Hôm nay,  

Việt Nam: Dự Thảo Luật Tôn Giáo Đe Doạ Tự Do Tôn Giáo; Nhiều Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế Kêu Gọi Việt Nam Tu Chỉnh Toàn Diện Dự Thảo Luật Về Tôn Giáo

04/11/201500:00:00(Xem: 4042)

Trưng dẫn các bất cập với luật quốc tế về bảo vệ quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, 27 tổ chức phi chính phủ quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự khu vực hôm nay công bố bản tuyên bố chung để ủng hộ cho lập trường của các cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam về dự thảo luật về tín ngưỡng và tôn giáo mà Quốc Hội Việt Nam chuẩn bị đưa ra thảo luận.

“Thay vì phát huy tự do tôn giáo, dự thảo luật này sẽ làm tồi tệ hơn nhiều một hiện trạng vốn đã nghiệt ngã”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, phát biểu từ thủ đô Hàn Quốc, nơi Ông đang tham dự Đại Hội 8 của Phong Trào Dân Chủ Thế Giới. BPSOS là một trong các tổ chức khởi xướng bản tuyên bố chung.

Dự thảo luật được đưa ra trong bối cảnh nhiều giới thẩm quyền quốc tế về tự do tôn giáo đã bày tỏ mối quan tâm của họ về Pháp Lệnh về Tín Ngưỡng và Tôn Giáo và Nghị Định 92. Trong bản phúc trình mới nhất, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế lần nữa đề nghị chỉ định Việt Nam là Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (CPC) vì những vi phạm nghiêm trọng bởi chính quyền Việt Nam đối với tự do tôn giáo. Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng, Ts. Heiner Bielefeldt, đi đến những kết luận tương tự sau chuyến thăm viếng Việt Nam năm 2014; cuộc viếng thăm này đã bị cắt ngắn vì chính quyền Việt Nam đã liên tục can thiệp vào chuyến công tác thị sát của giới chức LHQ. Tại Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng Ở Đông Nam Á được tổ chức ở Bangkok, Thái Lan mới đây, đại diện của một số cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam đã lên tiếng báo động với quốc tế về các biện pháp đàn áp mà họ phải hứng chịu.

Dự thảo luật nói trên, sẽ được Quốc Hội Việt Nam đưa ra để thảo luận vào ngày 6 tháng 11 tới đây, có tác dụng củng cố hệ thống giám sát và kiểm soát bởi chính quyền vốn đã chặt chẽ, và sẽ làm sâu đậm hơn nữa sự can thiệp và kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động tôn giáo của các cá nhân và các cộng đồng.


Điều 18(3) của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà Việt Nam là quốc gia thành viên, đòi hỏi giới chức thẩm quyền bảo đảm rằng tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ có thể bị hạn chế theo ấn định của luật pháp và phải tuyệt nhiên cần thiết và vừa đủ để bảo vệ an ninh, trật tự, sức khoẻ hoặc đạo đức công cộng hoặc các quyền căn bản và tự do của người khác.

Những chỉ trích về dự thảo luật xoáy quanh các điều khoản cho phép chính quyền kiểm soát gắt gao các cộng đồng tôn giáo. Các đòi hỏi khắt khe về đăng ký hoạt động, kèm với sự giám sát chặt chẽ các cộng đồng tôn giáo bởi chính quyền, sẽ hạn chế một cách phi lý mọi hoạt động tôn giáo. Ngôn ngữ bao biện và mơ hồ của dự thảo luật dễ dẫn đến tình trạng chính quyền phân biệt đối xử, như đã từng xảy ra và được ghi nhận qua nhiều chứng cớ rõ ràng, đối với các cộng đồng tôn giáo độc lập như Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, Phật Giáo Thống Nhất, Công Giáo... và đặc biệt đối với các cộng đồng sắc dân thiểu số và bản địa như Tin Lành Tây Nguyên, Tin Lành Hmong, và Phật Giáo Khmer Krom.

“Ngôn ngữ của dự thảo luật cho thấy chính quyền vẫn không hiểu về tự do tôn giáo và những nghĩa vụ của Việt Nam theo luật quốc tế,” Ts. Thắng nói. “Dự thảo luật phải được tu chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để bảo đảm rằng người dân Việt Nam có do thực thi niềm tin tôn giáo của họ.”

Ngoài danh sách 27 tổ chức ký tên đầu tiên, các tổ chức trong và ngoài Việt Nam vẫn có thể tiếp tục ký tên vào bản tuyên bố chung. Để ký tên, liên lạc: bpsos@bpsos.org

Văn bản tuyên bố chung:
http://issuu.com/eastasiahrplatform/docs/joint_statement_on_vietnam_draft_la

Các tài liệu liên quan đến dự thảo luật:
www.dvov.org/2015/10/26/vietnamdraftlor/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây 15 năm, Mikhail Gorbachev bị bó tay để phải từ chức, lá cờ búa liềm cũng vì thế được hạ xuống, Liên bang Sô Viết chính thức không còn nữa. Tất cả đã được thay thế bằng một nước Nga
Chất phóng xạ theo định nghĩa được chia làm hai loại: phóng xạ ion hóa và phóng xạ không ion hóa. Phóng xạ không ion hóa đến từ các dạng như ánh sáng, các làn sóng điện radio hay radar
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.