Hôm nay,  

Chánh Sách Hội Nhập Của Pháp Và Chủ Trương Hồi Giáo

12/12/201500:00:00(View: 6270)
Thấy quan tài, ai cũng đổ lệ. Sau ngày 13 tháng 11/2015, dân chúng vừa hoảng sợ vừa phẫn nộ. Chánh phủ họp Quốc Hội lưỡng viện ban hành tình trạng khủng hoảng 3 tháng. Chưa bao giờ Chánh phủ được sự đồng thuận tốt đẹp trọn vẹn như vậy. Dân chúng cũng bày tỏ ý muốn chánh phủ phải có chánh sách đối với thiểu số gốc Hồi giáo sanh sống trên đất Pháp chặc chẽ hơn về vấn đề kiểm soát an ninh công cộng.

Ngay trong tuần lễ đầu sau biến cố đau thương ngày 13/11, chánh phủ cho huy động lực lượng võ trang kiểm soát những khu vực di dân gốc Hồi giáo sanh sống tập trung ở ngoại ô Paris và các thành phố lớn như Marseille, Lyon, Strasbourg, Toulouse, Bordeaux. Lực lượng võ trang đã mở nhiều cuộc hành quân, kiểm soát 2 255 nơi cư trú của di dân Hồi giáo, bắt giử 232 người cần điều tra, quản thúc tại nhà 9 người, cấm rời khỏi nước Pháp 22 người.

Ông Tổng trưởng Nội vụ, Bernard Cazeneuve, trong cuộc họp báo, cho biết đã đóng cửa 3 giáo đường Hồi giáo ở Lyon, Gennevilliers và Lagny sur Marne trong số 160 giáo đường quan tâm theo dõi.

Ở Pháp, theo thống kê chánh thức, có 2, 1 triêu tín đồ Hồi giáo hành đạo trên dân số 6, 86 triêu (ước tính của cơ quan điều tra dân số) nhưng trên thực tế, có ít nhứt 4 triêu tín đồ hồ giáo(ước tính). Hội đồng Hồi giáo ở Pháp than phiền số giáo đưởng hiện nay là 2449, con số quá ít cho Hồi giáo theo qui định chánh phủ 1200 tín đồ cho 1 giáo đường, mà phải 250 tín đồ cho 1 giáo đường. Ông Dalil Boubakeur, Chủ tịch Hội đồng Hồi giáo ở Pháp, tuyên bố từ nay (2015) tới 2 năm nữa, số giáo đường Hồi giáo ở Pháp phải tăng gấp đôi.

Cũng trong khuôn khổ những cuộc hành quân kiểm soát an ninh các khu vực dân cư Hồi giáo đông đảo và nhà thờ Hồi giáo, lực lượng võ trang tịch thâu được 320 võ khí có cả võ khí chiến tranh, như bệ phóng hỏa tiển cở nhỏ và nhiều tài liệu huấn luyện thánh chiến.

Sau khi giáo đường bị đóng cửa, lập tức dân Hồi giáo ra đường chỏng khu làm lễ. Một số khác biểu tình yêu cầu chánh phủ lấy nhà thờ công giáo đưa cho họ làm nơi cầu nguyện!

Chánh sách hội nhập

Pháp ban hành chánh sách hội nhập đối với người ngoại quốc tới Pháp. Các dân tộc gốc á châu, như Việt, Miên và Lèo, từ khi tới sau biến cố đất nước bị cộng sản chiếm cho tới nay, phải nói là họ hội nhập khá tốt đẹp vào xã hội tiếp cư. Tức họ không hề gây bất ổn xã hội. Về mặt thành công, thế hệ con em thành công khá tốt, đứng sau người Pháp. Trong lúc đó, đại bộ phận, họ vẫn giử được bản sắc văn hóa dân tộc. Như việc thờ cúng tổ tiên. Cách tổ chức đời sống gia đình, cách ứng xử với xã hội, lòng thương nhớ quê hương, ý chí phục quốc,... Những thành phần có vấn đề và vấn đề nghiêm trọng đối với nước Pháp là di dân gốc Hồi giáo. Trước đây là dân á-rặp và phi châu, sau này có thêm gốc đông âu và trung đông.

Theo nhận xét của cơ quan thẩm quyền âu châu thì chánh sách đón nhận và hội nhập người ngoại quốc của Pháp không thành công ( xếp hạng 54/100 trong Liên Âu). Chủ trương hội nhập để thực hiện một xã hội Pháp phải thật sự hài hòa theo giá trị Cộng hòa nhưng lại phải giử nếp văn hóa gốc của dân nhập cư mà phải tránh nạn mỗi sắc dân trở thành một tập hợp cực đoan. Muốn áp dụng tinh thần phổ quát mà lại giử bản sắc, giử cái khác biệc của dân tộc nhập cư. Chủ trương rất hay, rất lý tưởng nhưng phần lớn dân gốc Hồi giáo, lớp phụ huynh không thể hội nhập được, tới lớp con em tới 15 tuổi cũng không hội nhập được do học hành thất bại. Từ đó, dân Hồi giáo sống tập trung với nhau và đóng kín lại ở vùng ngoại ô các thành phố lớn. Cũng nhờ tình tạng xã hội này mà những thành phần Hồi giáo khủng bố có nơi ẩn núp và hoạt động. Cá sống nhờ nước, khủng bố sống và hoạt động nhờ những "đồng hương" Hồi giáo.

Trên thực tế, từ năm 2012, chánh phủ xã hội ngày càng nhắm mắt trước những thái độ "tôn trọng tính khác biệc của dân nhập cư" mà người Pháp chánh gốc, chính họ, bị kỳ thị ngay trên đất nước của họ. Dân Pháp không có quyền phô diển nét văn hóa truyền thống nơi công cộng. Sắp tới lễ Noel là lễ tôn giáo và nét văn hóa Pháp và âu châu, nhiều nơi không chưng bày máng cỏ truyền thống. Như trước Tòa thị xã. Lối vào trường học. Nhiều chánh quyền địa phưong đang thảo luận nên giử máng cỏ hay bỏ đi. Nhiều nơi đã tự quyết định bỏ máng cỏ rồi. Đèn hoa treo ngang qua đường phố không giử câu "Noel vui" mà thay thế bằng "Lễ cuối năm vui".

Trong lúc đó phụ huynh Hồi giáo yêu cầu nhà trươòng có con em của họ học hảy dep món thịt heo, tức dẹp bỏ luôn. Nhiều nơi sanh hoạt công cộng phải tổ chức cho phụ nữ Hồi giáo riêng một khu vực hoặc một hay hai ngày trong tuần. Và chánh quyền Pháp đã chấp thuận. Cho tới ngày nay, trên 3000 Thị xã chỉ mới có vài nơi từ chối yêu cầu của phụ huynh Hồi giáo.

Từ ít lâu nay, phụ nữ Hồi giáo trùm khăn kín mặt trở lại tuy luật cấm trùm khăn nơi công cộng đã ban hành.

Cách nay ít lâu, trường kỷ sư hành hải ở Bretagne ( trường công lập) làm lễ mản khóa, sinh viên tốt nghìệp Hồi giáo được nhà trường cho tuyên thệ trên kinh Coran. Phụ huynh tham dự đội khăn phủ mặt ngồi trên khán đài hàng thứ nhứt dành cho những người có con em tốt nghiệp.

Chánh sách hội nhập của Pháp ngã theo thiểu số vì kỳ bầu cửa 2012, Ông Hollande đắc cử có 85% phiếu cử tri gốc Hồi giáo. Đây là món nợ máu ông không thể quên được.

Trái lại, sau ngày đau thương 13/11, Thụy sĩ (ở Tessin) lại ban hành luật cấm phụ nữ Hồi giáo ra đường đội

khăn phử mặt. Vi phạm bị phạt 9 000 euros.

Tiểu bang Tessin có 350 000 dân trong đó có 2% Hồi giáo nhưng hằng năm có đông đảo du khách tới từ các nước Hồi giáo đông âu và trung đông. Luật cấm đội khăn phủ mặt áp dụng luôn cả cho du khách.

Ý nghĩa hội nhập qua những tuyên bố của chánh phủ Pháp

Thủ tướng Valls, tại đảo Mayotte, ngày 12/06/2015, tuyên bố "Hồi giáo có trọn địa vị ở Pháp và Âu châu. Đó là một thách thức của những năm tới: hảy chứng tỏ Hồi giáo hoàn tơàn hội nhập với nền dân chủ của ta, với nền Cộng hòa của ta, với sự bình đẳng nam/nữ, với đối thoại".

Trên Đài RTL, ngày 05.08/2014, Bà Taubira, Tổng trưởng Tư pháp giải thích về trường hợp có một số thanh nìên Pháp (lối 500) và thanh niên còn quốc tịch trung đông và phi châu đi qua Syrie "Phải hiểu tại sao thanh niên ở Pháp đi qua Syrie trong lúc này". Nhưng không biết bà có hiểu tại sao xảy ra ngày 13 tháng 11/2015 hay không?

Còn bà Anne Hidalgo, Thị trưởng Paris, đảng xã hội, nhìn nhận một cách rất bình thường" Ramadan (lễ nhịn đói) là một lễ làm thành một bộ phận của di sản văn hóa (trên đài RMC, BFMTV, ngày 08/02/2015).

Bà Martine Aubry, Thị trưởng xã hội ở Lille, Thành phố phía Bắc, rất hài lòng khi ở thành phố của bà có tới 35% dân á-rặp. Là tuyệt vời. Bà cóc cần trong một thành phố mọi người đều giống nhau (tại La Rochelle, đại hội đảng xã hội).

Ông Tayyip Erdogan, Tổng thống Thổ-nhỉ-kỳ bày tỏ sự hân hoan với dân Hồi giáo khi đánh giá đúng mức chánh sách hội nhập của chánh phủ Pháp thuận lợi cho đà xâm nhập của Hồi giáo "Giáo đường là trại lính của chúng ta, nóc vòm giáo đường là mủ của chúng ta, tháp chuông là lưởi lê của chúng ta và tín đồ là binh sĩ của chúng ta».

Daech / Daesh hay IS - Nhà nước Hồi giáo

Gọi Nhà nước Hồi giáo nhưng danh xưng Daech/Daesh hay IS thật ra không đúng vì đây do gốc là một nhóm bạo loạn võ trang ra đời năm 2003 sau khi Huê kỳ can thiệp quân sự vào Irak. Nhưng Nhà nước Hồi giáo tự công khai hóa vào tháng 10 năm 2006 ở Irak. Tuy nhiên, nếu nó mở rộng tầm hoạt động ngày càng mạnh thì sẽ được thế giới thừa nhận. Vào cuối thập niên 40 và đầu thập niên 50, chánh phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh tuyên bố tháng 9.1945, cho tới năm 1950, sau khi Mao-trạch-đông về Bắc kinh mới được Mao thừa nhận, rồi Liên-xô tiếp theo trong lúc đó, Chánh phủ Quốc gia Vìệt nam của Cựu hoàng Bảo Đại được hơn 30 quốc gia nhìn nhận. Nhưng đường đi Sài gòn - Cap bị Việt Minh phá hoại, xe đò bị giựt mìn, dân chúng mất an ninh do Việt Minh liên tục khủng bố, thâu thuế, cấm chợ,...Từ những hành động khủng bố, Việt Minh trở thành một lực lượng võ trang được hưởng qui chế "Mặt trận". Và nhiều nước bắt tay với Việt Minh tuy chẳng được gì.

Đừng coi thường. Hiện nay, Daech là một nhóm võ trang có tổ chức và hiện đại. Những chỉ huy quân sự vốn là những sĩ quan bị thất sủng của Saddam Hussein. Khi Huê kỳ can thiệp võ trang ở Irak, họ gia nhập vào một lực lượng quân sự khác để phục hận. Thời gian sau, Daech tách ra khỏi Al-Quaida. Daech khác với Al-Quaida là không theo tổ chức hình tháp chặc chẻ, trái lại có tính dân chủ hơn.

Daech có những bộ phận hành chánh, tài chánh, tất cả đều hoạt động nhuần nhuyển để làm cho tổ chức chạy việc. Tài sản của họ lên tới hơn 3 tỷ đô-la. 21 000 binh sĩ của Daech đến từ nhiếu nước, không gia nhập chỉ vì lý tưởng hay niềm tin tôn giáo, mà còn làm lính nghề, tức lính ăn lương. Tuy nhiên họ có chung một điểm là chiến đấu bằng bạo lực để đưa Giáo chủ (Califat) lên ngự trị cộng đồng Hồi giáo thế giới, mở rộng đất đai, tìến chiếm thánh địa, và xa hơn nữa, tiến tới chiếm Âu châu, thiết lập nền luật pháp Hồi giáo (La Charia).

Pháp sẽ bị Hồi giáo hóa trước 10 năm nữa nếu...

Sau vụ khủng bố hôm 13/11 tại Paris, Đại tá người Nga đặc trách vế An ninh, Ông Anatoly Vladimirovitch, trả lời cuộc phỏng vần phổ biến trên mạng (Eurocalifat.com) về tình hình Hồi giáo và tương lai nước Pháp: "Pháp sẽ bị Hồi giáo hóa không tới mươi năm nữa".

Theo ông, cách ứng xử của dân Hồi giáo ở Pháp như đòi chánh phủ phải thỏa mản những đòi hỏi của họ, không chấp hành luật pháp,... ở Nga, đều bị nhốt. Dân nga thắm nhuần văn hóa tuân thủ luật pháp, còn ở Pháp, trái lại, vi phạm luật pháp là bình thường. Nếu chánh phủ Pháp không quyết tâm áp dụng luật lệ để bảo vệ an ninh thì dù có dẹp hết nhóm Daech thì,sau đó, cũng sẽ có những nhóm khác xuất hiện. Chính ở ngay xã hội Pháp xuất phát những người khủng bố nước Pháp.

Nguyễn thị Cỏ May

Reader's Comment
12/12/201516:21:22
Guest
chanh sach nhap hoi cua phap
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.