Hôm nay,  

Tết Nguyên Đán

2/8/201615:17:00(View: 5709)
Tết Nguyên Đán

Nguyễn Lộc Yên

(Lời tâm tình: Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần. Tuy nhiên hôm nay là ngày Tết Nguyên Đán Bính Thân, xin mời Độc giả xem hai bài “Tết Nguyên Đán”. Sau đấy sẽ tiếp tục đăng “Trang Sử Việt” như thường lệ - NLY)
______________
  Tết Nguyên Đán
I- Tết Nguyên Đán: Còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam; hay gọi ngắn gọn là Tết. 
     Chữ Tết là do chữ tiết (thời tiết) đọc trệch ra thành tết. Nguyên là nguyên thuỷ, bắt đầu. Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán là tết mở đầu cho một năm. Tết năm mới của Việt Nam bắt đầu vào mùa xuân, trong không khí mát mẻ, cây cối tốt tươi, từ đó năm mới sẽ hy vọng: Khoẻ khoắn, an lành và may mắn.
Tết Nguyên Đán được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng Giêng Âm lịch hằng năm tại nước Việt Nam và ở một số quốc gia có cộng đồng người Việt sinh sống. Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Tây (Dương lịch). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch, nên ngày Tết Nguyên đán thường diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 1 Dương lịch đến ngày 22 tháng 2 Dương lịch.
Tết Nguyên Đán đối với người Việt rất thiêng liêng, nên mọi người, mọi gia đình đều chuẩn bị tết từ đầu tháng chạp (trước ngày tết một tháng), như: Tiền bạc, sửa sang nhà cửa, mua sắm rim mứt, quần áo mới để đón tết.
 2- Tiễn đưa ông Táo: Ngày xưa ở Việt Nam (đến nay còn có người giữ tập tục này) người ta tin rằng Táo Quân (Táo là bếp, Quân là vua: Thần Bếp) cai quản việc bếp núc, đến cuối năm vào ngày 23 tháng chạp (ÂL) Táo về chầu Ngọc Hoàng Thượng đế, báo cáo mọi việc của gia đình nơi thần Táo ở, nếu nhà bếp cấp quốc gia thì Táo sẽ bẩm báo việc quốc gia. Chuyện kể về thần Táo  (lúc trẻ, tôi được nghe mẫu thân kể chuyện Thần táo, nay xin thuật lại): Thuở xa xưa có một nông dân cưới được một người vợ đẹp lắm, mỗi lần đi làm ruộng ông đem bức hình của người vợ theo để nơi bờ ruộng vừa làm vừa ngắm. Một hôm có một con quạ sà xuống gắp bức hình bay là đà, quạ bị người lính đi săn bắn trúng chân, nên quạ thả bức hình để thoát thân.
Đại vương là người hướng dẫn đoàn lính đi săn, ngắm nghía người trong bức hình duyên dáng mặn mà nên truyền lính đi tìm bà đem về cung. Ông lại nài nỉ và bắt buộc bà làm vợ. Người nông dân xa vợ luôn rầu rĩ, nhớ nhung, không làm lụng được nên bị đói rách đi lang thang. Run rủi lại vào nhà của người vợ cũ. Bà cho ông tiền bạc và ăn uống. Liền lúc đó, nghe tiếng lính đi săn đã về xôn xao ngoài ngõ. Hốt hoảng! Bà bảo người chồng cũ chui vào lò để trốn. Lính đem con nai vừa bắn được bỏ vào lò để thui. Bà hối hận, vì vô tình mà hại chết người chồng cũ!. Bà nhảy vào lò lửa cùng chết chung cho trọn tình nghĩa. 
Đại vương sửng sốt, quá lưu luyến vợ, ông nhảy vào lò cùng chết chung. Ngọc Hoàng nghe bẩm báo sự việc, ngẫm nghĩ cả 3 người đã chết thật chứa chan tình nghĩa nên phong cả 3 người là Thần Táo, do đó Táo Quân có hai ông một bà. Từ đấy người ta thờ Táo Quân với câu đối: “Hữu đức năng tư hoả. Vô tư khả đạt thiên”. Nghĩa là: Có tài săm soi lửa. Khả năng bẩm báo trời.
 2- Gởi tết: Sắp đến ngày tết, con cháu các ngành thứ ở riêng đem hoa quả, bánh mức về nhà trưởng (nhà thờ ông bà) để nhà trưởng cúng tổ tiên.
 3- Biếu tết: Biếu tết là trò tặng quà đến thầy hay người ta tặng quà với nhau với sự liên hệ bởi những người trong họ hàng, bạn bè, người làm cùng sở, để gây thêm tình thân mật.
 4- Tảo mộ: Tảo mộ là trước ngày tết, con cháu sang sửa mồ mả tổ tiên, người đã mất, vì tin rằng hồn người chết được hưởng tết vui vẻ, có nơi chờ đến tết Thanh minh vào tháng ba mới tảo mộ.
 5- Lễ Giao thừa: Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, giao thừa: “Cũ giao lại, mới đón lấy”. Trong lễ giao thừa, nơi các đình miếu cúng tế do làng trưởng hay vị tiên chỉ hoặc thủ từ làm chủ lễ. Tại tư gia do người gia trưởng sắp xếp việc cúng bái, vậy cúng ai? Theo Phan Kế Bính trong “Phong tục Việt Nam” viết: “Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới”. Như vậy có 12 vị Hành khiển, theo địa chi (Tý, Sửu...  Hợi), mỗi năm một vị Hành khiển vâng mệnh Ngọc hoàng đến trần gian. Lễ giao thừa còn cúng bái cảm tạ Ông bà Tổ tiên, Thổ công và âm hồn đã phù hộ cho gia đình hay làng xóm suốt năm qua. Giờ giao tiếp giữa hai năm cũ và mới gọi là “Lễ Trừ tịch”.
 6- Lễ Trừ tịch: Lễ Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ bắt đầu sang năm mới. Cuối giờ Hợi (12 giờ đêm) ngày 30 tháng Chạp (tháng thiếu ngày 29) bước qua giờ Tý mùng một tháng Giêng năm sau. Lễ trừ tịch có dụng ý bỏ tất cả những cái cũ, xấu của năm rồi, đón cái mới tốt đẹp năm tới cũng có nghĩa là lễ trừ ma quỷ. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên cũng gọi là Lễ Giao thừa. Sau đó, người ta thường chọn hướng để xuất hành mong gặp được điều may mắn suốt năm.
 7- Cây nêu: Người Việt khi xưa tin rằng vào ngày tết ma quỷ thường quấy nhiễu nên trước sân dựng cây nêu là cây tre có vòng tròn với lá phướn và rắc vôi trên mặt đất, theo truyền thuyết khi xưa Phật đã cấm ma quỉ đến nơi có các vật này. Cũng có thuyết nói rằng: Chử Đồng Tử tu tiên, được Tiên ông cho một cây trượng và một chiếc nón là bửu bối linh nghiệm, hình ảnh cây nêu (cây trượng) và vòng tròn (nón), phải chăng tổ tiên của chúng ta muốn dùng hình ảnh bửu bối của Chử Đạo Tổ để trừ tà và lấy hên hay không?!
 8- Hái lộc: Khi đi xuất hành hay đi dự lễ giao thừa ở chùa, nhà thờ, đền, đình, nhân dịp bẻ một nhánh cây nhỏ, có lá sởn sơ, như: cây đa, cây đề, cây si, được gọi là cành lộc đem về cắm trên bàn thờ, tin tưởng sẽ đem lại sự may mắn cho gia đình trong suốt năm mới.
 9- Vui tết: Ngày tết Nguyên Đán thường là 7 ngày, từ ngày mùng một đến mùng bảy hạ nêu. Trong thời gian tết, nhiều nơi tổ chức hội hè nhộn nhịp như: Bài chòi, bầu cua, lô tô. Nơi chùa, nhà thờ, ngoài đường người tấp nập, quần áo chỉnh tề. Gặp nhau chúc tết lời lẽ nhỏ nhẹ lịch sự.
 10- Mừng tuổi: Ngày xưa con cháu mừng tuổi là lạy Tổ tiên đã mất; lạy Ông bà còn sống, và được Ông bà cho tiền. Ngày nay người lớn bỏ tiền vào phong bì màu đỏ, cho con cháu hay trẻ em quen biết, để các em hoan hỷ đầu năm, tiền này gọi là tiền lì xì hay tiền mở hàng đầu năm.
II- Tết miền Sơn cước (Tết đồng bào người Thượng):
 
 1- Tết của người H’Mông: Người H’Mông sống ở vùng cao nguyên miền Bắc. Họ ăn tết vào thời gian khoảng sau tết Dương lịch vài hôm. Nhà cửa trang hoàng rực rỡ, màu đỏ được người H’Mông ưa chọn hơn hết. Họ chuẩn bị một con heo mập mạp để ăn tết, ngoài ra còn có bánh bằng bột nếp. Vào đêm giao thừa, gia đình cử một người con trai đi “mở nước” tức là đến sông, suối lấy nước về nhà để cúng.
 2- Tết của người Dao: Người Dao sinh sống ở vùng núi miền Bắc, họ có Tết Nhảy (Nhiang chăm đao) rất độc đáo, được tổ chức trước tết Nguyên đán của người Kinh vài hôm. Mọi gia đình đều nghỉ làm việc để ăn tết, nhà cửa được trang hoàng sáng sủa, dán nhiều câu đối bằng chữ Nho vào cột hay trên các vách tường mừng xuân. Ngày tết, họ rất vui vẻ đi thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Họ đón tết nhảy, nhìn các thanh niên biểu diễn võ nghệ tưng bừng, thanh niên biểu diễn các điệu nhảy, điệu múa, có múa kiếm, múa kiếm uyển chuyển trong tiếng trống tiếng chiêng vang rền giục giã.
 3- Tết của người Cơ Tu: Người Cơ Tu sinh sống ở miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam. Họ tổ chức ăn tết “Prơ giê răm”, nhà nhà trang hoàng đẹp đẽ; cung tên, giáo mác, chiêng, trống... được lau chùi cẩn thận. Tại nhà làng (nhà rông) sơn màu sắc rực rỡ, giữa sân trồng trụ đâm trâu. Dân trong buôn làng tề tựu nơi đây đông đảo nhảy múa, hát dân ca trong không khí tưng bừng; trai gái trao đổi tâm tình và chơi xuân cả tháng.
 4- Tết của người Xơ Đăng: Người Xơ Đăng sinh sống ở miền rừng núi Kon Tum, Pleiku... mỗi năm họ có 2 tết: Tết Giọt nước và tết Lửa. Tết Giọt nước được tổ chức linh đình hơn, vào khoảng tháng 3 Dương lịch. Khi mùa màng gặt hái xong, họ sửa sang các máng nước và chuẩn bị làm lễ “cúng máng”, cầu xin Thần nước ban cho năm mới bản làng yên ổn, dân làng sức khoẻ dồi dào, mùa màng tươi tốt. Họ đem choé, nồi đồng đến các máng nước lấy nước về nhà. Lễ “cúng máng nước” được tổ chức rất lớn tại nhà rông, mời thầy cúng, cúng kiếng kỹ lưỡng. Sau đấy, họ ăn uống, ca hát, nhảy múa mấy ngày liền. Tết cũng là dịp trai gái trao đổi tâm tình.
_____________________________________
(Còn tiếp: “Tết làng quê, tết thị thành và Tết trong cung đình Việt Nam”)
Nguyễn Lộc Yên

.
.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.