Hôm nay,  

Ước Vọng Bay Tan

22/05/201617:11:00(Xem: 5489)

Ước Vọng Bay Tan

Kịch thơ hai màn của Nguyễn Văn Sâm

 

                  

Nhạc… Nhạc đệm như có sự trằn trọc của người không ngủ được. Dùng nhạc không lời của tân nhạc hay cổ nhạc.. Đều quan trọng là nhạc buồn. Có thể là những bài lý cổ nhạc…

Nhân vật chánh: Sương Nguyệt Anh, Con gái.

Sương Nguyệt Anh chừng 40 tuổi trang điểm thanh thoát và cao sang nhưng đơn giản, quần áo trắng càng tốt.

Nguyễn Thị Vinh: Con của SNA, chừng 14, 15 tuổi, y phục bà ba màu nhã.

Nhân vật phụ: Tiếng thời gian, Kẻ xấu.

Tiếng Thời gian: Tiếng vọng trong hậu trường lúc bắt đầu và chấm dứt vở kịch Kẻ xấu: Nhân vật nầy chỉ có tác dụng làm cho kịch không quaá nặng nề. Có thể dùng hay không. Kẻ xấu không cần hiện diện, có thể là tiếng trong hậu trường nhưng giọng phải khác với Tiếng Thời gian.

***

(Trước khi mở màn)

Tiếng thời gian: (Trong hậu trường phát ra, giọng nữ) Thời gian có khả năng ghi lại những gì xảy ra trên mặt đất lúc hiện tượng xuất hiện và phát ra lại bất kỳ lúc nào thời gian muốn. Hiện tại ở đất nước mà con cháu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và con bà trước kia sinh sống thì đương có cảnh trên sông trên biển cá chết đầy tràn trắng nước:

Lềnh mặt nước cá lờ đờ hả họng, Nổi dật dờ trên vải đủi đen thui.
Dòng sông đứng than trời như bọng: “Xót dân nghèo vớt cá chết nặng mùi.

Cảnh kẻ khó nghèo khổ phải sống ké nghĩa trang buồn vì chẳng tạo được một túp liều dầu là rất nhỏ:

Ngày nô đùa chơi hú tim hú mọi, Tối che sương dỗ giấc giữa tha ma.
Gái mới lớn trẻn trơ mời khách chọi, Hình mộ bia nhăn mặt: “Cõi ta bà!

Thời gian mời người thời nay nhìn lại người thời xưa Sương Nguyệt Anh với ước mơ giúp người dân đương bị mất Tự do và mất những thứ khác của con người khi sống trong một đất nước mà mình chẳng có quyền công dân….

(Mở Màn)

Cảnh: Cảnh đêm tối từ trong một nhà tranh nhìn ra, ngoài kia là sửa sổ có tấm liếp dựng lên hạ xuống được. Có ánh đèn sáng lù mù xa xa chớp tắt. Có thể làm đẹp hơn nếu để cảnh một dòng sông có thuyền nhỏ ở xa mà có đèn lu lu gắn trên thuyền đó. Nên có một cái bàn và hai ba cái ghế, trên bàn có bộ bình trà và ly. Hai bên sân sân khấu nghĩa là tường nhà có hình cụ Nguyễn Đình Chiểu phóng lớn và đối diện là cái bìa quyển Lục Vân Tiên phóng lớn.

 

Nguyễn Thị Vinh (NTV): Bước ra từ hậu trường trong khi người mẹ đang đi qua đi lại ngoài sân khấu lộ vẽ suy tư. (Nhạc nền…)

1           Mẹ! Nhẹ buông liếp xuống mẹ nhe!

Đèn bảo sông đen ánh lập lòe.

Gợi lửa ma trơi vờn cổ mộ,

Gợi bóng âm hồn ẩn bụi tre.

Sương Nguyệt Anh (SNA):

                              (Người mẹ thả tấm liếp xuống, đứa con vịn tay mẹ.)

5           Con yêu! Mẹ thả liếp giùm con,

Chuyện lửa ma trơi, chuyện âm hồn.

                     (Người mẹ nâng cằm con lên ngó thẳng vào mắt con)

Chỉ có trong tâm người yếu đuối,

Đó lửa thuyền chài, lửa áo cơm! (Chỉ ra bên sông)

Con yêu! (Nhạc…)

Nguyễn Thị Vinh

Mẹ yêu! (Nhạc)

Trong lúc trời đêm gió thổi lạnh.

10         Cơ hàn cóng róng áo mong manh.

Vãy chài kiếm sống trên xuồng nhỏ.

Con thấy nhói tim dạ bất bình!

Sương Nguyệt Ánh (Chầm chậm đi ra xa, về phía khán giả.)

Xúc cảm xót thương người khổ nghèo,

Là ánh thiên lương hướng nẻo theo.

15         Vô cảm vô tình không đáng sống,

Dầu ôm vàng bạc nhiều thiệt nhiều!

Nguyễn Thị Vinh:

Vâng!      (Đi tới đi lui rồi chạy đến cửa sổ nhìn quanh. Cúi đầu.)

Lòng rười rượi, buồn trông xóm vắng,

Già cô đơn, cuộc sống quạnh hiu.

Thanh niên thiếu nữ đều yên lặng.

 20       Cảnh trí tang thương, cảnh chợ chiều!

Sương Nguyệt Ánh: (trầm ngâm)

               Trên kia ngang ngược toàn giòi bọ,

             Chí lớn ngang Trời cũng nằm co!

            Con biết vì sao ra cớ sự?

            Nước mình đánh mất chữ tự do.

            Nhạc rờn rợn, rập rình như trong phim kinh dị rồi chuyển sang          nhạc buồn.

          Cho chạy một bản nhạc nào đó có/không lời nói của tân nhạc về      cảnh về tang thương của quốc gia) 

 

25           Thực dân nghiền nát bao thế hệ,

Hướng về sắc dục thỏa dâm mê.

Tạo người vô cảm cùng ích kỷ,

Giết chết dân ta với rượu chè. (Nhạc nền)

Nguyễn Thị Vinh:

Trăng sương lạnh nỉ non ngàn tiếng dế,

30        Đêm âu sầu đất nước nhuộm màu tang.

Chung quanh đây đau khổ lẫn điêu tàn,

Con thông cảm nỗi bi thương của mẹ.

SNA:

Nước nhà nghèo đói cả nhân gian.

Nên thương…

                 NTV: Bạc phận kiếp cơ hàn.

SNA:  

35          Nên thương..

                 NTV: Ánh lửa trên sông lạnh.

SNA, NTV: Thấy cảnh nghèo, đau … biết xốn xang.

(Nhạc…. nhạc đệm như đêm đang trôi trong cảnh buồn lê thê. Sương Nguyệt Anh tới bàn ngồi rót nước. Đứa con đứng kề bên.)

SNA:  Lòng  ray rức….  

                                    NVT: -- Không ích gì đâu mẹ!

NTV:   Phương cách nào?

                             SNA:  --Nâng nhận thức người dân!

NTV:   Một tờ báo…

                             SNA: – Ý hay, con sáng lẽ!

SNA:     Không bao lâu… 

                                    NTV:  --Đất nước sẽ canh tân!

(Nhạc trầm buồn để chuyển sang cảnh đêm khuya tịch mịch. Người mẹ vẫn còn thức, đứa con lộ vẻ buồn ngủ.)

SNA:

41         Con đi ngủ, mẹ ngồi đây xí nữa,

Nghĩ tương lai, một tờ báo Nữ Chung.

Chuông phụ nữ gióng lên điều cần sửa,

Ngàn điều bàn ngoài tứ đức tam tùng…

       (Đứa con ra  tới chỗ hình Nguyễn Đình Chiểu xá xá. Nhạc..)

NTV:

45      Thưa ông Ngoại, chào ông, con đi ngủ,

          Trong chiêm bao, từng chữ, đọc sách ông.

                   (Đi sang chỗ bìa quyển Lục Vân Tiên, rờ lên những chữ ...)

Con cố hiểu những điều ông ẩn dụ,

Sống làm người, trung hiếu, khắc sâu lòng.

          (Cúi đầu chào mẹ rồi đi vào hậu trường.)

SNA:

                   (Ngồi xuống bàn, tót nước uống, lật lật một quyển sách…)

             Cầm ngôn luận ta hướng người cõi thiện,

50         Dạy nhân gian bỏ mắt trắng nhìn nhau.

Tờ báo đúng giúp ta tròn sở nguyện,

Tờ báo sai, ta biết, sẽ lòng đau.

Cầm ngôn luận ta đánh người tham nhũng,

             Bọn tham ô bọn cậy thế cửa quyền.

55         Bút như gươm phát huy lòng anh dũng,

             Ta chém phường mọt nước hại dân đen.   

                    (Chống cằm, gục đầu xuống lưng chừng)

(Nhạc nền nhè nhẹ rồi tắt dần từ từ trong khi đèn cũng từ từ tắt chuyển sang hoạt cảnh kế nếu sân khấu rộng. Nếu không được điều kiện nầy thì cho âm thanh phát ra từ hậu trường. )

Kẻ xấu:

              Mỹ nữ ôi! Mỹ nữ ôi!

              Ngững mặt lên, chớ cúi đầu e thẹn,

            Mở lòng hoa hòa điệp khúc yêu đương.

            Mỗ tài đức, đại gia cùng bãnh tẻng,

60        Chung quanh đây vĩ đại có ai nhường!

SNA:

            Trung hiếu làm đầu trai kỹ cương,

          Trau tria tiết hạnh xá chi phường,

          Dòm giỏ đêm khuya nhà góa bụa,

64      Xứng danh ai Trạng Lợn trộm hoa tường!

(Đứa con gái NTV từ trong chạy ra, dáng ngáy ngủ, ôm mẹ, cả hai cùng cười, đứa con gái cười lớn tiếng, đèn từ từ tắt. Nhạc rền lớn như nhạc ở đoạn phim kinh dị.)

Hết màn một Màn hạ!

 
* * *
. . .

 

Màn Hai:

Mở màn. Nhạc nền êm dịu
.

Cảnh:

Cảnh căn nhà như cũ, cái bàn thể dịch đi chỗ khác với cảnh trước. Tấm liếp giở lên. Cảnh sông ở xa nhưng là ban ngày có cây cối ở bờ, không còn con thuyền.

Trong nhà chỗ hình Cụ Đồ Chiểu được thay bằng hình Sương Nguyệt Anh chỗ hình bìa quyển Lục VânTiên được thay bằng hình một xấp vài trang tờ Nữ Giới Chung.

Nhân vật như màn một nhưng đã thay quần áo khác.

Tiếng thời Gian: ‘Vài năm sau’ của mơ ước nâng cao dân trí dân sinh, người nữ sĩ trở về nhà  sau thời gian coi nội dung tờ báo Nữ Giới Chung với nhiều giới hạn về quyền đăng bài. Thất vọng buồn bực. Ước vọng không thực hiện được, dân vẫn nghèo và trí vẫn thấp như xưa. Bà mang một mơ ước khác…

 

Nguyễn Thị Vinh:  (Đọc sách, thấy mẹ về, buông xuống! Chạy ra mừng.)

                   Mẹ về! Mẹ về!

          01      Thấy mẫu thân con mừng rơn hết lớn,

                     Mấy tháng trường hằng bữa hóng mẹ yêu.        

Sáng tinh sương ngơ ngẩn tới xế chiều,

Không bóng mẹ con cô đơn dữ tợn.

          (Người mẹ  ôm con, vuốt tóc và cầm lên quyển sách, lật          lật từng tờ. Con nép đầu vào mẹ. Nhạc nền.)

05      Nhà trống vắng tạm quên bằng sách vỡ,

Ngâm truyện ông, con nay thuộc từng hàng,

Đọc báo mẹ, lòng con như bừng mở.

Biết bao điều ngày trước vẫn hoang mang! 
.

Sương Nguyệt Anh:     (Để sách xuống, dẫn con lại chỗ treo tờ báo

                                      Nữ Giới Chung, giở lên từng trang.)

Con biết đó, mẹ lăn vào làm báo,

10      Nữ Giới Chung chuông gióng tiếng nữ quyền.

Nói tiếng Oán thay dân mình thấp miệng,

Rao lớn rằng Độc Lập chữ thiêng liêng.

Nguyễn thị Vinh: (Ngó vô mẹ.)

Nay mẹ về?

                                      Sương Nguyệt Anh: (Buông tờ báo xuống, thở dài.)

                                        Họ viết láo triền miên!

Nguyễn Thị Vinh: (Nắm tay mẹ giụt giặt.)

                     Mẹ thất vọng?

Sương Nguyệt Anh:

                                       ….Không gì buồn hơn nữa!

                                        (Đi qua chỗ có hình mình, rờ rờ, mỉm cười buồn.)

          15      Mượn tay mẹ, họ viết muôn thứ chuyện,

Nguyễn Thị Vinh:

                   Chắc đầy trời toàn nịnh nọt khó ưa?

Sương Nguyệt Anh: (Đi qua đi lại cúi đầu suy nghĩ.)

                     Phải! (Đi qua một lần nữa tới tờ báo.) Phải! (Nhạc…)

                   Chuyện đáng nói chẳng bao giờ được nói,

                   Nhiều xóm làng người nghèo đói trơ xương

          20      Bao triệu dân, chỉ một nhúm nhỏ trường

                   Vô học thức, tả tơi dường tôi mọi!

                   Kẻ quyền thế trên cao ngồi vòi vọi,

                   Bợ Tây tà, câm miệng nhét túi thêm.

                   Mồm mép lắm nói những lời ngu muội,

          25      Nêu chuyện lên, ‘chúng nịnh’ bảo chờ xem.

Nguyễn Thị Vinh:

                   Quyền chủ bút mẹ đâu không thử ném… (Đưa tay vung quyết liệt)

                   …chúng ra đường khỏi tờ báo Vì Dân.

Sương Nguyệt Anh: (giọng lớn, vui.)

                   Những kẻ xấu tội đồ xưa xử chém,

                                                          (Giọng nhỏ, buồn, nói đứt khoảng.)

                   Mẹ tố nhiều, chủ nhiệm xé, lần khân.

          30      Mẹ chủ ý, cố tình đong đo tội,

                   Của Tây u, ăn-phọt, của dựa hơi.

                   Họ trói tay, bẻ bút, họ đập ngòi.

                   Tạo thất vọng, u hoài, im tiếng nói.

Nguyễn Thị Vinh:

                   Ai bẻ bút, đập ngòi, con không hiểu,

          35      Kẻ bỏ tiền, kẻ điều khiển đường đi?

Sương Nguyệt Anh: (Gật đầu, cười)

                   Làm chủ bút, bung xung, bài tối thiểu,

                   Viết nhiều điều… quốc sự! Bị tình nghi!

                   Chuyện nhạy cảm, không nên, vùng tế nhị…

                   Mẹ tung hê, chức chủ bút, đáng gì!

Nguyễn Thị Vinh:

          40      Con có mẹ, giờ đây, con thích chí, (Cười vui…)

Sương Nguyệt Anh:

                   Giúp cho dân, (Đi đi lại lại, để một ngón tay trên trán)

                   Giúp cho dân…

Nguyễn Thị Vinh:

                                      …..mở trường học thử xem!

Sương Nguyệt Anh

                   Canh tân nước, không làm tròn đại chí,

                   Mở trường ư? Con gõ trúng nỗi niềm!

                                      (Hai mẹ con ôm nhau xoay vòng, cười.)

Kẻ xấu:

                   Tôi thẹn quá, xin kêu tưng bằng chị,

          45      Tài thấp hèn, chí nhỏ, chịu làm em.

                   Với cháu bé cậu thua xa ý chí,

                    Xin vái chào bái phục, vạn lời khen!

                                      (Ba người cúi đầu chào nhau thân thiện.)

Sương Nguyệt Anh:

                   Nhật nhật tân, chí hướng quyết giữ bền,

49               Tạo dân trí mở mang cùng can đãm….

Ba người:

                   ‘Ta về cúi mặt đầu sương điểm

                   nghe nặng từ tâm lượng đất trời

                   cám ơn hoa đã vì ta nở.

          55      thế giới vui vì mọi lẻ loi’(Thơ Tô Thùy Yên)

 

(Màn hạ, nhạc kết thúc, diễn viên cúi đầu chào thiệt lâu, Trong khi tiếng Thời Gian vọng lại thì diễn viên đi vào.)
.

Tiếng Thời Gian: (Trong hậu trường, giọng nữ)

Tiếng thời gian xin nhắc lại với Người Thời Nay rằng điều ước mơ của bà Sương Nguyệt Anh, cũng như của biết bao nhà ái quốc ưu dân khác không hoàn thành, chưa đầy một thế kỷ sau, đất nước của bà còn tệ hại hơn
.

Văn Hóa thì xuống cấp:

Sáng tiệc nhậu, trưa tối chiều nhậu, nhậu, Vợ gây chồng, con giết mẹ tỉnh queo.
Trai mười mấy dáng đi người bịnh hậu,Trẻ lớp Năm đã biết khoái phì phèo.
.

Trường học thấy càng đau lòng:

Gái đánh nhau, xé quần bạn cùng lớp. Thầy gạ trò vô khách sạn kiểm bài.
Em nhỏ yếu chôm tiền đem cúng nộp, Học điều hư, tốt nghiệp khỏi thày lay.
.

Bịnh viện công còn tệ hơn thế kỷ trước:

Nằm trở đầu hai bịnh nhơn giường hẹp, Không phong bao vô hóa đối vô tâm.
Chết như rạ, phận nghèo hèn tôm tép, Động lòng ai những tiếng khóc âm thầm!

Nhạc… nhỏ dần.

 

Nguyễn Văn Sâm (Victorville, CA, 04, 2016)

(Viết riêng cho  Hội Cựu học sinh trường Sương Nguyệt Anh, Nam California)

 

-


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.