Hôm nay,  

Lão Trượng Lãng Du

25/08/201500:00:00(Xem: 4840)

Đường rừng trên đỉnh non cao, đỉnh Madonna, Tu Viện Kim Sơn. Đoàn thiền hành bắt đầu đi từ sân trước hướng về phía biển Thái Bình, vịnh Monterey. Rừng redwood rợp bóng mát làm dịu cái nóng tháng 7. Đường mòn gập ghềnh quanh co, cành cây khô nằm vắt ngang lối đi. Dẫn đầu đoàn là Sư ông Thich Viên Thức, tiếp sau là hơn mười các em thiếu nhi từ 8 đến 15 tuổi, tiếp sau là Đại Đức Thích Quảng Trí, Sư Cô Thanh Diệu Mai, còn các người lớn khoảng 30 người theo sau, phần lớn là thành viên của Gia đình Thiền Sinh Sợi Nắng. Im lặng. Chỉ nghe tiếng chân dẵm trên lá khô, thỉnh thoảng tiếng trượt chân trên dốc.

Sư ông Viên Thức năm nay 77 tuổi từ Việt Nam vân du qua Mỹ, trú tại Phương Vân Am trong Tu Viện. Sư ông đi nhanh thoăn thoắt, như không phải đi trên đường rừng. Từ đằng sau, mình chỉ thây cái mũ ni màu nâu nhấp nhô xuyên qua những tàn lá rủ trên đường mòn. Hòa thượng Thích Tịnh Từ, Viện Trưởng Tu Viện tặng cho Sư ông biệt danh Lão Trượng Thiền Sư. Chiếc áo cà sa Sư ông mặc là do chính Sư ông vẽ kiểu, có 12 túi trong ngoài lúc nào cũng đầy ắp giấy tờ, còn trắng tinh hay đã ghi những vần thơ làm tại chỗ, bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào. Một túi riêng đựng một hộp đủ loại bút viết, viết mực để làm thơ, viết lông để vẽ. Sư ông là một họa sĩ, có lẽ trường phái thủy mặc, mà đã có những tác phẩm được nhiều nhà xuất bản trên thế giới mua. Thật ra không phải Sư ông bán cho họ theo một giá nào đó, nhưng tặng cho họ, và họ cúng dường tùy hỉ. Nhờ đó mà Sư ông có tiền thoải mái đi chơi khắp thế giới. Vẽ từ thời niên thiếu kể từ khi mới đi tu năm 10 tuổi, năm nay là hơn 60 năm, Sư ông tính ra có mấy chục ngàn bức họa. Sư ông kể có một nhà xuất bản ở Anh Quốc xuất bản một cuốn sách về loài chó, tìm thấy trên internet hình vẽ 7 con chó của Sư ông, bèn từ Anh bay sang Việt Nam tìm đến tận ngôi chùa nhỏ Lâm Tỳ Ni ẩn sâu trong núi rừng Đà Lạt và xin mua, nhưng Sư ông hoan hỉ tặng không cho họ. Vài tháng sau đại diện nhà xuất bản qua và cúng dường mỗi bức họa là 400 đô la, viện cớ rằng đó là luật bản quyền quốc tế.

blank
Tác phẩm Sư ông Viên Thức.

Đây là chân dung tự họa của Sư Ong

Đang đi, bất ngờ Sư ông dừng lại trên một mô đất cao, nói vừa sáng tác một bài thơ nhờ các cô trong Gia đỉnh Thiền Sinh Sợi Nắng hát “chay” ( nghĩa là phổ nhạc tại chỗ không cần nốt nhạc, không nhạc đệm ). Bài thơ có nhan đề: Gió Nhẹ Ru Ai

Tím tím hồng hồng
Rợp nắng trời tây
Rạng rỡ đông phương
Nhẹ lướt chiến bào
Ánh mắt thần quang
Tâm vô quái ngại
Đạp vòng luân hoán
Cỡi nắng trời mây
Đạp vòng luân hoán
Cỡi nắng trời tây
Đạp vòng luân hoán
Cỡi nắng nhàn du

Giữa núi rừng thâm u, tiếng hát của các cô vang lên theo gió, tự nhiên chẳng cần thính giả, hay thính giả là những cổ thụ, là vách núi, là vực sâu, là chim chóc, là đá sỏi, là áng mây lẻ loi trên khoảng trời, là những chú sóc đang nhảy nhót qua những bụi cây.. Tiếng đồng ca nâng trí tưởng tượng mình lên cao vượt vòng sinh tử, cỡi lên triều nắng nhàn du. Tâm mình có vướng vào âm thanh không? Hay nương theo âm thanh để ngộ một cái gì bên kia ? Thơ của Sư ông thường là bốn chữ, giản dị vậy thôi, dễ làm tâm mình vượt qua ngôn từ vào hình ảnh, lại vượt qua hình ảnh đến chỗ không không.

Ngôn ngữ thơ đời thường dễ làm tâm mình lụy vào hình ảnh, trụ ở đó hoài gây phiền não, như mấy câu thơ trong bài “Hai sắc hoa ti gôn”

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
Rồi từng thu chết từng thu chết
Vẫn giấu trong tim một bóng người

Người đó chỉ còn là cái bóng thôi mà làm tâm người đàn bà hiện tại đau khổ. Nhà Phật nói đến loài ma ngũ ấm. sắc-thọ-tưởng-hành-thức, bốn câu thơ trên hội đủ cả năm giống ma làm tâm con người điên đảo. Thân ở hiện tại mà tâm luẩn quẩn nơi nảo nơi nao trong quá khứ xa tít mù tắp, lại “tưởng” đến một tương lai nối lại cuộc tình. Vì thế nhà Phật gọi là khổ lụy vì bỏ quên giây phút hiện tại. Người thiếu phụ thiếu may mắn đó hẳn tự coi mình như ở trong một nhà tù mà cai ngục là người chồng hờ. Nếu một người tù biệt giam không biết thiền hành quán niệm giây phút hiện tại trong gian xà lim dài rộng hai thước mà tâm cứ luyến tiếc quá khứ vàng son đã qua, mơ mộng một cảnh phú quý tương lai chưa có thì tâm người tù dễ rơi vào bế tắc tuyệt vọng đưa đến tự tử.

Tiếng ca chấm dứt, mình hết nghe âm thanh rồi, nhưng hình như âm thanh bài hát như còn đọng lại nơi lá cỏ, nơi đá sỏi, nơi vách núi. Mình nhớ đến Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói về tính nghe không bao giờ hết, chỉ có âm thanh hết mà thôi. Tính nghe đó vốn nằm trong cả lá cỏ, đá sỏi….những vật mà cái “ta” vẫn tự cho là chủ thể cao cấp đối diện với cái khách thể vô tri. Mình vẫn cho chú sóc kia là sinh vật hạ đẳng, nhưng chú sóc ấy vẫn có tính giác đấy chứ.

Có khi tính giác của chú còn “linh” hơn cả mình đấy. Mình vẫn tự cho mình cao hơn các loài khác vì có khả năng lý luận, nhưng càng hay lý luận với những khái niệm trừu tượng thì càng rời xa tính giác hồn nhiên.

Nẻo đường giải thoát
Còn gì vui hơn
Nẻo đường giải thoát
Không ta, không người
(trích từ bài thơ “Am Không”, Viên Thức)

blank
Tác phẩm Sư ông Viên Thức.

Một bức họa của Sư ông kèm một câu thơ “ Vòng vo lý luận vô phương vào thiền”. Một bài thơ không phải chỉ gồm một số ngôn từ sắp xếp có vần điệu, mà có thể gồm một vài nét vẽ thủy mặc và một hai câu thơ, bởi vì một cụm từ tạo nên một chùm hình ảnh, thì tại sao không vẽ một cái gì đó thay cho ngôn từ? Phong cách làm thơ của Sư ông như vậy.

Đoàn thiền hành tiếp tục đi trong im lặng. Mình chỉ nghe tiếng bước chân của mình, của nhiếu người khác. Hiện tại mình còn hai chân …để bước đi, bàn chân mầu nhiệm thực đấy chứ. Giả dụ không có bàn chân…..làm sao bước ? Mình nhớ lại buổi thiền trà pháp thoại lúc 5 giờ sáng nay trong thiền đường. Hòa Thượng Tịnh Từ đọc cho đại chúng “KInh Lắng Nghe trích từ Niyakha Dharma Sutra. Kinh mở đầu như vầy:”Mùa mưa an cư thứ ba, tại tu viện Trúc Lâm, Đức Phật và tăng đoàn cùng đại chúng lần đầu tiên được nghe tiếng chuông đồng ngân vang từ thiền đường lan khắp vườn tu viện và núi rừng”. Nghe, ở đây là nghe bằng tai, trong kinh điển gọi là bằng nhĩ căn. Nhưng trong Kinh Lắng Nghe có những câu kệ như sau:

Lắng nghe bằng lỗ tai
Chưa phải pháp hay nhất
Mà lắng nghe bằng con tim
Lắng nghe bằng hơi thở
.
Lắng nghe hơi thở giọt mưa
Lắng nghe hơi thở giọt nắng
Lắng nghe hơi thở bàn tay
Lắng nghe hơi thở dòng sông

Sức nghe của nhĩ căn rất giới hạn, nhưng sức nghe của con tim thi vô hạn.

Một người mẹ mong đứa con bỏ nhà đi bao năm có thể “nghe” được tiếng lòng hối hận của nó khi nó mắc nạn trên đường rong ruổi. Đôi tình nhân “nghe” được tiếng gọi thầm tên nhau. Nhưng làm sao “nghe được hơi thở của giọt mưa, giọt nắng” ? Chắc là phải ngồi thiền định thật sâu mới nghe được nhịp thở của một giọt mưa, một giọt nắng, một dòng sông…hay nói chung thiên nhiên. Mà nếu nghe được thiên nhiên thì hẳn thân mình và thiên nhiên là một. Ta chẳng còn là thân thể ta, ta là cả vũ trụ. Mình và đoàn người vẫn im lặng bước đi. Đôi bàn chân mình bắt đầu thấy mỏi sau một tiếng đồng hồ “qua ghềnh vượt thác”. “Lắng nghe hơi thở bàn chân”…Bàn chân nó thì thầm “mỏi rồi…. mỏi rồi”, nhưng coi kìa Sư ông vẫn băng băng đi phía trước, ngay cả bọn trẻ cũng không theo kịp, sao mình lại đầu hàng được? Văng vẳng nghe tiếng chuông từ tu viện lan tới.. Mình cảm tác vài câu thơ

Lắng Nghe Chuông Ngân Trên đỉnh Madonna

Hãy nhìn bé thơ nằm trên ghềnh đá
Cười hồn nhiên nghe sóng biển rì rầm
Gió từ đâu đem nắng vờn đôi má
Làn môi xinh hé nở nụ hoa xuân
.
Bé lắng nghe mây nói chuyện thì thầm
Rủ nhau đi làm mưa cho đất khổ
Cho rừng cây xanh lá suốt muôn năm
Nơi mầm non đợi chờ mưa phổ độ
.
Bé lắng nghe cát sỏi vỗ tay mừng
Nâng niu đón chào bước chân người tỉnh thức
Về non xưa chiêm ngưỡng ánh trăng rừng
Trăng nguyên sơ chưa vẩn mây trần tục
.
Tiếng chuông vọng từ lầu cao chánh điện
Theo gió bay vào sóng nước mênh mông
Đưa hồn trẻ thơ về nơi thánh thiện
Có nụ cười xinh trên cánh môi hồng

blank
Tác phẩm Sư ông Viên Thức.

Rồi cuối cùng đoàn thiền hành cũng đến bên bờ Vịnh Monterey. Từ non cao nhìn xuống mặt biển xanh biếc dưới kia, mình chợt nhớ mấy câu thơ của nhà thơ Tuệ Sỹ:

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này, hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn không ?

Không hiểu sao hơi thơ lại buồn man mác về cảnh vô thường huyễn mộng thế nhỉ? Lẽ ra thiền sư thì tự tại như nhiên trước vạn pháp biến dịch chứ ? Nhưng Sư ông đã ra hiệu trở về tu viện cho kịp giờ cơm trưa, hãy ngưng dòng tâm tưởng và bước ra đường cái. Nắng lên cao làm mọi người có vẻ mệt mỏi, bước chậm hơn mặc dù đường bằng phẳng không như đường rừng. Sư ông vẫn dẫn đầu đi nhanh thoăn thoắt, hẳn nhiên là kết quả của công phu đi bộ 5 tiếng mỗi ngày và thực phẩm chính là rau tươi và trái cây, cơm chỉ là phụ.

Sau cơm trưa, Sư ông mắc võng giữa hai cây redwood nghỉ trưa. Sư ông nói ngay cả đêm ngủ cũng treo võng ngoài trời, ngày đêm chìm trong thiên nhiên. Sư ông kể có lần qua Florida thăm một đạo hữu, ban đêm Sư ông mắc võng trong công viên gần nhà, nửa đêm bị cảnh sát đánh thức. Khi biết Sư ông là một nhà tu và quen cư dân trong vùng nên cho phép ngủ luôn.

Hai giờ trưa Gia đình Sợi Nắng lên xe về lại Orange County, Sư ông bèn cùng lên xe đi luôn, về nhà một đạo hữu ở Santa Ana. Đạo hữu này vừa sửa xong khu vườn, thế là Sư ông mắc võng ngay trong vườn ngủ ngoài trời luôn. Sư ông đặt tên cho khu vườn là Vườn Thiền Am Không với bài thơ sáng tác ngay tối đó:

Vườn thiền am không
Am không vườn thiền
Hoa lồng sợi nắng
Cảnh Phật thiên nhiên

Cảnh Phật tâm không
Đường đời vạn nẻo
Đường trần mênh mông
Đường trần mênh mông

Nẻo đường giải thoát
Còn gì vui hơn
Nẻo đường giải thoát
Không ta không người

Một buổi chiều trên bờ biển New Port Beach với chiếc võng mắc dưới chân cầu

Biển xanh nắng ấm
Vô cấu bầu trời
Lòng ta thanh thản
Mây nước muôn nơi
.
Thật là trân qui
Làm được thân người
Năm châu hội ngộ
Mây gió rong chơi

Một ngày trên đỉnh núi Palm Springs, Sư ông mắc võng trong một khe nui khuất. Đang viết mấy câu thơ bằng tiếng Anh thì một du khách Mỹ bước tới. Sư ông hỏi anh ta: “bây giờ và ở đây, là trạng từ ( adverb) trong từ điển có, thế còn nowness, hereness là danh từ thì từ điển Mỹ có chưa ? Chàng du khách cười xòa thoải mái. Cũng như Sư ông Nhất Hạnh sáng tạo ra từ “Inter-Being”, trong từ điển Anh Mỹ chưa hề có.

Chiếc võng của thiền sư đong đưa lúc ven rừng, khi bãi biển, lúc khe núi, khi vườn hoa gây cho mình một ấn tượng nửa lãng mạn nửa thanh thoát, khiến mình cảm tác một vài câu thơ kính tặng Sư ông, nhan đề

Lão Trượng Lãng Du

Sư ông mắc võng lưng đồi
Lắng nghe mây nước kể đời truân chuyên
Hóa thân lớp lơp nhân duyên
Xoay vần năm tháng triền miên chưa ngừng
Sư ông mắc võng ven rừng
Trên tàn cổ thụ một vừng trăng soi
Chơn tâm tánh giác rạng ngời
Rừng tâm náo động ngàn đời chưa yên
Sư ông mắc võng vườn thiền
Am không hoa nở mọi miền ngát hương
Đất tâm nở đóa vô thường
Lay hồn tĩnh thức về đường vô ưu
Sư ông mắc võng chân cầu
Biển xanh man mác một mầu mênh mông
Sóng dâng cuốn sạch bụi hồng
Hải triều âm Phật tiếng chuông gọi về
Sư ông mắc võng sơn khê
Đong đưa vách núi tỉnh mê đôi dòng
Hồn thơ khe suối tinh trong
Lãng du bao cõi vẫn mong quê nhà

Đào Ngọc Phong

Westminster, CA 20 tháng 8 năm 2015

Ý kiến bạn đọc
13/09/201500:12:58
Khách
Ngày xưa thuở học trò trung học khi yêu nhau, gặp trắc trở...thường chép cho nhau thơ TTKH,nàng khóc...cảm thấy sao xót xa và thắm thía quá...
Hồi đó không thích thơ Thiền bốn chữ, chỉ thích Thất Ngôn Bác Cú.
Ngày nay nhờ tu học mới biết hai chữ Vô thường...
Tác giả có đồng ý với "tiện hạ" không ?
Dù sao cũng cám ơn Tác giả đã giới thiệu"Lão Trượng Lãng Du" mồt Thiền Sư đáng kính trọng...
Cám ơn PhD đã cho thưởng thức mấy bài thơ quá hay rất thiên vị...
Mong rằng trong tương lai sẽ cho đọc giả VB thương thức thêm...
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.