Hôm nay,  

Đọc “Sấp Ngửa” của Trần Yên Hòa

04/06/201600:00:00(Xem: 5355)
blank
Sách Trần Yên Hòa.

Sấp Ngửa, tác phẩm mới nhất của Trần Yên Hòa ra mắt tháng 5 năm nay (2016), sau khi vừa tái bản truyện dài Mẫu Hệ, như là một kết hợp vừa tân truyện vừa vẽ lại chân dung một số bạn văn đa phần người cùng quê anh. Sách dày hơn 350 trang, khổ lớn, trình bày in ấn đẹp, trang nhã, phát hành song hành trên amazon và các nhà sách địa phương, cùng qua địa chỉ của chính tác giả.

Vốn là một cây bút thành danh ở hải ngoại, đã ấn hành cả trên chục tác phẩm vừa thơ vừa văn, lại chủ biên một website văn học văn nghệ nhiều người thăm viếng, Trần Yên Hòa không cần giới thiệu nhiều về mình, đại để quê quán, xuất thân, bề dày văn bút, tác phẩm đã in, mà tác giả đã để Uyên Nguyên (trình bày & lay out) bê luôn phần Lời BẠT nằm gọn trên bìa sau của sách như lời trần tình dẫn dắt độc giả hiểu ngay ý nghĩă và chủ điểm về sự ra mắt tác phẩm của mình.

Là người ưa tìm và đọc các tác phẩm mới, tôi hay để ý cả hình thức lẫn nội dung, ít khi thấy có lối in ấn kiểu này, cùng lắm chỉ vài trich đọan để mào đầu những điều muốn nói những ý muốn trao cho người đọc dễ nắm bắt, thường thấy ở những ấn bản phát hành lần đầu.

Nhưng đi sâu vào nội dung của đôi dòng dẫn truyện, ta mới thấy Trần Yên Hòa muốn đi thẳng vào chủ đích, khác hẳn các lần trước, anh muốn trình làng một lối viết mới, một thách thức mới khi muốn “đề cập một thực tế đáng buồn của con người, là Sấp Ngửa khôn lường” qua bối cảnh của xã hội đương thời, trong nước lẫn hải ngoại, mà anh đã khái quát, Con người càng lúc càng đông /Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều.

Cũng qua cuốn sách, anh muốn theo chân những cây viết bậc thầy về thể loại xã hội hiện thực kiểu Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, xa hơn là Nguyễn Du, gần hơn là Nguyễn Thụy Long (như anh viện dẫn) nhằm giới thiệu với người đọc những Chí Phèo mới, những Xuân tóc đen thời kỳ đồ đểu, những tên ăng-ten thời tù cải tạo, những xếp lớn bỏ lính bỏ dân thời di tản, những tướng tá hết thời còn ham hố bon chen, những thằng lừa thầy phản bạn, những kẻ đạo đức giả, những em neo mất nết, những chàng Việt kiều hồi hộp và muôn vàn nhân vật phản diện mà nước Việt ta … thời nào cũng có.

Tôi vốn biết Trần Yên Hòa từ khá lâu, anh sống rất có tình đặc biệt đối với bạn bè, đồng đội, đồng tù, với những người anh yêu anh phục, chẳng vậy mà trong số Bạn văn anh phác thảo trong Tạp ghi Văn Nghệ (Phần 2) của sách, độc giả trong đó có tôi tuy không được quen và thân họ mức độ như anh nhưng cũng luôn có lòng kính trọng như những đàn anh đáng quí trong làng văn hải ngoại.

Cũng con người và tác phẩm, tôi thích anh ở tính nói thẳng nói thật, vừa gốc lính vừa mang dòng máu của những cây bút Quảng Nam, lãng mạn trong văn chương, trong thơ nhưng cũng không ngần ngại nói, viết những điều huỵch toẹt mà các cây bút khác có phần nể nang e dè không dám viết. Chính vậỳ mà SẤP NGỬA sẽ có nhiều đụng chạm, vì những nhân vật của anh giống như đồng tiền xu xưa, cũng có hai mặt sấp và ngửa. vừa không khó nhận diện lại xuất hiện nhãn tiền trong xã hội nơi quê nhà mà trong nhiều mẩu truyện xuất hiện trong sách này lại nằm ngay trên đất khách.

Tất nhiên truyện viết ra thường là hư cấu nhưng đôi khi nhân vật và tình huống nó thật hơn cả thật, nên anh cũng phải vịn vào mấy dòng tôi viết (trong cuốn sách mới in của ĐXT) để thưa thốt với độc giả tránh ngộ nhận, suy diễn dù đơn giản cũng chỉ là câu thòng thường thấy trong những truyện dài truyện ngắn, Tác giả hoàn toàn không chịu trách nhiệm nếu có sự trùng hợp về nhân vật, bối cảnh, thời điểm, và tình huống…

Nay quay sang nội dung của sách, xem Tác giả Sấp Ngửa có theo nổi những tiền bối đi trước như anh kỳ vọng khi muốn thử nghiệm kiểu văn chương xã hội hiện thực qua văn phong và xây dựng nhân vật của mình. Trần Yên Hòa có nhiều lợi thế là anh viết được cả truyện dài, truyện ngắn và nhiều thể loại cùng với một trí nhớ khá sắc bén những chuyện của đời, của người, của riêng anh, cho nên cứ đọc qua ta sẽ thấy văn phong khá thoải mái, không hoa hòe hoa sói, không kén ý nặn chữ như trong thơ của anh, mà lại viết giống như anh đang kể, anh kể trung thực như người trong cuộc, hay xử dụng ngôi thứ nhất TÔI trong nhiều nơi nhiều chỗ làm như câu chuyện của mình, không cường điệu, không che dấu, không ác ý, chẳng bêu rếu, có sao nói vậy kể cả những sự việc và đối thoại, độc thoại sống sượng nhất.

Ít nhất anh thành công ở điểm này, nhiều chỗ làm tôi nóng mặt đỏ mặt, phải ngừng lại và tự hỏi tại sao xã hội lại có chuyện này, con người bất nhẫn như vậy sao, cùng cảnh khổ, tù tội sao nỡ hại nhau, bồng bế nhau ra đến hải ngoại mà vẫn bon chen chụp mũ nhau không thương tiếc, rồi đạo đức ở đâu khi còn nạn cầm nhầm vợ người, vui trên thân xác phụ nữ nhẹ dạ cả tin, rồi liêm sỉ ở đâu khi còn ham hố để nhận thêm sao trên cổ, chức danh trong chính phủ ma từ tay những Chí Phèo thời đại mới?

Thôi thì đủ chuyện, qua bức màn khói giả nhân giả nghĩă, xuất hiện đủ loại những con cù đánh lận con đen, tuy không lộ hình rõ nét như những Xuân tóc đỏ, Mã giám sinh, Chí Phèo, Lý Thông một thời trong văn chương hiện thực, nhưng về mưu mô thủ đoạn trong quan hệ xã hội, tính lừa lọc vô cảm trong đối xử tình người, nhiều nhân vật phản diện trong 15 mẩu truyện của Sấp Ngửa đủ sức thuyết phục người đọc như những người thật việc thật đã được trải nghiệm và bị nhiễm độc từ một xã hội băng hoại của thời kỳ u ám trong nửa sau của thế kỷ trước.

Những khuôn mặt như Biển hói, tên ăng ten mạt hạng trong Chuyện nghe ở phòng tập thể dục, bọn hám danh sát phạt lẫn nhau trong Bạch hoá Thái thượng hoàng, ả lừa lọc tên Hằng trong Của tin, mối tình hờ giữa Đăng và Hân trong Em xưa, những mối tình lẻ của ông Việt kiều trong Thời thượng, lối sống giả giữa Nghi và Hường qua truyện Sống ảo, ký ức phũ phàng của một H.O. phơi bày trong Ảo vọng …cùng nhiều câu chuyện khác mà đa phần lấy bối cảnh và nhân vật ít nhiều liên hệ đến xã hội neo và giai thoại thường thấy trong sinh hoạt của những người lính cũ. Là một nhà văn có thời làm báo, kể cả biên tập cho một tờ lá cải rất đông người đọc, Trần Yên Hòa va chạm nhiều, biết nhiều, chưa kể mối giao lưu rộng rãi với nhiều giới trong sinh hoạt hải ngoại, cùng đôi ba lần trở về quê cũ nhìn lại thực địa, nhớ lại người xưa tạo cho anh vốn sống khá phong phú, giúp anh đưa vào truyện những cảnh đời sấp ngửa khôn lường và những con người biến chất sản phẩm của một thời xã hội nhiễu nhương.

Qua Phần hai của tác phẩm, tác giả dành hơn 1/3 số trang dưới hình thức Tạp Ghi Văn Nghệ để giới thiêu những khuôn mặt khá quen thuộc trong làng văn. Tôi không hiểu chủ ý của tác giả khi thêm phần này trong cuốn sách, tại sao không đi hết trọn cuốn cho một chuyên đề SẤP NGỬA mà lại kết hợp vừa tân truyện vừa tạp ghi mà chủ đề của sách cứ theo sở trường của người từng viết truyện dài Mẫu Hệ thì Trần Yên Hòa có thể viết bốn, năm trăm trang cho Sấp Ngửa vẫn chưa kể là đủ.

Thắc mắc cứ để đó, ta quay sang những nhân vật có thật, tôi ghi nhận tác giả rất tế nhị khôn ngoan trong chỗ giao lưu khi biết chọn bạn mà chơi/ chọn thầy mà kính trong giới văn bút, không hẳn do óc địa phương nhưng đa phần trong số họ là những người ít nhiều gắn bó vì tình bà con quê quán, vì kết nghĩa văn bút, vì hỗ trợ tinh thần, không phải từ quê nhà mà càng đậm đà tình đồng hương trong những ngày mới định cư nơi đất tạm dung.

Ta sẽ thấy những khuôn mặt rất quen thuộc với độc giả hải ngoại, từ Trần Hoài Thư, nhà văn miệt mài với Thư Quán Bản Thảo, một thời là nhà giáo đất Tam Kỳ, Phan Xuân Sinh, tác giả Đứng Dưới Trời Đổ Nát, rồi Luân Hoán, một đời thơ với kỷ lục in thơ đến chóng mặt, một Hoàng Lộc có duyên chuyên trị thơ tình, một Trần Thế Phong, chỉ một tập thơ Em ngó giùm ta, những buổi chiều để lại trong tôi nhiều xao xuyến, trừ Đạm Thạch gốc miền Nam với những câu thơ Nam rặc, còn đều là những nhà thơ gốc Quảng một thời rũ nợ chiến tranh, một đời đam mê chữ nghĩa, đặc biệt bốn người được kể vai trên vừa là đàn anh vừa bạn hiền, họ vừa làm thơ viết văn, vừa làm báo, nghiên cứu, trong đó có nhà thơ Thành Tôn, nhà báo Phạm Phú Minh, nhà văn Phạm Xuân Đài, nhà phê bình, biên khảo Trần Văn Nam, đều là những khuôn mặt văn bút rất được nể trọng tại Quận Cam.

Trần Yên Hòa viết về họ với tâm tình của một người bạn, một người anh, một đồng hương đồng nghiệp, vừa nêu bật cá tính, tài hoa, vừa trích dẫn văn thơ, cùng những kỷ niệm đáng nhớ với từng khuôn mặt. Cho nên nếu nói TYH có cái duyên vẽ chân dung các Bạn văn qua Tạp ghi thì cũng chẳng có gì quá lời vì anh phác thảo họ bằng ngòi bút trung thực, đượm tình từ chính con tim của mình. Cũng là một gợi ý nếu in riêng phần Tạp ghi với chân dung văn bút chắc sách cũng có nhiều độc giả muốn xem.

Cũng trong mục này tôi chú ý đến hai khuôn mặt không hẳn là bạn văn. Thầy Nguyễn Văn Xuân, nhà văn nhà biên khảo, nhà giáo người Đà Nẵng, mà nhiều độc giả thế hệ tôi đều biết tên. Ông đã sống trong cảnh nghèo nàn của một cao niên, cuối đời được Hội nhà văn đất Quảng in cho một cuốn sách mang tính biên khảo. Nhuận bút không trao, chỉ cho cụ hai mươi cuốn bảo đem bán lấy tiền thay cho nhuận bút. Sách khó bán, trừ vàì cuốn trong đó tác giả Sấp Ngửa khi đến thăm thầy mua dùm một cuốn.

Giai thoại thứ hai có liên quan đến nhà văn Cao Xuân Huy. Bài viết có phần gay gắt vì Tác giả muốn nói chuyện rạch ròi với cố nhà văn. Chuyện có dính líu đến một nhân vật trong Tháng Ba Gẫy Súng nên TYH muốn làm rõ sự việc sau khi đã liên lạc với nhân chứng (bạn cùng khóa) hiện còn sống để minh xác và chỉ ra người viết chuyện có thiếu sót, không hẳn ác ý, nhưng thiếu kiểm chứng và xét đóan chủ quan. Đọc xong tôi thấy như có vị đắng khi tác phẩm có thêm chuyện này trong chỗ Tạp Ghi.

Phần viết thêm: Trùng hợp khi viết bài, tôi đã mở đài VNA 57.3, theo dõi khúc chuyện trò văn học của tác giả Sấp Ngửa với nhà báo Phạm Long, chủ ý xem có chi tiết gì mới khi anh muốn giới thiệu với độc giả màn hình về tác phẩm của mình, nhưng cũng chỉ là lập lại những điều đã viết trong phần giới thiệu sách, không khai mở gì thêm. Tiện đây cũng xin chúc mừng Nhà văn Trần Yên Hòa vừa có thêm tác phẩm mới và hân hạnh mời độc giả tìm đọc như đã từng đọc và yêu mến tác phẩm của anh.

Đỗ Xuân Tê

Cali, tháng 6/2016

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.