Hôm nay,  

Trao Đổi Với LS Nguyễn Văn Đài Về Việc “Ủng Hộ” VN Vào TPP

16/05/201500:00:00(Xem: 4917)
Trong cuộc gặp giữa, ông Tom Malinowski - Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ và đại diện của 14 tổ chức dân sự tại Hà Nội ngày 6/5/2015, ông Tom đề nghị các đại diện đặt mình trong vai trò của 535 thượng nghị sĩ Mỹ bỏ phiếu bầu Việt Nam gia nhập TPP. Kết quả có 5/14 phiếu ủng hộ, 1 phiếu trắng, và 8 phiếu chống lại.

Luật sư Nguyễn Văn Đài là một trong 5 người đã bỏ phiếu ủng hộ và trên Facebook đã giải thích “Tại sao tôi “bỏ phiếu” ủng hộ Việt Nam vào TPP?”. Xin gởi đến bạn đọc để hiểu rõ quan điểm của Luật sư Đài.

Luật sư Đài cho biết quyết định ủng hộ dựa trên: “Tôi hoàn toàn tin tưởng vào Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ sẽ đạt những thỏa thuận tốt nhất về nhân quyền cho Nhân dân Việt Nam.”

Trong phần kết luận Luật sư nhấn mạnh: “Tôi “bỏ phiếu” để Việt Nam vào TPP bởi tôi tin tưởng vào Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ sẽ nỗ lực để dành được kết quả tốt nhất trong việc đối thoại nhân quyền với Việt nam.”

Trong khi chính Quốc Hội và dân chúng Hoa Kỳ còn đang chất vấn để Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ có thể làm việc tốt hơn, thì sự “tin tưởng” hay “hoàn toàn tin tưởng” cho thấy Luật sư Đài đã quá lý tưởng nếu không nói là quá xa rời thực tế.

Cụ thể là Thượng viện Hoa Kỳ hôm 12-5 vừa bỏ phiếu chống lại việc thảo luận dự luật đàm phán nhanh (TPA), không cho phép Tổng thống Barack Obama và hành pháp thảo luận đàm phán TPP nhanh gọn. Thượng viện đòi hỏi phải kiểm soát và xem xét từng chút một trong tiến trình đàm phán này.

Nhưng đến ngày hôm sau Thượng viện lại cho thông qua điều đó chứng tỏ họ vẫn còn phân vân và chưa “hoàn toàn tin tưởng” vào hành pháp.

Khi trao đổi trên Facebook với Luật sư Đài, tôi được hỏi: “Chúng ta đi nhờ vả họ mà không tin họ thì chúng ta nhờ họ làm gì phải không anh Nguyễn Quang Duy?”

Căn bản của đối thoại dân chủ là tìm hiểu, chất vấn trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Có tin nhau mới đối thoại với nhau, nhưng hoàn toàn tin tưởng để đi đến những quyết định quan trọng là vấn đề cần xét lại.

Còn suy nghĩ “nhờ vả” là suy nghĩ không ổn.

Thứ nhất, ông Tom đến với các tổ chức dân sự Việt Nam, vì Hoa Kỳ là một quốc gia đã ký các hiệp ước quốc tế về nhân quyền, Hoa Kỳ có bổn phận phải thúc đẩy các chính thể vi phạm nhân quyền, như Việt Nam, thực thi các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký.

Thứ đến ông Tom làm việc này nhằm thực hiện một thủ tục hành chính bảo đảm với dân chúng Hoa kỳ quyền lợi của họ không bị thiệt thòi.

Lấy thí dụ, Việt Nam cần có công đoàn tự do để giới hạn việc các công ty hay nhà cầm quyền cộng sản bóc lột sức lao động của người Việt, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng xuất cảng Việt Nam, vì thế sẽ thiệt hại đến quyền lợi của giới lao động Hoa Kỳ.

Và ông Tom đối thoại với các tổ chức dân sự vì đa số công dân Mỹ gốc Việt muốn nhà cầm quyền cộng sản phải thực thi nhân quyền, phải hoạt động trong vòng luật pháp và phải tôn trọng luật chơi quốc tế.

Không phải tự nhiên, Tổng Thống Obama nêu đích danh “Không đáp ứng TPP, Việt Nam sẽ bị loại!!!”. Câu tuyên bố của ông là kết quả của việc cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ liên tục lên án cộng sản vi phạm nhân quyền.

Chúng ta cần thoát khỏi suy nghĩ nhờ vả, xin cho, chúng ta cần vận động chính giới Tây Phương trong tinh thần đôi bên cùng có lợi. Vì thế, cần nhận định rõ ràng tại sao họ đến với chúng ta, họ cần gì ở chúng ta và họ mang lại cho chúng ta điều gì.

Luật sư Nguyễn Văn Đài chia sẻ: “Về nguyên tắc: Việc đấu tranh nhân quyền hay dân chủ phải do chính Nhân dân trong nước quyết định. Việc áp lực từ bên (ngoài) có mạnh hay hiệu quả bao nhiêu thì cũng phải tùy thuộc vào sức mạnh nội lực. Trong khi nội lực mà yếu, bên ngoài tác động mạnh thì chẳng có giá trị gì. Những nếu nội lực mạnh, thì đôi khi cũng chẳng cần áp lực bên ngoài. Em là người làm việc với các cơ quan ngoại giao Mỹ, Anh, Pháp, Úc, EU, Canada, Thụy điển, Thụy sĩ,.... gần 15 năm. Em hiểu những gì họ có thể làm được.”

Cố Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần văn Lắm khi được hỏi: sau bao năm làm việc trong ngành ngoại giao ông có gì để truyền lại cho thế hệ nối tiếp?, ông Lắm cho biết người làm ngoại giao không nói “KHÔNG” mà cũng không nói “CÓ”, làm ngoại giao là thương lượng nhằm đạt được tối đa trong hoàn cảnh và khả năng cho phép.

Với kinh nghiệm ngoại giao gần 15 năm của Luật sư Nguyễn Văn Đài quyết định bỏ phiếu “ủng hộ” Việt Nam vào TPP, dường đã đi ngược với nguyên tắc ngoại giao mà ông Lắm nêu ra.

Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận.

Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:

Tôi đề nghị ông Tom không nên đưa ra trò chơi vì vai trò của các đại diện chỉ là cập nhật tình hình, đưa ra quan điểm còn việc quyết định là của những người làm chính sách Hoa Kỳ;


Tôi cho ông Tom biết đây là một quyết định quan trọng tôi cần tham khảo ý kiến các thành viên trong tổ chức;

Tôi đề nghị ông Tom cho chúng tôi những người đại diện được thảo luận để lấy ý kiến chung; và

Nếu các ý kiến trên không được chấp nhận tôi sẽ rời phòng họp để không tham dự trò chơi. Cách này thường được những chính trị gia Tây Phương sử dụng nhằm tránh mâu thuẫn trong quyết định chính trị.

Cách nay đúng 1 năm, ngày 14-5-2014, nhân bà Trần Ngọc Minh mẹ cô Đỗ Thị Minh Hạnh sang Úc vận động nhân quyền, chúng tôi đã tổ chức 1 cuộc Hội Thảo “Về Lao Động và Xã Hội Dân Sự Tại Việt Nam”. Có tất cả 14 dân biểu và nghị sỹ thuộc đảng cầm quyền - Tự Do, đảng đối lập - Lao Động và đảng Xanh tham dự.

Chúng tôi cập nhật tình hình nhân quyền, cung cấp thông tin, đưa ra nhân chứng bà Trần Ngọc Minh.

Chúng tôi cũng đưa ra quan điểm là nhà cầm quyền Cộng sản phải tôn trọng nhân quyền, phải thi hành hiến pháp và luật pháp quốc gia và phải tuân thủ luật chơi quốc tế.

Chúng cung cấp tin tức và ý kiến với mục đích rõ ràng là giúp các dân biểu nghị sỹ Úc có đầy đủ thông tin về nhân quyền Việt Nam.

Tóm lại, theo tôi những tranh luận ủng hộ hay chống lại việc Việt Nam (nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam) tham gia vào TPP rất tốt và rất cần thiết.

Nguyên tắc cơ bản để xây dựng dân chủ là đối thoại, nhờ đó chúng ta mới hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau và có thể cùng nhau cộng tác hành động.

Cũng nhờ đối thoại chúng ta mới có khả năng chủ động đáp ứng tình hình bất kể Hoa Kỳ có chấp nhận hay không chấp nhận Việt Nam tham dự vào TPP.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

15-05-2015

* * *

Tham Khảo:

Tại sao tôi “bỏ phiếu” ủng hộ Việt Nam vào TPP?”.

Nguyễn Văn Đài

I/ Trước hết cần phải hiểu về bản chất và mục đích của TPP:

Chiến lược xoay trục của Mỹ về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm mục kiềm chế tham vọng bá quyền của Trung Quốc về chính trị, quân sự, kinh tế và lãnh thổ. Bởi vậy Mỹ dựa vào 2 trụ cột chính để thực hiện chính sách xoay trục:

1/ Về quân sự: Mỹ sẽ chuyển dịch 60% lực lượng và thiết bị quân sự về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh hàng hải và răn đe Trung Quốc.

2/ Về kinh tế: Mỹ và Nhật Bản xây dựng TPP cùng 10 nước thành viên với mục đích từng bước hạn chế sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Thuế xuất khẩu hàng hóa trong các nước TPP chỉ từ 0-5%, bởi vậy hàng hóa xuất khẩu của các nước thành viên vào Mỹ và Nhật sẽ có giá rẻ hơn hàng hóa từ Trung Quốc. Do vậy hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ, Nhật Bản và các nước thành viên khác của TPP sẽ giảm dần. Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc cũng vì thế mà sẽ suy yếu.

II/ Việt Nam vào TPP có lợi gì cho việc cải thiện nhân quyền và dân chủ hóa Việt Nam?

1/ Việt Nam không vào TPP miễn phí.

Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra các yêu cầu cụ thể về việc cải thiện nhân quyền, xây dựng pháp luật và nhà nước pháp quyền với phía Việt Nam. Và chỉ khi nào phía Việt Nam đáp ứng các yêu cầu căn bản của Hoa Kỳ thì khi đó việc đàm phán TPP giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mới được kết thúc đàm phán. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ sẽ đạt những thỏa thuận tốt nhất về nhân quyền cho Nhân dân Việt Nam.

2/ Việt Nam vào TPP sẽ giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc.

Hiện tại kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc về cả xuất và nhập khẩu. Nhưng khi Việt Nam vào TPP, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng nhanh chóng, từ khoảng 20 tỷ USD hiện nay, có thể lên tới 40-70 tỷ USD trong vòng vài năm. Như vậy kinh tế Việt Nam sẽ giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc và phụ thuộc vào Hoa Kỳ.

Lúc đó Hoa Kỳ có nhiều sức mạnh hơn trong việc thúc đầy Việt Nam cải thiện nhân quyền, cũng như cải cách dân chủ.

III/ Không có TPP, Việt Nam sẽ như thế nào?

1/ Chế độ CS sẽ không bao giờ sụp đổ vì không có TPP.

Chúng ta đều biết rằng cộng sản sinh ra từ nghèo đói, lớn lên và trưởng thành trong chiến tranh. Họ đã từng chiến đấu chống lại các cường quốc trên thế giới. Họ chưa bao giờ bị khuất phục bởi nghèo đói, chiến tranh, bom đạn, áp lực từ bên ngoài.(Ví dụ điển hình là Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 và giai đoạn bị cấm vận 1975-1995, Bắc Hàn, Cu Ba hiện nay).

Không có TPP, cộng sản VN sẽ càng phụ thuộc vào Trung Quốc, và phụ thuộc một cách toàn diện. Ông Trương Tấn Sang trong một lần tiếp xúc cử chi tại Sài Gòn đã từng nói là Trung Quốc sẵn sàng cho VN vay 20 tỷ USD để cứu nguy kinh tế. Như vậy Trung Quốc sẽ không bao giờ để cộng sản Việt Nam sụp đổ.

2/ Không có TPP, tình trạng nhân quyền còn tồi tệ hơn.

Chắc chắn là như vậy, lúc đó cộng sản VN không có gì để mất, họ sẽ gia tăng đàn áp, thậm chí đàn áp khốc liệt hơn hiện nay. Có thể, họ hoàn toàn làm theo mệnh lệnh từ Bắc Kinh.

IV/ Kết luận:

Tôi “bỏ phiếu” để Việt Nam vào TPP bởi tôi tin tưởng vào Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ sẽ nỗ lực để dành được kết quả tốt nhất trong việc đối thoại nhân quyền với Việt nam.

Ý kiến bạn đọc
17/05/201509:48:19
Khách
Khi đã đại diện cho một tổ chức, một nhóm thì cá nhân đại diện không được quyền bỏ phiếu theo quyết định cá nhân. Không thể đồng thuận với LS Đài về việc thuật ngữ " nhờ vả " " Có tin nhau mới đối thoại với nhau.." câu này của ai thì người đó đã thật sự...lẩm cẩm. Mỷ - Trung đang đối thoại vì ...có tin nhau ?. Chán các đỉnh cao trí tuệ quá rồi
17/05/201505:40:13
Khách
ông ĐÀI có lòng lo lắng cho VN xin cám ơn ông.Nhưng ông không hiểu VN và tâm tư người VN.Chúng tôi có câu :dĩ bất biến,ứng vạn biến.Nếu chúng tôi không khôn ngoan thì TQ đã thôn tính nước tôi từ những năm 60 cơ.Nếu chúng tôi không khôn ngoan thì làm sao dải thảm đỏ mời Mỹ về nước.chúng tôi mềm nhưng rất rắn.thực sự trong tâm khảm chúng tôi không bao giờ sợ TÀU.Dù TPP có hay không chúng tôi vẫn sống ,đâu phải ai bắt chúng tôi làm theo ý họ được.Buôn có bạn bán có phường.Đối sử là cả nghệ thuật nhưng đã làm ăn là trung thực không lừa dối đó là phẩm chất của người VN.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.