờ khởi nghĩa tại núi Một, thôn Tân An, tổng Xuân Vinh, phủ Tuy An. Dưới lá cờ tụ nghĩa, ông được các nghĩa sĩ tôn làm Thống soái. Ông bắt đầu luyện tập binh sĩ và chia thành đội ngũ. Lê Thống soái chia quân chiếm giữ các nơi trọng yếu. Ông tổng chỉ huy toàn lực lượng, đóng quân trên núi Chóp Vung thuộc huyện Tuy An, Phú Yên.

Phó soái Bùi Giảng chỉ huy phân khu Bắc, đóng đại đồn ở núi Hòn Đồn (Định Trung). Hữu tham quân Lê Thành Bính (con trai thứ tư của ông) đóng đồn tại Long Cấm. Tham tán quân vụ Nguyễn Hào Sự giữ Tổng binh, đóng quân tại đồn Bình Tây kiểm soát dãy núi La Hiên và Võ Thiệp. Các đồn hỗ tương lẫn nhau. Nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Tuy Hòa bắt được tên Tổng binh, dân chúng hoan hô chiến thắng.

Trước khí thế của lực lượng kháng chiến, thán phục ông là một người có kiến thức vững về quân sự. Tirant, một công sứ Pháp đã gửi thư cho Thống đốc Nam Kỳ, nói về Lê Thành Phương: “Người chỉ huy chính của phong trào khởi nghĩa ở Phú Yên, là một người dũng cảm hiếm có, nghị lực phi thường. Ông đã tổ chức thành một trung tâm hoạt động mạnh mẽ ở làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh, là nơi quê quán của ông. Từ đó, ông đã cho xây đắp đồn lũy để phòng thủ với một sự thông minh hiếm có và cho tiến hành những vụ uy hiếp các đồn bót của ta, ông là người thông thạo binh pháp.”

Nghĩa quân vừa củng cố lực lượng, vừa tiến chiếm các đồn của Pháp. Để mở rộng vùng hoạt động, ngày 30-8-1885, Thống soái cử Phó soái Bùi Giảng đem 3.000 quân, tiến vào Khánh Hòa và Bình Thuận. Đến ngày 23-11-1885, quân Bùi Giảng lần lượt hạ thành Ninh Thuận, Phan Rí và Bình Thuận, rồi cho người liên lạc với các lực lượng chống Pháp vùng Nam Bộ, để cùng đoàn kết trong một mặt trận diệt giặc cứu quốc.

Nghĩa quân tiến đến phủ Ninh Thuận, đã giải thoát được những tù nhân yêu nước, đang bị Pháp giam giữ ở đây và cho họ tham gia vào lực lượng kháng chiến. Trong cuộc đụng độ ác liệt vào ngày 12-12-1885, quân Bùi Giảng bị thất bại phải rút về Khánh Hòa. Sau đấy, đội quân của Lê Thành Bính từ Tu Bông vừa đến. Ngày 14-12-1885, hai đạo quân phối hợp mở cuộc tấn công vào thành Diên Khánh, đánh đuổi được chính quyền thân Pháp ở tỉnh Khánh Hòa. Từ ngày 20-8-1886 đến 4-2-1887, quân Pháp và quân Triều đình phản công, đụng độ ác liệt với Nghĩa quân tại tỉnh Khánh Hoà. Các vị chỉ huy: Nguyễn Khanh, Lê Nghị, Trịnh Phong, Trần Đường, bị tử trận. Nghĩa quân phải bỏ Khánh Hoà rút về Phú Yên.


Thống soái Pháp ở Nam kỳ điều Thiếu tá Chevrieux chỉ huy 500 quân thiện chiến và Trần Bá Lộc đưa 1.000 quân tiến ra Phú Yên, cố tiêu diệt lực lượng Nghĩa quân dũng lược này. Ngày 5-2-1887, quân Pháp đổ bộ vịnh Xuân Đài, cuộc chiến khốc liệt. Vũ khí Pháp tối tân nên quân ta thất trận. Ông cho rút quân về đại đồn Định Trung, rồi rút về đồn Vân Hoà. Trần Bá Lộc cho bắt vợ con ông, ông khẳng khái bảo: “Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục” (Thà chết chứ không sống nhục). Ông bị bắt ngày 13-2-1887. Giặc dụ hàng, ông bất khuất, chúng đem hành hình tại bến đò Cây Dừa, phường Lụa, phủ Tuy An, ngày 20-2-1887 (28 tháng Giêng Đinh Hợi).

Ngày 23-2-1887, Hữu tham quân Lê Thành Bính bị giặc phục kích ở Vân Hòa, bị thương nặng qua đời.

Dân chúng nhớ ơn đã lập đền thờ Lê Thành Phương ở thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An, Phú Yên. Hằng năm, đông đảo đồng bào tổ chức Lễ hội tại Đền Lê Thành Phương ngày 28 tháng Giêng âm lịch.

*- Thiết nghĩ: Anh hùng Lê Thành Phương là một tướng lãnh tài giỏi về sách lược chống ngoại xâm. Lực lượng kháng chiến của ông đã chiếm trọn tỉnh Phú Yên, từ tay chính quyền Pháp. Chẳng những thế, mà tất cả những tỉnh từ Phú Yên vào Nam của miền Trung, đều được Nghĩa quân của ông giải phóng hay gây cho giặc Pháp bị thiệt hại nặng nề.

Sau khi chiếm trọn tỉnh Phú Yên, chế độ quân quản được thiết lập liền lạc, các tướng lãnh vừa đảm nhiệm việc chỉ huy về quân sự để đối phó với giặc Pháp, vừa là người lãnh đạo chính quyền để bảo vệ và lo lường đời sống đồng bào. Chính quyền mới của tỉnh Phú Yên, được chia thành 3 quân khu, đã giúp cho ông điều hành việc hành chánh và điều động việc quân sự được nhanh chóng và tiện lợi.

Lê Thành Phương đã tiên liệu cuộc kháng chiến đầy gian nguy và thử thách, nên đã cho xây dựng các căn cứ sơn phòng tại vùng rừng núi hiểm trở, làm căn cứ rút quân khi cuộc khởi nghĩa gặp khó khăn. Các căn cứ: Vân Hòa, Tổng Binh trên vùng rừng núi phía tây huyện Đồng Xuân là những căn cứ hiểm yếu, mà sau này nghĩa quân rút lui an toàn sau khi lực lượng ở đồng bằng bị thất baị, Nhờ vào các căn cứ này mà lực lượng nghĩa quân đã tiếp tục kháng chiến một thời gian khá dài, sau khi vị thủ lĩnh của mình đã hy sinh.

Sách lược kháng chiến của ông, thần tốc và toàn diện. Ông chỉ đạo các cánh quân: Bùi Giảng, Lê Thành Bính... tiến vào Khánh Hòa, Bình Thuận lật đổ chính quyền thân Pháp, mở rộng vùng giải phóng. Từ đấy, có thể bắt tay với các lực lượng đang kháng chiến ở miền Nam, với mong mỏi cùng phối hợp giải phóng toàn đất nước. Khi Pháp và Trần Bá Lộc đem đại quân từ Nam Kỳ ra đàn áp cuộc khởi nghĩa, ông đã lãnh đạo nghĩa quân nhanh chóng bố trí lực lượng để chiến đấu. Các trận đụng độ ở vịnh Xuân Đài và căn cứ Xuân Vinh vào tháng 2-1887, rất ác liệt và hào hùng.

Vùng đất do Nghĩa quân của ông giải phóng (4 tỉnh) lớn hơn hết so với bất cứ vùng đất kháng chiến nào khác.

Cảm phục: Lê Thành Phương

Lê Thành Phương, trọn sắt son lòng!
Đánh đuổi quân Tây, cứu nước mong
Kháng chiến, vẫy vùng trên bốn tỉnh
Đồng bào cung kính, nhớ nhung trông!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.