Hôm nay,  

Đảng có dám kiện và không vay tiền từ Trung Cộng?

24/11/201500:01:00(Xem: 7243)
Đảng có dám kiện và không vay tiền từ Trung Cộng?

Phạm Nhật Bình

.
Ngày 17/11 vừa qua, trong một phiên họp chất vấn chính phủ, đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa lần đầu tiên phát biểu một câu đáng ghi vào lịch sử của một quốc hội xưa nay được thừa nhận là “ngậm miệng ăn tiền”.

Ông Nghĩa nói rằng: “Cử tri đề nghị không vay tiền, không nhận viện trợ từ Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm này bởi vì Trung Quốc đang tranh chấp, thậm chí đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe dọa sẽ tiếp tục chiếm nhiều hơn”.

Cử tri đây chính là những người dân đã nhắm mắt thi hành sứ mạng “đảng cử dân bầu”, bỏ phiếu cho 500 người hầu hết là đảng viên bước vào sân khấu quốc hội. Họ là những người tới thời điểm này đã quá bực tức trước sự lệ thuộc quá sâu đậm của đảng CSVN trước láng giềng gian manh Trung Cộng. Chẳng những lệ thuộc mà còn tỏ ra hèn hạ khi Trung Cộng ngang nhiên tóm thu biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, đảng cũng không hề có một phản ứng nào xứng đáng để bảo vệ đất nước.
.

Chỉ nói riêng về phương diện kinh tế, Trung Cộng hiện đang nắm giữ gần như toàn bộ nền kinh tế nặng về tiêu thụ của Việt Nam. Hàng hóa có xuất xứ từ Trung Cộng theo đường tiểu ngạch hàng ngày ào ạt vượt qua biên giới phía Bắc. Từ lâu Việt Nam đã trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa thứ cấp, thậm chí độc hại của nước láng giềng. Điều này khiến cho nền doanh nghiệp sản xuất trong nước lâm vào cảnh eo sèo do không cạnh tranh nổi với hàng hóa rẻ tiền của Trung Cộng.

Trong lãnh vực xây dựng, Trung Cộng tóm thâu hầu hết các công trình xây dựng quan trọng và các dự án bạc tỷ. Các nhà thầu Trung Cộng là những người dễ trúng thầu nhất. Vì họ chỉ cần áp dụng phương pháp bỏ thầu giá thấp nhất, sau đó trong quá trình thi công, họ tìm cách điều chỉnh giá thỏa thuận ban đầu.
.

Một trường hợp điển hình được dư luận bàn tán nhiều nhất trong thời gian gần đây là dự án đường sắt trên cao, tuyến Cát Linh - Hà Đông, ký kết với nhà thầu Công ty Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Cộng. Từ giá vốn ban đầu 552,86 triệu USD, nay đã “đội vốn” lên tới 868,04 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD so với mức đầu tư được phê duyệt trước đó. Hơn 2/3 số tiền nói trên đều là vốn vay của Trung Cộng. Bất cần nợ công, các cán bộ CSVN chấp thuận sự thay đổi ấy một cách dễ dàng. Chỉ có lý do móc ngoặc, lại quả từ trước mới có thể giải thích tại sao sự chênh lệch ấy là điều bình thường trong giao dịch giữa đôi bên.
.

Câu chuyện “Nhà máy 8.100 tỉ thành đống sắt gỉ” của Công ty Gang Thép Thái Nguyên gặp phải khi đầu tư mở rộng giai đoạn hai được báo trong nước mô tả là “quả đắng” mà Công ty này phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Với hơn 8.100 tỷ đồng, Gang Thép Thái Nguyên đã thuê nhà thầu Trung Cộng xây nhà máy từ năm 2007. Nhưng mãi đến nay đã hơn 8 năm, nhà máy vẫn… nằm “đắp chiếu”, còn nhà thầu Trung Cộng đã rút về nước sau khi đã nhận hơn 90% tiền thanh toán phần thiết bị lạc hậu mua của chính họ…

Chính vì những liên minh ma quỷ giữa các viên chức Việt Nam và nhà thầu Trung Cộng, sự lệ thuộc vào Bắc Kinh trong kinh tế đã trở nên công khai như một điều đáng tự hào. Chính quyền Trung Cộng lâu nay vung tiền ở Phi Châu, Nam Mỹ ngay cả ở Âu Châu để cố gắng chứng minh với thế giới tiềm lực kinh tế số 1 của mình.
.

Ở Việt Nam họ cũng áp dụng thủ thuật “đồng tiền đi trước” để khuynh đảo chính trị. Trong chuyến công du đầu tháng 11 vừa qua, Tập Cận Bình đã tuyên bố viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm cho Việt Nam. Ngoài ra còn bổ sung một khoản vay ưu đãi 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông nói trên.

Không biết những món tiền ấy có “góp phần phát triển quan hệ hợp tác tốt đẹp” giữa Hà Nội và Bắc Kinh như lời tán tụng của truyền thông nhà nước hay không; nhưng trước quốc hội, ông Trương Trọng Nghĩa đã đặt ra một câu hỏi thiết thực rằng: “Nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Cộng cho dù rẻ, thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không?”

Xem ra cái giá của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sao quá rẻ! Rẻ ngang với lời tuyên bố trước đây của ông Nguyễn Tấn Dũng “sẽ không đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
.

Cũng chính ông Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines, vào cuối tháng 5/2014 đã nói trước báo chí quốc tế “Việt Nam đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.” Nhưng từ đó đến nay mặc cho bao nhiêu đau khổ mà ngư dân Việt Nam phải gánh chịu trên Biển Đông trước sự hoành hành của tàu kiểm ngư Trung Cộng, lời tuyên bố hùng hồn ấy cũng chỉ mang ý nghĩa của một thái độ lừa dối người dân.

Trước đó một ngày, trong phần chất vấn trước quốc hội về Biển Đông, lần đầu tiên cử tri của 28 tỉnh, thành phố thông qua các đại biểu của mình đã đề nghị Bộ Ngoại giao có các giải pháp đấu quyết liệt, rõ ràng hơn để giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt cử tri đòi hỏi thẳng chính phủ “cần sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý khởi kiện Trung Cộng ra Tòa án Quốc tế.”
.

Trong bối cảnh đất nước đang mất chủ quyền trầm trọng, Hà Nội ngày càng lộ rõ bộ mặt thần phục Bắc Kinh để mua lấy sự tồn tại, đề nghị “khởi kiện Trung Cộng” là một đề nghị hợp với nguyện vọng toàn dân, không muốn đất nước rơi vào tay kẻ xâm lăng. Cùng với yêu cầu “không vay tiền, không nhận viện trợ” việc khởi kiện Trung Cộng sẽ là một áp lực cần thiết và mạnh mẽ để Việt Nam trở thành một thực thể độc lập không lệ thuộc Trung Cộng.

Con đường “thoát Trung” của Việt Nam nhất thiết phải hướng sang Hoa Kỳ như một nhu cầu mở rộng dân chủ, làm tiền đề cho một lộ trình dân chủ hóa đất nước về sau. Nhưng liệu đảng CSVN có dám đứng về phía người dân để đối đầu lại sự xâm lăng của Trung Cộng hay không?
.

Giữa hai giòng nước, đảng CSVN cũng thừa biết nếu họ tiếp tục giữ chặt vị trí thuộc quốc của mình như lâu nay để hưởng lợi, chắc chắn áp xuất phản kháng trong nội bộ đảng sẽ gia tăng, nhân dân càng thêm oán ghét, khinh bỉ đảng. Đến một lúc nào đó, sự phản kháng bùng nổ thành hành động là điều không tránh khỏi.


.
.

Ý kiến bạn đọc
25/11/201502:08:55
Khách
Cac ngai dung xui giac Cong kien tau Cong, neu kien tau cong sêcn nhung dan chung Cong ham cua thu tuong giac Pham van Dong, sach dia ly cac lop trung tieu hoc, ban do giac ve o Bac Viet truoc nam 1975 thang 4. Toa QT co the tuyen bo Tau Cong thang se gay kho de cho nhung the
he sau nay. Chi khi nao giac Cong get out chinh phu khac len thi may ra.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.