Hôm nay,  

Cuối Năm Nói Chuyện Chơi Về XỊN, Ai Thích XỊN? Rolex: Đức Dat-lai Lat-ma và Danh Nhơn Thế Giới

19/12/201500:00:00(Xem: 5653)
Nhớ lại lúc còn ở quê nhà, Tết đến, trẻ con hăm hở đợi quần áo mới. Người lớn lo âu trong việc mua sấm ăn Tết. Ít nhiều gì cũng phải có mới trong ba ngày Tết.

Ở Tây phương, cái Tết không quan trọng bằng lễ Noel. Lễ Noel ngày nay trở thành một nếp sanh hoạt văn hóa cuối năm cho mọi người, chớ không còn dành rìêng lễ tôn giáo cho người Thiên chúa giáo nữa.

Người ta mua sắm cho Noel mà cũng cho Tết luôn. Sau Tết, hàng Tết được tung ra bán hạ giá. Ở Anh, hàng bán hạ giá ngay sau Noel. Kẻ ít tiền chờ cơ hội này để mua sắm.

Năm nay, do ảnh hưởng vụ khủng bố hồi giáo hôm 13/11 vừa rồi, chợ Noel ở Paris ế ẩm và vắng khách. Nhiều nơi đã treo bảng bán hạ giá 30-40%. Hàng ăn, thực khách giảm 30%. Buổi tối, khách tới sớm và về sớm. Nhà hàng chỉ bán được 1 xuất (1 service) mà thôi.

Nhưng tình hình ảm đạm này chỉ chi phối các loại hàng thông dụng. Khách hàng là giới trung lưu. Không ảnh hưởng tới những mặt hàng “XỊN” (LUXE) dành cho thành phần giàu có và khó tánh vì họ vượt qua mọi khủng hoảng kinh tế dễ dàng như người đi tàu vượt sóng trong sông rạch.

Nhưng hàng “XỊN” - LUXE là gì? Đó là những sản phẩm đòi hỏi tối đa sự hoàn mỹ, không cần để ý tới qui luật thị trường.

Mua hàng xịn để làm gí? Hàng xịn dùng làm gì? Có ích lợi gì?

Mua hàng xịn vì sở thích cái tuyệt hảo. Như thích một giá trị nghệ thuật. Hàng xịn không dùng để làm gì hết. Vì nó không nhằm thỏa mãn một nhu cầu thực tế nào cả. Nó chỉ là một sản phẩm dư thừa.

Vậy mà hàng “Xịn” là thứ mà người giàu có, triệu triệu phú, tỷ phú, không ai không bị nó hấp dẫn, mê hoặc, mà có thể nhắm mắt làm ngơ được.

blank
Đồng hồ xịn.

Hàng xịn và nhà sản xuất

Một số mặt hàng xịn được nhiều người biết tới như đồng hồ Rolex, Patek Philippe. Gần đây xuất hiện vài hiệu mới như Richard Mille, Hermès, Cartier, … do những nhà thời trang tung ra thị trường xịn. Họ nghĩ ra kiểu, đề nghị kim loại làm vỏ, còn máy móc do nhà Audemars Piguet thực hiện. Vàng 18k, platine hay thép inox ngày nay không còn thạnh hành nữa. Nếu chọn vàng làm vỏ thì phải vàng trắng, vàng hồng. Khách hàng thích thứ kim loại vượt không gian là titane và kiểu đồng hồ không còn dẹp, nhỏ nữa mà phải lớn, dày cộm như một khối kim loại đắt tiền bám vào cổ tay. Titane trị giá 400 lần đắt hơn vàng.

Riêng các hìệu nổi tiếng chuyên về sản xuất đồng hồ từ lâu đời ở Suisse như Oméga, Rolex, Patek Philippe, Longine,… đều có nhà máy riêng của họ.

Cái đồng hồ, không phải hiệu nổi tiếng, mà giá mắc là do cái vỏ nhiều hơn cái máy. Và yếu tố quảng cáo cũng góp phần không nhỏ. Như đồng hồ hiệu Michel Mille, giá từ 60000 euros là thấp nhứt cho tới 800000 euros / chiếc. Rafael Nadal mang trên tay với cây vợt Tennis chiếc đồng hồ Michel Mille giá 105000 euros. Còn Cartier, Hermès mắt tiền nhờ những viên kim cương cẩn chung quanh.

Về đồng hồ xịn, hiện nay dường như chỉ có Patek Philippe là giá mắc nhứt thế giới và uy tín nhứt thế giới. Chiếc Patek Philippe loại bỏ túi theo thời trang ngày xưa, sản xuất từ lâu, nay thuộc loại đồng hồ sưu tầm, tháng 11 năm 2014, do nhà bán đấu giá Sothebys bán được 21, 3 trìệu đô-la mỹ, cộng thêm chi phí, giá lên tới 24, 301 triệu đô-la mỹ.

Kế đó, Rolex cũng có những kiểu giá bán lên tới hàng triêu đô-la. Và Rolex mới là món hàng xịn mang tính thời đại. Còn Patek Philippe thuộc thứ cổ kính, thứ của nhà giàu xưa ưa chuộng.

Nên ngày nay, người ta đánh giá sự thành công ở đời của một người qua câu nhận xét “50 tuổi mà chưa có cái đồng hồ Rolex thì chưa có thể nói đó là một người thành công” !

Patek Philippe giử truyền thống của đồng hồ lên giây mà ngày, giờ luôn luôn đúng. Rolex nổi tiếng đồng hồ tự động, tức không người lái. Cả hai đều không xài pile. Số lượng sản xuất có giới hạn. Riêng Patek Philippe mỗi năm, sản xuất ra thị trường không tới 100000 chiếc. Năm 2014 chỉ có 58000 chiếc Patek Philippe lưu hành trên thị trường hàng xịn thế giới.

blank
Đồng hồ xịn.

Đồng hồ “Suisse Made”, thứ tốt như các hiệu nổi tiếng, phải ghi Genève dưới hiệu, chớ không phải Suisse.

“Hàng xịn”, ngoài đồng hồ, nữ trang như kim cương, trang phục của các nhà nổi tiếng như Chanel, Nina Ricci, Hermès,…, còn có nhiều thứ khác như nhà cửa với phần trang hoàng nội thất, xe hơi, du thuyền,… Cả khách sạn hạng sang với chiêu đải cao cấp. Nhưng đây không phải là “hàng xịn” mà là nếp ”sống xịn” dành cho hạng người “xịn” thứ thiệt.

Những người làm chánh trị thuộc cánh tả ở Pháp thường hô hào họ tranh đấu cho dân nghèo lao động. Chánh trị tả là cấp tiến, khác với cánh hữu ở điểm đó. Riêng Ông Tổng thống François Hollande nổi tiếng là người ghét nhà giàu, ghét tiền bạc nên từ năm 2012, ông lên cầm quyền, ông làm cho nước Pháp không thể trở thành nước giàu, mà phải là nước nghèo và mang nợ 2023 tỷ euros (trước 2012, Pháp nợ 1717 tỷ euros), đánh thuế cho dân nghèo đi 64, 7% (trước 44, 5%) và dân phải bớt mua sắm, mải lực giảm từ 0, 64 xuống -0, 4%. Ông muốn mình thuộc thành phần dân lao động nghèo, trong sạch. Nhưng các chánh khách đảng xã hội lại thích caviar, truffe trong những nhà hàng lớn của Paris và uống Champagne, rượu chác từ 100 euros / chai nên dư luận mới gọi các ông là “Tả Caviar” (Gauche Caviar).

Trong lúc đó, hoàn toàn ngược lại, Ông Sarkozy lại thích “xịn”, hàng “xịn”, nếp sống “xịn”. Và ông “xịn” cho mọi người thấy. Người đời mới gọi ông là Ông Tổng thống “Bling Bling”.Phải chăng để phục hận lúc hàn vi? Gia đình của ông kém hơn gia đình Ông Hollande. Đời đi học của Ông Hollande ở Paris thoải mái hơn Ông Sarkozy.

Khi làm Tổng thống, Ông Sarkozy còn nhắc lại lúc nhỏ tới nhà bạn chơi, ăn cơm với bạn, thấy mẹ của bạn mua thịt nguội, cá hồi ung khói cắt ra từ miếng nguyên lớn, còn mẹ của ông mua những mìếng cắt sẳn, gói trong giấy nylon bán trong siêu thị.

Ngay hôm đắc cử, ông và vợ với đứa con trai 10 tuồi bèn ngủ lại Hôtel Fouquets, Đại lộ Champs-Elysée, sau khi đải bạn bè ở đây xong. Phòng ngủ dành cho Tổng thống giá 8500 e đêm.

Ba ngày sau, ông đi từ Paris bằng máy bay Falcon ra đảo Malte để lên du thuyền của nhà triệu phú Bolloré đi chơi 3 ngày quanh đảo tốn không dưới 200000 euros. Chi phí do bạn có tiền đài thọ.

Ông Sarkozy cũng thích xài hàng “xịn”. Chiếc Rolex của ông mang giá 7250 e. Mỗi khi tham dự thảo luận hay trả lời phỏng vấn trên TV, ông có thói quen chống tay để như vô tình đưa chiếc đồng hồ Rolex ra cho mọi người thấy. Gần đây, bà vợ của ông – có nhiều tiền hơn ông - tặng cho ông chìếc Patek Philippe trị giá 43000 e. Ông bèn cất chiếc Rolex. Bộ đồng hồ sưu tập của ông gồm 7 chiếc trị giá khoảng 100000 e.

Có người bạn của ông nói lại ngày xưa, cách đây 30 năm, Sarkozy nhảy Métro một cách tự nhiên, không hề cảm thấy mắc cở.

Mà học sinh và sinh viên ở Paris, không ai không biết nhảy Métro.

Trong danh sách nhà sản xuất XỊN, người ta liệt kê ra 39 hiệu Âu châu, 9 hiệu Mỹ và 2 hiệu Á châu (Nhựt bổn). Trước thề kỷ thứ XVII, những nhà sản xuất hàng xịn thuộc Á châu vì nhờ từ đây mà các nơi, cả Tây phương, mói có được tơ lụa, gia vị, mùi hương, sơn mài, các loại đá quí… Cuộc phát minh khoa học đã thay đổi tình hình. Những nhà kỷ thuật đầy trí sang tạo xuất hiện, sản xuất nhiều sản phẩm đẹp cung ứng cho giới thượng lưu, làm cho Á châu như Trung Hoa trở thành lưu mờ.

Trong lúc đó, Huê kỳ giử thái độ dè dặt vì tránh làm phân hóa xã hội mới vừa định cư bằng những hàng hóa sang trọng đắt tiền xuất hiện. Mải trong gần đây, mới thấy các hiệu có khả năng phổ cặp rộng rải như Calvin Klein, Ralf Lauren, Tommy Hilfiger, Coach, …

blank
Đồng hồ xịn.

Chiếc Rolex của Đức Đạt-lai Lạt-ma

Một câu nói như khuôn vàng thước ngọc đánh giá sự thành đạt xã hội ngày nay ở Pháp “ Tới 50 tuổi mà không có được một cái đồng hồ Rolex thì kể như cuộc đời bỏ đi ”. Mà thành công trên địa hạt nào? Tinh yêu, công danh, trí thức, …

Thật thế vì đắc cử Tổng thống, Ông Sarkozy mang Rolex và hình ảnh ông với chiếc Rolex ở cổ tay xuất hiện trên trang nhứt báo chí Paris.

Một điều chắc chắn, Rolex trở thành chiếc đồng hồ biểu tượng cho sự thành công ở đời. Những người danh tiếng lớn trên thế giời đều không thiếu chiếc Rolex. Hoặc của chính họ mua sắm hoặc là quà biếu. Bà Mercedes Gleitze, người phụ nữ đầu tiên bơi qua biển Manche năm 1927, nhà leo núi đạt kỷ lục năm 1953, Sir Edmund Hillary, đều có Rolex.

Sau đó, Rolex xuất hiện trên cổ tay của những người quyền lực chi phối thế giới: các Tổng thống Huê kỳ từ Roosevelt, Eisenhower, Jhonson, Nixon, Ford, Kennedy, Reagan, Clinton,…

T.T. Eisenhower được tặng chiếc Rolex vàng, lưng có khắc 5 ngôi sao Tướng và 3 chữ tên của ông DDE

Rolex được dùng làm quà tặng ngoại giao. Có một trường hợp hi hữu: một chiếc Rolex được T.T. Roosevelt tặng Đức Đạt-lai Lạt-ma năm 1943. Chuyện này trở thành tranh cải một lúc vì Ngài nói là Ngài được tặng 1 chiếc đồng hồ Patek Philippe sau khi Ngài trả lới phỏng vấn của Tập san Patek Philippe.

Hảng tin AFP (19/02/2010) của Pháp thuật lại câu chuyện “Ngày nay Đức Đạt-lai Lạ-ma kể lại sự ngạc nhiên của Ngài khi T.T. Obama, nhơn cuộc tiếp xúc tại Tòa Bạch Ốc, trao lại cho Ngài một bản copie bức thư đã mất do T.T. Rosevelt gởi cho Ngài năm 1942 với 1 chiếc đòng hồ Rolex vàng như món quà ngoại giao. Năm đó, Ngài mới 7 tuổi nhưng T.T. Roosevelt đã nhìn thấy ngài sẽ là vị lãnh đạo tinh thần xứ Tây tạng. Ngài khôi hài nhơn buổi lễ đón tiếp Ngài ở Hoa-thạnh-đốn “ Lúc đó (nay Ngài 74 tuổi), tôi chỉ thích cái đồng hồ Rolex chớ không thèm để ý tới bức thư của T.T. Roosevelt”.

Trên đường lưu vong từ năm 1959 sau khi nổi dậy chống sự thôn tính thô bạo của Bắc kinh thất bại, Ngài thường kể lại giai thoại chiếc đồng hồ Rolex. Và nhìn chiếc Roles cho Ngài có ý niệm về sự lợi ích của khoa học.

Chiếc Rolex của Marilyn Monrooe tặng TT Kennedy

Chiếc Rolex của TT Kennedy do nữ tài tử Marilyn Monrooe tặng, tháng 10 năm 2005, được đem ra bán đấu giá. Kết quả: bán được 120 000 đô-la. Bán với giá này vì 2 người đều đã mất. Người bán căn cứ trên bảng giá biểu (Argus) của năm 1965.

Sau các vị Tổng thống Huê kỳ, các vị nguyên thủ quốc gia khác như Thủ tướng Churchill, T.T. Jacques Chirac và cả những nhà cách mạng vô sản như Fidel Castro (có 2 Rolex vàng), Che Guevara, Boris Eltsine đều mang Rolex và đều thích Rolex. Vì yêu thích một thứ sản phẩm hoàn hảo về thẩm mỹ và kỷ thuật. Hay vì để khẳng định họ là những người thành đạt?

Còn ở Việt nam xài hàng xịn? Không phải để xác nhận sự thành đạt mà để khoe khoan ta là “Đại gia”. Nguồn gốc “Đại gia”? Không cần biết.

Ở Phi châu, người dân có cơ hội vừa ra khỏi rừng xanh, phải bước ngay lên Mercedes, kinh qua xe đạp, xe gắn máy, …

Nguyễn Thị Cỏ May

Ý kiến bạn đọc
19/12/201518:28:38
Khách
Cuối năm noí chuyện chơi về Xịn
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.