Hôm nay,  

Không Một Lời Than Thở

11/03/201600:01:00(Xem: 6916)


blank
Hình ảnh sinh hoạt của Lạc Việt. Từ trái qua phải.
Đông Anh, Chinh Nguyên. Lê văn Hài và Thanh Xuân
.

KHÔNG MỘT LỜI THAN THỞ

Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt vừa thông báo ba vị niên trưởng và cố vấn: Nhà Văn Dương Huệ Anh, Nhà Thơ Đông Anh, Nhà biên khảo Diệu Tần sẽ được vinh danh tại tòa thị sảnh San Jose Council Chamber 200 E. Santa clara St., 2nd Floor Lúc 1:30 pm Tuesday 3/22/2016 xin mời hội viên và thân hữu tham dự.
.
Giao Chỉ cũng là hội viên xin có đôi lời chia vui và xin giới thiệu cùng thân hữu. Hội chúng tôi gồm có các nam nữ hội viên văn thơ hết sức hiền lành. Các vị cao niên cố vấn ngày xưa là cụ Sơn Điền, cụ Hà thượng Nhân đều là các bậc trưởng lão đã từng sinh hoạt với anh chị em. Hội trưởng hiện nay là nhà thơ Chinh Nguyên, tổng thư ký là cô Thanh Xuân cả hai đều hoạt động hăng hái và luôn tuân thủ theo di ngôn của bác Hà, không một lời than thở. Đặc biệt kỳ này được biết trong số 3 vị thân hữu vinh danh có anh Nguyễn đình Tạo là cố tri Bắc Kỳ, bạn cùng khóa Đà Lạt, tôi xin có bài Tạp Văn gửi bạn.
.
>>>>>>>>>>>>>>>>
.
Ba mươi năm trước ông Nguyễn Đình Tạo mới đến Mỹ ghé qua DMV lấy bằng lái xe. Đầu năm nay, nhân danh cơ sở Văn Thơ Lạc Việt, ông Chinh Nguyên mời cố vấn trưởng Đông Anh ra lấy thêm bằng Văn Thơ. Xin gửi bài Tạp văn mừng bạn...
. Chẳng bao giờ cạn đề tài.
Năm mới bạn hỏi tôi sao ông tìm đâu ra chuyện mà viết mỗi tuần. Đáp rằng viết về con người và chuyện đời thường thì nghìn năm không hết chuyện. Lại hỏi rằng sao ông viết toàn về tướng lãnh, viết toàn về thượng cấp. Từ quốc trưởng, đại tướng cho đến thủ tướng. Tôi cãi lại ngay. Mới đây viết bài về người lính không có số quân là phóng viên chiến trường Nguyển Cầu. Tuần trước viết bài tiễn đưa người lính không có đơn vị là ký giả Cao Sơn. Đó là 2 anh chàng đặc biệt của cộng đồng ta ở San Jose mà khi các anh đi rồi quả thực không có người thay thế. Ngày xưa, ông Thiệu đi đã có cụ Hương thay thế. Cụ Hương từ chức đã có tướng Minh lên thay. Đất San Jose này Nguyễn Cầu đi chẳng có ai thay thế. Rồi đến Cao Sơn bỏ cuộc chơi không tìm đâu ra tiếng nói ồn ào vang dội ở Paloma. Thích hay không, miễn bàn. Thay thế, hơi khó. Phần tôi, mùa nào thức ấy, tôi viết về 19 tháng 6, về 30 tháng 4, về ngày lễ độc lập của Mỹ, ngày của các tổng thống Hoa Kỳ. Tôi cũng viết về văn nghệ, về các sách xuất bản. Chẳng bao giờ cạn đề tài. Duy có một điều đáng lưu ý là tác giả vẫn luôn luôn hướng về cái tôi rất đáng ghét. Museum của chúng tôi. Cơ quan của chúng tôi. Cộng đồng của chúng tôi. San Jose của chúng tôi. Bằng hữu của chúng tôi. Khóa của chúng tôi. Vân vân. Những điều bất tiện đó chính là những bài tự ca nhàm chán mà đôi khi chính các ông bà chủ báo đăng bài cũng phải đại xá mà cho in. Bây giờ lần này, chúng tôi cũng lại xin viết thêm về câu chuyện ông bạn cùng khóa của chúng tôi.
.
Bao nhiêu gian khổ của trần gian.
Trong số anh em cùng khóa Cương Quyết Đà Lạt 54, một số ít sống còn và chạy thoát năm 75, còn lại đa số tù đầy và dù đến được Hoa Kỳ thì cũng đã trải qua rất nhiều gian khổ. Nếu phải xếp hạng 10 anh vất vả nhất thì nhà thơ Đông Anh, Nguyễn đình Tạo nằm trong số “Top ten”. Trước hết phải nói qua về khóa Cương Quyết. Nếu bạn gặp ông Hùng Xùi ở Milpitas, người sẽ phát ngôn rằng bọn chúng tôi là Cương Quyết giả. Nguyễn mộng Hùng vào trường 1953 mới là khóa Cương quyết thực. Đó là khóa Tư Thủ Đức. Hùng Xùi đã nói cho bà Ngô quang Trưởng biết. Chị biết không, tôi nằm giường trên. Trưởng nằm giường dưới. Ra trường cùng đi nhẩy dù. Cùng đội mũ đỏ. Số nó làm tướng. Còn tôi vẫn là Hùng Xùi. Đó là ý kiến của phe Cương Quyết chính gốc. Tuy nhiên nói gì thì nói. Khóa của chúng tôi là Cương Quyết số 2, tức là khóa Tư phụ. Sau khóa chính đã đành, lại thuộc về thành phần gửi qua học bên Đà lạt. Đã là Cương Quyết giả, lại thêm qua làm con nuôi trường Đà Lạt. Anh em Đà lạt chính gốc oai hùng cũng coi chúng tôi là Đà Lạt giả. Dù là Cương Quyết phụ hay Đà lạt giả thì khóa chúng tôi cũng nỗ lực kết đoàn và xây dựng cho nhau để trở thành 1 khóa tên tuổi. Ngay từ đầu thập niên 80 đã sớm thành lập hội. Anh chị em ta đến với nhau tại hải ngoại và gửi quà về thăm nuôi các bạn ở quê nhà. Qua thập niên 90, bạn cùng khóa ra tù cũng theo chân hải ngoại mà cả gan họp khóa ngay tại Việt Nam. Lúc đó Nghiêm Tôn làm hội trưởng chui. Anh chị em họp lần nào cũng có đại diện từ Mỹ về tham dự. Tiếp theo anh thì vượt biên anh thì HO lần lượt qua Mỹ gần đủ mặt.
.


Đại hội vĩ đại rực rỡ tên vàng khóa chúng tôi tổ chức vào năm 2004 kỷ niệm 50 năm. Đầy đủ 8 trung đội trình diện. Các lữ đoàn trưởng nhẩy dù và TQLC đánh trận Quảng trị cùng với các bạn hiện diện trên khắp quân khu, khắp chiến trường, đủ mặt anh hùng. Chúng tôi tưởng rằng thế mạnh như vậy, càng về sau sẽ càng ngon lành hơn. Tưởng vậy mà không phải vậy. Cuối năm 2013 tôi qua Úc họp khóa với anh em, tổng cộng chỉ hiện diện còn có 2 người. Còn 2 bạn xa họp qua điện thoại. Tết năm 2014 tôi xuống Nam Cali đại hội toàn khóa Cương Quyết Đà Lạt để kỷ niệm 60 năm vào trường. Hình ảnh rầm rộ tươi vui của 10 năm trước không còn nữa. Hiện diện toàn khóa năm xưa hơn 300 sinh viên sĩ quan quê Hà Nội, bây giờ chỉ về họp mặt có 8 gia đình. Trong số này có 4 đơn vị đã là góa phụ. Chụp hình kỷ niệm xong, chúng tôi còn phải đi ra nghĩa trang chụp hình mộ bia của 5 anh bạn để có đủ danh sách 1 tiểu đội Cương Quyết Đà Lạt 1954.Chính vì hình ảnh họp khóa miền Nam kỷ niệm 60 năm rất thiếu quân số nên chúng tôi muốn tổ chức thêm buổi họp tại miền Bắc. Thực may mắn đầu tháng 3-2014 ông bạn Nguyễn đình Tạo tổ chức ngày xum họp gia đình, anh em chúng tôi xin họp khóa ké vào ngày riêng tư của bạn Tạo để có dịp gặp nhau cho trọn tình đồng khóa. Gia đình ông họp mặt đãi cơm Tàu chín món mà lại không chào bàn. Anh em tham dự không cần chuẩn bị bao thơ. Bà con thân hữu đáp ứng từ Hà Đông mà lên đến Lâm Đồng, Đà Lạt. Từ ông quận nhất Sài gòn đến ông quận của 3 chi khu miền duyên hải. Quận Nhơn Đỗ ngồi với quận Hùng Xùi. Toàn là bạn Cương Quyết của một thời khói lừa. Bây giờ rất cần giới thiệu với bà con về khổ chủ là một nhà thơ của chúng tôi. Cũng như đa số Cương Quyết Đà Lạt, bạn Nguyễn đình Tạo quê huyện Đông Anh, Bắc Kỳ. Một thân một mình vào Đà Lạt 1954 và từ đó theo quân đội miền Nam. Quê hương miền Bắc mịt mù xa thẳm suốt 21 năm. Cho đến thời kỳ 70, trung tá Tạo từ liên đoàn trưởng địa phương quân qua làm quận trưởng Bảo Lộc. Ngày đứt phim, ông đi cùng toàn bộ gia đình bên vợ và binh sĩ di tản về Hàm Tân, rồi qua Vũng Tàu. Đơn vị tan hàng, gia đình ông gồm có vợ con cùng với đại gia đình bên vợ cứ nấn ná, chần chừ, chờ đợi. Mất hẳn cơ hội di tản sau cùng tại Vũng Tàu.. Ông Tạo nói rằng rất xui là ông không gặp bạn cùng khóa Ngô quang Thiều. Nếu gặp thì ông đã đi cùng với tiểu đoàn 5 nhẩy dù cùng lúc với anh Thiều đang chỉ huy hậu cứ. Vì vợ con nên cơ hội bỏ qua, cộng sản bèn bỏ tù ông quận Tạo 9 năm dài. Trong tù, thi sĩ Đông Anh gặp lão thi sĩ Hà thượng Nhân, được tặng câu thơ bất hủ :"Những mái đầu cất cao, không một lời than thở." Dù rằng cụ Nguyễn Bính cũng đã viết rằng: "Bao nhiêu đau khổ ở trần gian, trời đất dành riêng để tặng chàng"
.
Không một lời than thở
21 năm quân ngũ, dù vất vả nhưng vẫn còn nhiều giây phút vinh quang. Chín năm tù ngục mới quả thực là nín thở qua sông. Nhưng qua được con sông, bạn tù khi tự do còn tìm được chút hạnh phúc gia đình. Anh Tạo không may mắn như vậy. Khi được thả về Sài Gòn người vợ năm xưa đã lỡ bước sang ngang. Chàng trai xứ Đông Anh chỉ còn một con đường đi tới. Anh chọn đứa con nhỏ thương yêu nhất đi theo. Anh chọn con đường gian khổ nhất để lên đường. Ngồi tù 9 năm, duyên phận bạc bẽo chẳng còn gì để mất. Cha con đi đường bộ qua Cam Bốt. Chuyện vượt biên đường biển, có người đi lại 10 lần. Nhưng đi đường bộ mười phần chết chín. Đi không thoát mà trở về thì không ai còn can đãm đi qua cánh đồng chết xứ Cam Bốt lần thứ hai. Chuyến đi thất bại, bố con dẫn nhau về. Lần sau đi đường biển. Cậu con bé dại cũng biết sợ nên không đi. Ai ngờ kỳ này bố đi thoát. Qua đảo rồi qua Mỹ bố báo tin về. Thằng con bé nhỏ bèn theo người ta xuống tàu. Suốt 5 năm dài, ông Tạo theo dõi tìm con. Sau cùng đành tin rằng cả con tàu chìm ở biển Đông. Niềm hy vọng sau cùng của ông Tạo nằm dưới đáy biển. Ôm mối đau thương mất đứa con thông minh đẹp đẽ nhất. Đứa con út của ông quận Bảo Lộc. Trải qua 5 năm đầu tại Hoa Kỳ, thương con quay quắt, ông sống cô đơn tìm về sinh lộ.Ông Tạo ngược xuôi dọc duyên hải Cali Nam Bắc rồi lên cả Seatle, Porland. Ông tìm cách làm đủ mọi nghề. Những ngày mưa sớm rét mướt ông đi bỏ báo. Thiên hạ bỏ báo có vợ con phụ việc xếp báo, ném báo. Ông đi 1 mình. Những ngày nắng ông làm nghề giặt ủi. Cầm bàn ủi quay mặt vào tường xem ra hơi chán. Ông muốn lấy chỗ quay mặt ra đường. Anh thợ Mễ giơ 2 ngón tay ra dấu phải thâm niên 2 năm công vụ mới được chọn chỗ ngó ra cửa sổ.Ông nhớ đàn con nheo nhóc ở Việt Nam nhưng vẫn phải chờ cho đủ 5 năm mới được lập hồ sơ đoàn tụ.
.
Một đời đoàn tụ
Khi ông trời ngó lại, ông quận Tạo sống đủ 5 năm vất vả rồi cuộc đời chuyển ra giai đoạn mới. Về công việc ông trở thành cán sự xã hội, về tình duyên ông gặp lại người bạn gái xưa từ Đà lạt, về thời gian những lá đơn đoàn tụ đầu tiên được phép gừi đi. Anh em chúng tôi họp khóa tại quận Cam. Một lễ cưới hết sức đơn giản hình thành. Ông cựu trung tá quận Bảo Lộc đãi trà Lâm Đồng, giới thiệu người cũ Đà Lạt hôm nay là tân giai nhân. Thay vì tiệc cơm tàu 9 món, chúng tôi ăn cơm hộp vào buổi trưa hè. Nhà thơ Đông Anh bây giờ có nàng thơ Đông Em đứng bên cạnh. Bỏ lại 21 năm chinh chiến địa phương quân. Bỏ lại 9 năm ngục tù tăm tối. Bỏ lại những chuyến vượt biên vượt biển. Bây giờ ông làm huấn đạo cho dân tỵ nạn, ông làm thơ tình và ông bắt đầu công việc dài hạn là làm đơn đoàn tụ. Để có thể đem được toàn thể con cái qua Mỹ, ông đã lần lượt chờ đợi suốt 25 năm. Từ cuối thế kỷ 20 cho đến đầu thế kỷ 21, những đứa con lần lượt qua hết, Đứa độc thân, đứa có gia đình con cái. Tuy nhiên phước bất trùng lai, họa vô đơn chí! Người con trai lớn của ông, niềm hy vọng sau này quyền huynh thế phụ, thay cha mà trông nom các em. Anh con trai đoàn tụ sớm, nhưng mấy năm trước lại qua đời vì ung thư. Thi sĩ Đông Anh có bài thơ khóc con hết sức cảm động. Lá vàng khóc lá xanh.
.
Toàn gia xum họp
Nhưng bây giờ là câu chuyện có hậu. Toàn gia họ Nguyễn quê gốc Đông Anh đoàn tụ. Ông Tạo tâm sự là đời tôi khá lên từ ngày lấy nhà tôi hiện nay. Gia đình ông với trên 15 người đoàn tụ. Tất cả đều ở vùng San Jose. Nhà nào cũng có con. Lại có đưa có cháu, gọi là chắt của ông bà. Con chắt gái năm nay 3 tuổi. Cháu đại diện cho thế hệ thứ ba. Xem ra như vậy, ông Tạo ngày nay không có điều gì phàn nàn. Cụ Hà thượng Nhân ra đi mấy năm trước, để lại cho ông Đông Anh và các bạn thi đàn Lạc Việt 2 câu thơ tuyệt vời: Những mái đầu cất cao, Không một lời than thở. Nhưng ông Đông Anh không than thở thì lại đến bà Đông Em thở than. Nhà em không làm ăn gì cả. Suốt ngày chỉ thơ thẩn. Chết em rồi.
Lái xe cho em còn có bằng cấp, thơ thẩn có ích lợi gì? Nhưng kỳ này tại San Jose có 3 nhà thơ lãnh bằng chính phủ. Hỏi rằng ông nghĩ sao. Đáp rằng thì tham dự với anh em cho vui. Vướng bận gì mà phải than thở.
Giao Chỉ, San Jose
.

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

 blank blank blank blank blank blank blank

Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.

Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121

Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.



.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.