Hôm nay,  

Bài 18: Một Con Đường Độc Lập Và Tự Chủ

4/12/201600:00:00(View: 5213)
Nguyễn Huỳnh Mai
(Trích Sức Mạnh Tánh Không )

Điều khó nhất của một người tu giải thoát là chọn cho mình một con đường độc lập và tự chủ.

Muốn sống cuộc đời độc lập và tự chủ phải trau dồi nghị lực, tâm lực và dũng lực. Nếu không có hùng tâm dũng chí để cắt đứt mọi dây mơ rễ má đã cột chặt tâm hồn, thể xác mình thì mình cứ phải ngụp lặn trong bể khổ của trần gian. Nếu tiếp tục, ta sẽ giống một kẻ mới học lội, ngụp lặn mãi và bơi tới bơi lui cũng không được, có khi còn hụt hơi, chìm sâu dưới đáy nước không ngoi lên nổi nữa.

Con đường đạo luôn bị trì trệ chỉ vì mình không biết mình, mình nhìn sai về mình, và mình cứ tự cột chặt mình với nhiều gốc rễ mà chính ra mình không liên hệ hay bổn phận.

Cái nhìn sai về mình, nhận đinh sai về mình, đã khiến mình tự trói chân tay, đầu óc, rồi mình tự nhốt mình vào một loại nhà tù ảo tưởng.

Nếu tu tập mà trí mãi nhốt mình vào quá khứ, vào cái nhà tù ảo tưởng thì mãi mãi không có lối thoát. Mãi mãi sự giác ngộ, sáng suốt mà mình tưởng đã gặp, đã thấy, đã nếm đó cũng chính là ảo giác.

Sự tu học, sự giác ngộ, sự thức tỉnh có cả nghìn trùng lớp lớp, nghìn trùng cấp bậc mà mình phải học và học mãi cho đến ngày lìa đời.

Nếu không có kẻ đập vào đầu mình hay mình tự đập vào mình để thức giác thì mãi mãi mình vẫn là kẻ mộng du. Mộng du của một kẻ thỉnh thoảng cứ tưởng mình là sáng suốt.

Phải hiểu là có lúc mình ngủ trong thức, mà cũng có lúc mình thức trong ngủ. Ánh sáng lóe lên rồi chợt tắt như những sát na mà chỉ trong một khắc đó ta có thể trợt chân bắt bóng.

Phải thu hết can đảm để đập cho tan cái nhà tù ảo tưởng mà mình cứ sống mãi loanh quanh trong đó, để mạnh mẽ bước ra chọn cho mình một con đường riêng độc lập và tự chủ.

http://nguyenhuynhmai.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong vài năm gần đây, theo báo chí viện nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát triển các loại vũ khí để có thể làm “tê liệt” kẻ thù hơn là tiêu diệt, và rằng những tài liệu này “làm sáng tỏ chiều sâu nghiên cứu chiến tranh não bộ của Trung Quốc và đã được tiến hành trong vài năm gần đây. Cuộc chiến đã bắt đầu chuyển từ phá hủy sang làm tê liệt và kiểm soát não bộ đối thủ"... Đó là câu mở đầu bài chính luận nhận định và bình luận về những mưu toan của Trung Quốc nhằm thực hiện tham vọng bá quyền, của tác giả Đào Văn. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Bài viết đầu năm 2022 của bình luận gia chính trị Phạm Trần về tình hình đất nước Việt Nam với một viễn ảnh không mấy tươi đẹp. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Một bài nhận định thời sự sâu sắc về hai vùng "nóng" hiện nay trên thế giới, Ukraine và Đài Loan, của Giáo sư Tiến sĩ Jeffrey D. Sachs, Đỗ Kim Thêm chuyển ngữ. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nhận định của tác giả Phạm Trần về cái-gọi-là báo chí Cộng sản Việt Nam. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Trong không khí se lạnh của thời tiết giao mùa những ngày cuối năm, tôi thường bồi hồi rung động về một dấu mốc lịch sử. Đó là ngày 26 tháng 12, ngày húy kỵ vua Duy Tân, vị vua trẻ dũng cảm phi thường đã quyết tâm bảo vệ giá trị dân tộc, can đảm hậu thuẫn những phần tử yêu nước tranh đấu, trước sự đô hộ của ngoại xâm.
Tiếp tục loạt bài của tác giả Đào Văn về chính trị-lịch sử Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
“Nếu quyền con người được đảng và nhà nước bảo vệ thì tại sao lại có khoảng 270 người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và chống bất công xã hội lại đang phải ngồi tù vì đã can đảm chống lại chính sách cai trị hà khắc và độc tài của đảng CSVN?” Tác giả Phạm Trần tự hỏi như vậy, và ông cho chúng ta câu trả lời với bài chính luận sắc bén dưới đây. Kính mời bạn đọc theo dõi.
Tương lai nước Mỹ, qua bài nhận định thời cuộc của tác giả Phạm Trần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Hiện nay, sau vài tuần từ ngày phát hiện nó ở Nam Phi, chúng ta biết rằng Omicron có khả năng lây lan hơn các biến thể trước nhiều và có khả năng nhiễm bịnh cho những người từng bị bịnh Covid hay từng tiếp xúc với virus (previous exposure to corona virus) hay từng được chích ngừa.
Sách lược hai mặt đối đầu với hai đại cường Nga-Hoa của Mỹ ngày nay không khác sách lược thời Tam Quốc khi Quan Vân Trường vâng lời Gia Cát Lượng trấn giữ Kinh Châu. Đó là nhận định của tác giả Đào Văn Bình qua bài phân tích và bình luận thời cuộc thế giới dưới đây. Kính mới bạn đọc theo dõi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.