Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Đinh Công Tráng

22/07/201600:01:00(Xem: 7386)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________                  
                                .
ĐINH CÔNG TRÁNG
(1842 - 1887)
.
Đinh Công Tráng quê huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, ông nổi tiếng với chiến luỹ Ba Đình. Khi biết thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm Bắc Hà, lúc ấy ông đang làm Chánh tổng, tự đến xin gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm để tham chiến trận đánh ở Cầu Giấy vào ngày 19-5-1883.
.
Năm 1885, vua Hàm Nghi ban dụ Cần Vương, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Tháng 2-1886, Đinh Công Tráng cùng các đồng đội hưởng ứng, chọn địa thế 3 làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa); mỗi làng có một ngôi đình, từ đình này có thể nhìn thấy đình của 2 làng kia, nên gọi là "Căn cứ Ba Đình". Ba Đình cách huyện lỵ Nga Sơn 4 km. Ông chỉ huy Nghĩa quân xây dựng thành căn cứ, dùng tre làm sườn, rơm và đất ướt trộn lại để trét làm vách, dùng đất đá để xây hào luỹ. 
.
       Đinh Công Tráng cho đào giao thông hào bên trong 3 làng, bên ngoài 3 làng là vòng đai bao bọc bởi hàng rào tre và đào hầm đặt bàn chông nhọn lởm chởm để vào trong hầm rồi phủ đất ngụy trang để ngăn giặc xâm nhập. Nghĩa quân được Đồng bào giúp đỡ lương thực, nhưng vẫn ra ngoài mua thêm lương thực để dự trử. Thu mua sắt thép về đúc rèn vũ khí và tiêu diệt các đồn Pháp lẻ tẻ. Từ Ba Đình, Nghĩa quân đến nhiều nơi đã phục kích các đoàn xe vận tải của quân Pháp chạy trên con đường Bắc-Nam. Từ đấy, quân Pháp luôn bị thiệt hại nặng nên chúng quyết tâm đánh dẹp căn cứ Ba Đình. 
    .
 Trong lực lượng của ông có Phạm Bành (1827-1887), quê Thanh Hoá, đỗ cử nhân năm 1864, văn thơ lỗi lạc, trước là quan Án sát Nghệ An, người nổi tiếng thanh liêm là một nhân tài, đã có chiến sách chống Pháp năng nổ và bền bỉ.
.
Tại căn cứ Ba Đình, có 2 lần đụng độ lớn với quân Pháp:
.
 1- Lần thứ nhất: Pháp tấn công căn cứ Ba Đình ngày 18-12-1886, gồm 500 lính Pháp, có đại bác 81 ly. Trung tá Metzinzer tiến quân hướng tây nam, trung tá Dodds tiến quân hướng đông bắc, nhưng chúng bị Nghĩa quân đẩy lui. Chúng thấy không thể thắng được nên đem quân bao vây bên ngoài.
.
 2- Lần thứ hai: Pháp tấn công Ba Đình ngày 6-1-1887, trung tá Dodds cho quân tấn công lần nữa vẫn bị bại, chúng bao vây bên ngoài. Pháp điều nghiên trận địa và quyết định:
 - Nâng số quân đánh Ba Đình lên 3.530 lính (1.580 lính Tây và 1.950 lính lê dương). Ngoài ra, còn bắt khoảng 5.000 lao công đến vận chuyển đạn dược và quân dụng cho chúng.
 - Tăng số pháo sử dụng lên 36 khẩu, trong đó có 4 khẩu 95 ly, 10 khẩu 81 ly, 4 khẩu 65 ly,...
 - Đưa 4 pháo hạm và nhiều chiến thuyền yểm trợ và tiếp vận.
 - Cử đại tá Brissaud làm tổng chỉ huy. Sau khi Pháp cắt đứt xong đường tiếp tế của Nghĩa quân Ba Đình, chúng liền cho quân tiến đánh căn cứ. Lần này, Brissaud vừa cho phun lửa đốt cháy các lũy tre vừa cho nã pháo tới tấp, biến căn cứ Ba Đình thành một biển lửa, khói đen nghịt ngất trời.
     Trước sức mạnh của giặc, đêm 20 rạng 21-1-1887, Đinh Công Tráng cho quân phá vòng vây, rút về căn cứ dự phòng ở Mã Cao. Sáng ngày 21-1-1887, quân Pháp chiếm được chiến luỹ Ba Đình. Sau khi chúng ra sức tàn phá làng xóm, chúng còn bắt buộc triều đình Huế phải xóa tên ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh trên bản đồ hành chính.
.
     Đinh Công Tráng vừa đến Mã Cao, chưa kịp củng cố lực lượng thì quân Pháp đã đuổi theo tấn công. Sau 10 ngày giao tranh ác liệt, đến ngày 2-2-1887, căn cứ Mã Cao bị thất thủ. Sau đó, một số đông Nghĩa quân rút lên Thung Voi, Thung Khoai, rồi lên miền Tây Thanh Hóa, sáp nhập với đội Nghĩa quân của Cầm Bá Thước. Một số khác theo Đinh Công Tráng rút về Nghệ An. Về Nghệ An, Đinh Công Tráng định gầy lại lực lượng, nhưng đến ngày 5-10-1887, trong một trận đụng độ ác liệt với giặc, tại làng Tang Yên, huyện Đô Lương (Nghệ An), ông hy sinh.
 .
 *- Thiết nghĩ: Căn cứ Ba Đình của Đinh Công Tráng, có: Đồn Thượng ở Thượng Thọ, đồn Trung ở Mậu Thịnh và đồn Hạ ở Mỹ Khê. Các hầm chiến đấu của 3 đồn này được xây cất theo hình chữ “chi”, nhằm mục đích trách đạn pháo của giặc xuyên phá; 3 đồn có thể hỗ trợ tác chiến khi bị tấn công, đồng thời cũng có thể chiến đấu độc lập. 
.
     Có thể nói rằng căn cứ Ba Đình là căn cứ xây dựng đúng kỹ thuật về hào luỹ tác chiến. Căn cứ Ba Đình còn lợi thế được sự hỗ trợ từ các căn cứ bạn: Căn cứ Quảng Hóa của Trần Xuân Soạn, căn cứ Mã Cao của Hà Văn Mao và căn cứ Phi Lai của Cao Điền. Tuy nhiên, dù các Thủ lĩnh và Nghĩa quân Ba Đình đã cố gắng xây dựng hệ thống hào luỹ thật công phu, nhưng xét về địa lợi thì vùng đất này khó khăn phòng thủ lâu dài. Vì căn cứ lập tại một vùng đồng bằng địa thế trống trải; quân thù dễ bao vây và cô lập. Nên khi giặc đem lực lượng hùng hậu với vũ khí tối tân như đại pháo để tấn công ào ạt, thì sự thất bại khó tránh khỏi?!.
 .
     Phạm Bành là một mưu sĩ can trường, luôn có mặt tại căn cứ dù gian nguy để động viên nghĩa quân chiến đấu. Sau khi Ba Đình thất thủ, ông đưa nghĩa quân rút về căn cứ Mã Cao, giặc Pháp và bọn tay sai bắt mẹ già và Phạm Tiêu là con trai của ông để uy hiếp, ông phải tạm hàng để cứu mẹ và con, khi mẹ và con được thả, Phạm Bành uống thuốc độc tử tiết ngày 18-3 Đinh Hợi (11-4-1887). Nếu so sánh ông với Từ Thứ phò Lưu Bị; khi Tào Tháo bắt Từ mẫu thì “Từ Thứ qui Tào”, Từ mẫu rầu rĩ nói: “Thứ bỏ chỗ sáng về chỗ tối”. Sau đấy bà tự tử! Thế mà Thứ vẫn theo Tào suốt đời?! Còn Phạm Bành tạm hàng giặc để cứu mẹ và con của mình, rồi uống thuốc độc tuẫn tiết để giữ tròn khí tiết! Từ đấy, rõ ràng khí tiết Từ Thứ nước Tàu kém xa Phạm Bành nước Việt?!
 .
     Khả năng và tài trí của Đinh Công Tráng, đời đời kính phục. Tướng Pháp là Mason đã thán phục ông: “Người chỉ huy có trật tự, kỷ luật, cương trực, nghiêm trị thủ hạ nếu quấy nhiễu dân, tính ông nhẫn nại, biết mình biết người, hành quân luôn chuẩn bị chu đáo, tinh thông thế trận”. 
.
Cảm phục: Đinh Công Tráng
 .
Đinh Công Tráng, chiến lũy Ba Đình!
Quân Pháp ngại ngùng, mãi rập rình?! 
Chống giặc, nghìn đời lưu luyến nghĩa 
Phòng làng, muôn thuở nhớ nhung tình 
Phạm Bành ngẫm nghĩ, trừ quân giặc
Dân chúng lo lường, giúp nghĩa binh
“Từ Thứ qui Tào”, nhơ nhuốc sống?!
Phạm Bành tuẫn tiết, vẹn trung trinh!
.
Nguyễn Lộc Yên

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.